Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - Hội Làm vườn Việt Nam

AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

BBT: Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu để con người duy trì sự sống và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Thực phẩm an toàn đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc cải thiện sức khoẻ con người, nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, thực phẩm cũng chính là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn. BBT xin giới thiệu bài viết về vấn đề trên của PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng - P. Chủ tịch HLV VN trong cuộc hội thảo về an toan thực phẩm do Hội Làm vườn Việt nam tổ chức tại hà Nội.

 

Theo định nghĩa của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (CAC), an toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được  chế biến và /hoặc sử dụng đúng với mục đích đã định trước.

Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 định nghĩa “ An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng”.

An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với tất cả các quốc gia trên Thế giới. Được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi người dân. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc bảo vệ, cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. ATTP không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội… Đảm bảo ATTP góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.

Theo số liệu công bố năm 2018 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thực phẩm không an toàn (unsafe food) là nguyên nhân gây ra trên 200 loại bệnh trên người, từ những bệnh thường gặp như rối loạn tiêu hóa đến các bệnh nan y như ung thư. Ước tính mỗi năm trên Thế giới có khoảng 600 triệu người ( gần 1/10 dân số ) bị nhiễm bệnh và 420.000 người tử vong do thực phẩm; trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 40% số ca mắc bệnh và 125000 ca tử vong hàng năm. Chuỗi cung ứng thực phẩm ngày nay đã vượt qua biên giới của nhiều quốc gia, thực phẩm không an toàn có thể gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của một số lượng lớn người tiêu dùng tại nhiều nước. An toàn thực phẩm chỉ có thể được bảo đảm khi tất cả các chính phủ của các quốc gia, các cơ quan, tổ chức và người dân cùng vào cuộc, cùng chia sẻ trách nhiệm. Chính vì vậy, từ năm 2019 Liên Hiệp quốc đã quyết định lấy ngày 07 tháng 6 hàng năm là Ngày An toàn thực phẩm thế giới (World food safety day) nhằm nâng cao nhận thức và  tăng cường hành động của mọi quốc gia, mọi người dân đối với vấn đề ATTP.

  1. Thực trạng vấn đề an toàn thực phẩm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản tại Việt Nam

  Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành, địa phương và toàn xã hội luôn quan tâm, ưu tiên tập trung nguồn lực và ban hành nhiều chính sách, pháp luật, tăng cường quản lý nhà nước để cải thiện tình hình, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra liên quan đến ATTP. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011- 2016 có tới gần 130 các văn bản quy phậm pháp luật từ thông tư, thông tư liên tịch, nghị định và luật về ATTP đã được ban hành. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng được rà soát, bổ sung, hoàn thiện. Ngoài 3 Bộ chịu trách nhiệm chính về quản lý ATTP, trong đó Bộ Y tế là đầu mối còn có Ban Chỉ đạo Quốc gia về ATTP. Các địa phương đều thành lập Ban chỉ đạo về ATTP. Các phương tiện truyền thông dành nhiều thời lượng cho công tác tuyên truyền, hướng dẫn, định hướng dư luận…Mặc dù vậy, ATTP vẫn đang là vấn đề bức xúc, mối lo ngại mang tính thời sự của toàn xã hội.

Theo Bộ Y tế, Trong giai đoạn 2011 - 2016,  toàn quốc đã ghi nhận 1.007 vụ NĐTP với 30.395 người mắc và 164 người chết. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5.065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết /năm. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 40,2%), tiếp đến là do độc tố tự nhiên chiếm 27,9%, do hoá chất chiếm 4,3% và còn 268 vụ không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc (chiếm tỷ lệ 26,6%). Số liệu này chứng tỏ chỉ có những vụ ngộ độc  cấp tính gây chết người mới được thống kê. Các vụ ngộ độc mạn tính do thực phẩm, để lại hậu quả lâu dài chưa được điều tra để thu thập số liệu. Tuy nhiên, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư, ước tính 35% số ca mắc bệnh là do sử dụng thực phẩm không an toàn.

