OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Bandar Toto Macau Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online Togel Online OLXTOTO https://www.jobservice.unina.it/log/-/ Slot gacor Togel 4D Tepercaya OLXTOTO
An toàn thực phẩm và Vệ sinh thực phẩm dưới góc độ các quy định pháp luật của Liên minh châu Âu (EU) - Hội Làm vườn Việt Nam

An toàn thực phẩm và Vệ sinh thực phẩm dưới góc độ các quy định pháp luật của Liên minh châu Âu (EU)

  BBT: An toàn và vệ sinh thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với tất cả mọi người trên toàn Thế giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có cách hiểu khác nhau đối với  các khái niệm “ an toàn thực phẩm” và “ vệ sinh thực phẩm”.  Ngay cả tại các nước phát triển, không ít người tiêu dùng vẫn đặt câu hỏi đối với các nhà quản lý: “ An toàn thực phẩm khác với  vệ sinh thực phẩm như thế nào?” . Bài viết này của PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng sẽ cung cấp một số thông tin có thể giúp người tiêu dùng,  người sản xuất và các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản phân biệt giữa “an toàn thực phẩm” và “ vệ sinh thực phẩm” dưới góc độ các quy định pháp luật về an toàn và vệ sinh thực phẩm của EU.

An toàn thực phẩm và Vệ sinh thực phẩm

dưới góc độ các quy định pháp luật của Liên minh châu Âu (EU)

                                                                               PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng - Chủ tịch Hội LVVN

              An toàn và vệ sinh thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với tất cả mọi người trên toàn Thế giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có cách hiểu khác nhau đối với  các khái niệm “ an toàn thực phẩm”“ vệ sinh thực phẩm”.  Ngay cả tại các nước phát triển, không ít người tiêu dùng vẫn đặt câu hỏi đối với các nhà quản lý: “ An toàn thực phẩm khác với  vệ sinh thực phẩm như thế nào?”

              Bài viết này xin cung cấp một số thông tin có thể giúp người tiêu dùng,  người sản xuất và các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản phân biệt giữa “an toàn thực phẩm” và “ vệ sinh thực phẩm” dưới góc độ các quy định pháp luật về an toàn và vệ sinh thực phẩm của EU.

              Có thể nói, quy định về an toàn và vệ sinh thực phẩm của EU rất cao, rất nghiêm ngặt nhưng rất minh bạch. Mô hình quản lý an toàn thực phẩm của EU tỏ ra rất hiệu quả và được nhiều nước trên Thế giới, kể cả các nước phát triển cao phải nghiên cứu, học hỏi. Đối với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thì EU được coi là một thị trường “ khó tính”. Cùng với quy định về kiểm dịch động, thực vật, các quy định về an toàn và vệ sinh thực phẩm của EU là  hàng rào kỹ thuật mà các nước xuất khẩu nông sản sang EU phải tuân thủ.  Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt  các quy định của EU thì đây lại là một thị trường rất tiềm năng, luôn ổn định, có giá trị cao và có sức hấp dẫn lớn đối với cả người sản xuất và  doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, đặc biệt là rau, quả- các sản phẩm chính của nghề làm vườn. Đối với Việt Nam, Hiệp định thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA) đang tạo ra những cơ hội rất thuận lợi cho việc xuất khẩu rau quả tươi và chế biến sang thị trường EU.

              EU có quy định (EU) 178/2002 về An toàn thực phẩm (Regulation on food safety) nhưng vẫn có quy định (EU) 852/2004 về Vệ sinh thực phẩm (Regulation on food hygiene) đều do Nghị viện châu Âu ban hành mà các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm đều phải tuân thủ trên toàn lãnh thổ EU. Điều này cho thấy giữa an toàn thực phẩm và vệ sinh thực phẩm phải có sự khác biệt nào đó nên mới có 2 văn bản luật của EU có giá trị pháp lý như nhau cùng song song tồn tại và các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm đồng thời phải tìm hiểu, tuân thủ các quy định trong cả 2 văn bản pháp luật này.