Năm 2016, Ngân hàng Thế giới phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan đã nghiên cứu và đưa ra bản báo cáo về ATTP tại Việt Nam. Báo cáo nếu ra một số phát hiện chính như sau:

+ ATTP đang là mối quan tâm lớn của công chúng với mức độ lo ngại ngày càng tăng;

+ Là một nước có mặt hàng xuất khẩu chính là nông sản thực phẩm, uy tín của VN đối với các đối tác kinh doanh trên Thế giới tương đối nhạy cảm với các số liệu thống kế thương mại về mức độ nhiễm bẩn thực phẩm;

+ Mức độ nhiễm bẩn trong các sản phẩm thực vật Việt Nam tiêu thụ trên thị trường nội địa cho thấy mối lo về thực phẩm không an toàn của cộng đồng và các vấn đề thương mại có liên quan là có cơ sở.

Nguyên nhân chính gây mất ATTP tại Việt Nam bao gồm:

+ Thực phẩm nhiễm vi sinh vật độc hại

+ Lạm dụng hóa chất trong chế biến, bảo quản thực phẩm

+ Lạm dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học để lại dư lượng chất độc hại trong nông sản.

+ Chất độc gốc tự nhiên có trong sản phẩm

+ Chất độc sinh ra do quá trình bảo quản không tốt

+ Sử dụng các chất cấm và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thủy sản

+ Kim loại nặng có trong đất, nước do ô nhiễm môi trường.

Ngày 27/7/2016, Quốc hội khoá XIV đã ban hành Nghị quyết số 14/2016/QH14 về “ Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017”, theo đó Quốc hội đã chọn giám sát chuyên đề đầu tiên là về “ Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2016”. Có thể nói, kết quả giám sát của Quốc hội vừa qua đã phản ánh đầy đủ và cập nhật về thực trạng công tác ATTP ở nước ta .

 Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, Ngành, địa phương, Chính phủ và kết quả khảo sát thực tế tại 21 tỉnh/thành phố, Đoàn giám sát của Quốc hội đã đánh giá có 8 kết quả chính đáng ghi nhận trong công tác ATTP ở nước ta thời gian qua gồm:

 Đã xây dựng và ban hành được hệ thống pháp luật tương đối  đầy đủ và đồng bộ để phục vụ quản lý ATTP với cách tiếp cận hiện đại và tiếp thu được kinh nghiệm của các nước tiên tiến, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;

  1. Hệ thống tổ chức quản lý ATTP đã được từng bước hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương, có sự phân công, phân cấp khá rõ ràng;
  2. Công tác quản lý ATTP đã có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng các cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm tăng, nhiều tỉnh có các vùng sản xuất thực phẩm an toàn;
  3. Công tác thanh, kiểm tra được triển khai đồng bộ , chế tài xử phạt mạnh hơn làm cho thị trường thực phẩm an toàn hơn;
  4. Nhận thức và hành động của các cấp chính quyền và người dân về ATTP đã có sự chuyển biến đáng kể;
  5. Công tác tổ chức sản xuất thực phẩm an toàn được đổi mới, đẩy mạnh theo hướng hiện đại, quy mô lớn, kiểm soát theo chuỗi sản phẩm;
  6. Việc kiểm soát môi trường, điều kiện sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn đã được tăng cường;
  7. Môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cải thiện đáng kể, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

 

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định đáng khích lệ, công tác thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP vẫn bộc lộ những tồn tại và yếu kém. Theo đánh giá của Đoàn Giám sát của Quốc hội thì vấn đề ATTP ở nước ta thời gian qua có lúc, có nơi đã đến giới hạn đỏ- giới hạn báo độngCó 9 tồn tại, yếu kém chủ yếu được nêu ra như sau:

 Việc ban hành, hướng dẫn các văn bản pháp luật còn chậm, thiếu cụ thể, chồng chéo, tính khả thi chưa cao;

  1. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, bộ máy quản lý ATTP còn một số bất cập cả về tổ chức, nguồn lực và cơ chế phối hợp;
  2. Việc thanh, kiểm tra về ATTP còn thụ động, chưa kiên quyết, chưa bảo đảm tính răn đe và thực thi nghiêm pháp luật, mức xử phạt còn thấp;
  3. Đầu tư nguồn lực cho công tác bảo đảm ATTP còn hạn chế;
  4. Chưa kiểm soát được ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm sản xuất từ khu vực kinh doanh nhỏ lẻ, thủ công; biện pháp, công cụ quản lý còn hạn chế.
  5. Việc quản lý, kiểm soát ATTP còn chưa được dựa trên việc giám sát nguy cơ và bằng chứng khoa học; việc phân tích, đánh giá nguy cơ đối với ATTP chưa được chú trọng, ngộ độc thực phẩm vẫn ở mức cao;
  6. Yếu tố môi trường, điều kiện sản xuất kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức;
  7. Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về ATTP chưa thường xuyên, kết quả còn hạn chế;
  8. Công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa được chú trọng đúng mức.

 Theo báo cáo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT, nguy cơ cao gây mất ATTP tập trung chủ yếu trên các loại nông sản thực phẩm chính có trong bữa ăn hàng ngày của người dân như: rau, củ, quả tươi, thịt, cá…

Đối với nhóm thực phẩm nguồn gốc thực vật nguy cơ cao tập trung trên rau, củ, quả tươi với nguyên nhân chính là do việc lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật.

 Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy, trong giai đoạn 2011- 2016, tỷ lệ mẫu rau, củ, quả tươi và sơ chế có tồn dư hoá chất vượt ngưỡng cho phép trung bình là 8,47%, trong đó tỷ lệ mẫu có chất cấm là 0,34%. Theo kết quả điều tra của Cục Bảo vệ thực vật thì nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do người dân không thực hiện nguyên tắc “ 4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV, chủ yếu là không thực hiện đúng thời gian cách ly và số lần phun thuốc. Tỷ lệ người sản xuất vi phạm các quy định sử dụng thuốc BVTV vẫn ở mức cao: trên 16%.

          Đối với sản phẩm chăn nuôi, nguy cơ mất ATTP chủ yếu do việc sử dụng hoá chất, chất cấm và nhiễm vi sinh vật.. Tỷ lệ mẫu thịt tươi các loại có tồn dư hoá chất vượt ngưỡng cho phép là 1,59%, tỷ lệ mẫu có chất cấm là 1,27%. Ngoài ra, do không đảm bảo các điều kiện giết mổ, tỷ lệ mẫu thịt bị nhiễm vi sinh vật vượt mức cho phép rất cao: trên 19%.

          Đối với thuỷ sản, sử dụng các chất cấm và nhiễm vi sinh vật là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ gây mất ATTP. Kết quả kiểm nghiệm giai đoạn 2011- 2016 cho thấy tỷ lệ mẫu thuỷ sản chứa chất cấm là 1,82%; tỷ lệ mẫu nhiễm vi sinh vật trên 4%.

          Như vậy, có thể thấy rằng ATTP là vấn đề bức xúc, có tính thời sự, đã và đang gây lo ngại cho toàn xã hội. Những năm gần đây, Chính phủ, các Bộ, ban ngành và địa phương đã đặc biệt quan tâm vấn đề này. Các văn bản QPPL, quy chuẩn, tiêu chuẩn… liên quan đến ATTP đã được hoàn thiện một bước đáng kể, nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn được ban hành, tuy nhiên việc thực thi pháp luật và thực thi các chính sách còn rất hạn chế, chuyển biến trong công tác ATTP vẫn còn chậm, chưa tạo được bước chuyển biến thực sự về chất, chưa đáp ứng nguyện vọng và vẫn chưa lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng. Vấn đề sẽ càng trở nên trầm trọng hơn và hậu quả nặng nề hơn nếu không có những giải pháp và hành động kịp thời, hiệu quả để cải thiện tình hình.