  1. An toàn thực phẩm là gì?

              Theo quy định về an toàn thực phẩm của EU, Thực phẩm không được bán trên thị trường nếu nó không an toàn. Thực phẩm được coi là không an toàn nếu :

              (a) có hại cho sức khỏe;

              (b) không thích hợp cho tiêu dùng của con người

              Người kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm mà người đó cung ứng trên thị trường. Đến lượt mình, các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm của EU lại yêu cầu các nhà sản xuất, xuất khẩu phải thực hiện tốt các quy định để đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm thông qua các điều khoản trong ký kết hợp đồng giữa các đối tác trong chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm.

              Các yếu tố chính của an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Đảm bảo rằng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng - Đây là yếu tố trung tâm của các quy định về an toàn thực phẩm.
  • Thực hiện các hệ thống thích hợp để quản lý thực phẩm- Các doanh nghiệp cần phải thực hiện một hệ thống quản lý  đảm bảo  cho thực phẩm an toàn. Hệ thống chính là HACCP ( Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) , nhưng điều này cũng đề cập đến việc cung cấp và giao hàng, lưu trữ hồ sơ, đào tạo nhân viên, v.v. Tuy nhiên, theo quy định của EU hiện nay, hệ thống HACCP chưa bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất ban đầu ( ví dụ đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại sản xuất ra rau, quả hoặc nông sản nói chung để bán sản phẩm tươi hoặc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến).  
  • Truy xuất nguồn gốc thực phẩm- Nếu có bất kỳ vấn đề, sự cố gì xảy ra trong quá trình của chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn cần phải xử lý thì điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định được nguồn gốc thực phẩm của họ. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp cho dù họ tham gia vào dịch vụ thực phẩm, bán lẻ thực phẩm hay sản xuất thực phẩm. Ví dụ, các doanh nghiệp EU nhập khẩu rau quả đều căn cứ quy định này để đưa ra yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải có hệ thống quản lý thông tin, số liệu… của quá trình sản xuất để đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc và đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin này cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
  • Tuân thủ các thực hành vệ sinh tốt- Các doanh nghiệp cần đảm bảo mọi nhân viên hoặc người tiếp xúc với thực phẩm đều tuân thủ các thực hành vệ sinh cá nhân tốt. Một yếu tố khác của việc này là bảo trì cơ sở vật chất, thiết bị sản xuất, có nghĩa là bảo trì và vệ sinh chung của cơ sở sản xuất, chế biến, có hệ thống thông gió thích hợp, quản lý chất thải, kiểm soát dịch hại, v.v.
  • Thực hiện văn hóa an toàn thực phẩm: Đây là quy định mới được bổ sung của EU, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2021. Các doanh nghiệp thực phẩm có trách nhiệm xây dựng, duy trì nền nếp, tuyên truyền, tập huấn về an toàn thực phẩm để đảm bảo tất cả những người quản lý, người lao động của doanh nghiệp có hiểu biết, có ý thức tự giác, trách nhiệm về an toàn thực phẩm, phòng ngừa các yếu tố rủi ro về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, cung ứng thực phẩm. Các doanh nghiệp phải có bằng chứng về việc thực hiện văn hóa an toàn thực phẩm
  1. Vệ sinh thực phẩm là gì?

              Vệ sinh thực phẩm là một khía cạnh thiết yếu của an toàn thực phẩm. Nó đề cập đến các quá trình liên quan trực tiếp đến thực phẩm - bao gồm bảo quản, chuẩn bị và nấu nướng. Thực hành tốt trong những lĩnh vực này đảm bảo rằng khách hàng nhận được thực phẩm an toàn và như được doanh nghiệp khuyến cáo.