  1. Thuận lợi và thách thức đối với công tác ATTP trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam.

 a). Thuận lợi:

 ATTP là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ và ưu tiên nguồn lực.

  • Nhận thức của các cấp chính quyền và nhân dân về ATTP ngày càng được nâng cao.
  • Hội nhập quốc tế giúp Việt Nam tiếp cận và học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, chia sẻ thông tin trong việc quản lý, bảo đảm ATTP.

 b) Khó khăn:

 Thực trạng sản xuất, kinh doanh nông sản ở nước ta cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, trình độ canh tác, công nghệ chế biến, bảo quản lạc hậu. Rất khó quản lý một số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất nông sản nhỏ lẻ với nhận thức, hiểu biết và điều kiện, kỹ thuật sản xuất khác nhau.

 

  • Vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch hại cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp tác động trực tiếp đến sản xuất nông sản và thực phẩm an toàn.

 

  • Nhận thức, hiểu biết, ý thức trách nhiệm của người sản xuất, người tiêu dùng và cộng đồng đối với công tác bảo đảm ATTP và bảo vệ môi trường còn hạn chế. Chưa xây dựng được văn hóa ATTP trong cộng đồng.

 

  • Nguồn lực cho công tác bảo đảm ATTP còn nhiều bất cập, kể cả về số lượng biên chế, năng lực cán bộ và cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm nghiệm cũng như phương thức thanh kiểm tra ATTP. Công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực ATTP chưa được quan tâm đúng mức. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP là vấn đề mới và phức tạp, kinh nghiệm của Việt Nam còn rất ít.

 

  • Chính sách, pháp luật để tạo động lực cho việc đầu tư sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn còn nhiều bất cập, thiếu tính khả thi trong thực tiễn.

 

  • Hạn chế, yếu kém, thiếu cơ sở khoa học và kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về ATTP cùng với ý thức chấp hành pháp luật kém một bộ phận người sản xuất đã làm mất lòng tin của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn có trên thị trường.

 

  1. Một số kiến nghị về giải pháp nhằm đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm

1.  Bộ Nông nghiệp và PTNT cần rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách tạo động lực, khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển liên kết chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; chính sách đầu tư hạ tầng và hỗ trợ phát triển các mô hình chuỗi giá trị thực phẩm theo hướng sản xuất quy mô lớn gắn với thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu, từ đó nhân rộng trong cả nước. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản an toàn và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. 

2. Chính phủ cần hướng dẫn, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá các địa phương về việc triển khai thực hiện các chính sách đã ban hành và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để các chính sách đã ban hành đi vào cuộc sống (ví dụ, chính sách khuyến khích sản xuất theo VietGAP, sản xuất hữu cơ, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao…) 

 3. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, đặc biệt là truyền thông thay đổi hành vi, xây dựng văn hóa ATTP. Bên cạnh việc phê phán những tồn tại, yếu kém cần dành thời lượng thích hợp để biểu dương các điển hình tiên tiến, cách làm hay của người dân, doanh nghiệp, tránh gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là xuất khẩu nông sản. 

4. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác quản lý ATTP trên từng địa bàn và phối hợp tốt với các đoàn thể chính trị, xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong công tác tuyên truyền, vận động, giám sát để đảm bảo ATTP. 

5. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, tính răn đe trong công tác thanh, kiểm tra ATTP để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, người sản xuất chân chính và bảo vệ uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

6. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường đất, nước và môi trường sản xuất nông nghiệp nói chung, tránh tình trạng các nhà máy, bệnh viện, khu công nghiệp, khu dân cư… xả nước và chất thải không qua xử lý theo quy định làm ô nhiễm môi trường sản xuất.

7. Ưu tiên công tác đào tạo nguồn nhân lực trong công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về lĩnh vực ATTP. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác bảo đảm ATTP./.

 

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 10
  • Lượt xem theo ngày: 2081
  • Tổng truy cập: 3846580