              Các yếu tố chính của vệ sinh thực phẩm bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân. Điều này bao gồm rửa tay, mặc quần áo bảo hộ, thủ tục chữa bệnh và các nhiệm vụ khác (chẳng hạn như tránh hút thuốc).
  • Ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Điều này bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm do vi khuẩn, vật lý, hóa học và chất gây dị ứng, đặc biệt là bằng cách trang bị thiết bị thích hợp (chẳng hạn như thớt riêng).
  • Quy trình làm sạch. Vệ sinh nhà bếp, thiết bị và đồ dùng nhà bếp (bao gồm đĩa và dao kéo) kỹ lưỡng là rất quan trọng.
  • Kiểm soát chất gây dị ứng. Tất cả các cơ sở kinh doanh phải giải thích rõ ràng thực phẩm nào dễ gây dị ứng và phải ngăn ngừa chất gây dị ứng lây nhiễm chéo cho thực phẩm khác.
  • Bảo quản thực phẩm an toàn. Điều này bao gồm vị trí lưu trữ và thùng chứa, quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa hợp lý , ghi nhãn và kiểm soát nhiệt độ.
  • Nhiệt độ nấu. Doanh nghiệp phải đảm bảo nấu và giữ thức ăn ở nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa rủi ro do vi khuẩn.

              Tóm lại, an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo rằng thực phẩm sẽ không gây hại cho người tiêu thụ. Vệ sinh thực phẩm bao gồm các biện pháp và điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng thực phẩm.

              Mặc dù có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng giữa vệ sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm vẫn có sự khác biệt. Các thuật ngữ an toàn thực phẩm và vệ sinh thực phẩm không thể được sử dụng thay thế cho nhau.

              Người sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang thị trường EU cần nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật của EU về an toàn thực phẩm và vệ sinh thực phẩm để thực hiện nhằm đáp ứng quy định của các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, các quy định pháp luật bắt buộc thực hiện của EU mới chỉ là những quy định mang tính “tối thiểu” hoặc “ quy định sàn”. Hầu hết các nhà nhập khẩu của EU khi ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp xuất khẩu còn có thể đưa ra những yều cầu khác mà EU gọi là “ các yêu cầu tự nguyện” (voluntary requirements) theo thỏa thuận giữa các bên, Ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành để được phép nhập khẩu vào EU, các nhà nhập khẩu của EU thường yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cho họ phải có chứng chỉ Global GAP hoặc tương đương,  đảm bảo  tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội và môi trường của doanh nghiệp… Một số chuỗi siêu thị còn đưa ra yêu cầu mức tối đa tồn dư thuốc BVTV trong rau quả không được vượt quá 33% so với quy định pháp luật của EU…Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản sang thị trường EU nên chú ý trong việc tìm kiếm các đối tác phù hợp và tìm hiểu kỹ yêu cầu của họ.

              Các quy định của EU về an toàn và vệ sinh thực phẩm có thể được điều chỉnh, thay đổi, khi cần thiết thì pháp luật EU cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp tạm thời để ngăn chặn kịp thời các mối nguy về an toàn thực phẩm.  Việc thay đổi quy định hoặc áp dụng các biện pháp kịp thời của EU đều được thông báo công khai trên các nền tảng công nghệ thông tin theo quy định của Hiệp định SPS, hoặc hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF).  Vì vậy, các doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về việc bổ sung, sửa đổi các quy định hoặc áp dụng các biện pháp tạm thời của EU đối với các quốc gia, sản phẩm cụ thể./,

 

Tài liệu tham khảo chính

 

  1. REGULATION (EC) No 178/2002 OF THE EUROPEAN PARLIAMENT AND OF THE COUNCIL of 28 January 2002 laying down the general principles and requirements of food law, establishing the European Food Safety Authority and laying down procedures in matters of food safety.
  2. REGULATION (EC) No 852/2004 OF THE EUROPEAN PARLIAMENT AND OF THE COUNCIL of 29 April 2004 on the hygiene of foodstuffs.
  3. https://ziphaccp.com/food-safety-modernization-act/difference-between-food-safety-and-food-hygiene.html- Food Safety and Food Hygiene- Can You Tell the Difference.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 29
  • Lượt xem theo ngày: 3175
  • Tổng truy cập: 3630327