OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Bandar Toto Macau Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online Togel Online OLXTOTO https://www.jobservice.unina.it/log/-/ Slot gacor Togel 4D Tepercaya OLXTOTO
Ban hành 4 Quy chế làm việc của Hội LVVN nhiệm kỳ 2020-2025 - Hội Làm vườn Việt Nam

Ban hành 4 Quy chế làm việc của Hội LVVN nhiệm kỳ 20202025

BBT: Ngày 28/4/2021 Chủ tịch Hội LVVN ký Quyết định số 20/2021/QĐ-BCH ban hành 4 Quy chế làm việc của Hội nhiệm kỳ 2020-2021 gồm:           1) Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;            2) Quy chế làm việc của Ban Kiểm tra;            3) Quy chế quản lý và sử dụng tài chính, tài sản;            4) Quy chế thi đua, khen thưởng.

 


QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH,

BAN THƯỜNG VỤ HỘI LÀM VƯỜN VIỆT NAM KHÓA VII

(Ban hành kèm theo Quyết định số 20 /2021/ QĐ-HLV  ngày  28 /4 /2021

của Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam)

 

Điều 1. Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành

  1. Nhiệm vụ, quyền hạn
  2. a) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai nhiệm kỳ;
  3. b) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra;
  4. c) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;
  5. d) Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động toàn khóa và hàng năm của Hội;

đ) Xem xét, quyết định kết nạp hội viên, cho hội viên  ra khỏi Hội; khai trừ và xóa tên hội viên; khen thưởng và kỷ luật hội viên theo Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;

  1. e) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế thi đua khen thưởng; các quy chế trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
  2. h) Trường hợp Ban chấp hành ủy quyền cho Ban Thường vụ thực hiện một số nhiệm vụ thì Ban chấp hành sẽ ban hành Nghị quyết riêng.
  3. Nguyên tắc hoạt động
  4. a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế này, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
  5. b) Ban Chấp hành họp thường kỳ mỗi năm một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 2/3 (hai phần ba) tổng số uỷ viên Ban chấp hành;
  6. c) Các cuộc họp của Ban chấp hành chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) uỷ viên Ban chấp hành tham dự. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hình thức biểu quyết do Ban chấp hành quyết định;
  7. d) Ban Chấp hành họp theo nguyên tắc thảo luận dân chủ, quyết nghị theo đa số. Các Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành chỉ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định có hiệu lực thuộc bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.

 

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ

  1. Nhiệm vụ, quyền hạn
  2. a) Thay mặt Ban Chấp hành tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội,Điều lệ Hội, Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành, điều hành hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
  3. b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
  4. c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội theo Nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội; ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, quy chế hoạt động của Văn phòng và các Ban chuyên môn của Hội.
  5. 2. Nguyên tắc hoạt động
  6. a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế này, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội; ;
  7. b) Ban Thường vụ mỗi năm họp hai lần, trong đó có 01 lần họp cùng thời điểm với cuộc họp Ban Chấp hành; có thể họp bất thường hoặc họp chuyên đề khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Thường vụ;
  8. c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) ủy viên Ban Thường vụ tham dự. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định;
  9. d) Các cuộc họp Ban Thường vụ thực hiện theo nguyên tắc thảo luận dân chủ, quyết nghị theo đa số. Các Nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ chỉ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định có hiệu lực thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.

  Điều 3.  Nhiệm vụ của Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ

  1. Nhiệm vụ chung
  2. a) Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ( trường hợp có lý do chính đáng không thể tham dự họp phải báo cáo Chủ tịch Hội). Ủy viên Ban Chấp hành vắng mặt 03 kỳ họp liên tiếp mà không có lý do chính đáng sẽ bị xem xét xóa tên khỏi Ban Chấp hành. Ủy viên Ban Thường vụ vắng mặt 02 kỳ họp liên tiếp  mà không có lý do chính đáng sẽ bị xem xét xóa tên khỏi Ban Thường vụ.
  3. b) Nghiên cứu, đóng góp, đề xuất ý kiến xây dựng các Nghị quyết, Quyết định, Chương trình công tác của Hội; kịp thời phản ánh các thông tin cần thiết cho Thường trực Hội;
  4. c) Tích cực thực hiện các hoạt động do Ban Thường vụ và Ban Chấp hành phân công; gương mẫu thực hiện Điều lệ và các Nghị quyết của Hội, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
  5. d) Thường xuyên giữ liên lạc với Thường trực và Văn phòng Hội; theo dõi, nắm bắt thông tin về các hoạt động của Hội. Tổ chức công tác tuyên truyền, vận động thu hút mở rộng hội viên đảm bảo chất lượng; hướng dẫn , chỉ đạo hội viên của đơn vị mình phụ trách thực hiện tốt Điều lệ Hội, các Nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội. Phản ánh các thông tin cần thiết cho Ban Chấp hành và Thường trực Hội.
  6. Nhiệm vụ cụ thể của ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ theo quyết định phân công của Chủ tịch Hội.

Điều 4. Thường trực Hội

  1. Thường trực Hội thay mặt Ban Thường vụ thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên giữa 2 kỳ họp của Ban Thường vụ Hội.
  2. Thường trực Hội gồm: Chủ tịch, một số Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và một số ủy viên Thường vụ do Chủ tịch Hội quyết định theo Nghị quyết phân công của Ban Thường vụ.
  3. Nhiệm vụ của Thường trực Hội :
  4. a) Làm việc tại trụ sở của Hội theo lịch công tác hàng tuần, hàng tháng để thay mặt Ban Thường vụ điều hành, giải quyết kịp thời các công việc thường xuyên của Hội và quan hệ với các tổ chức, cơ quan liên quan ngoài Hội;
  5. b) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Hội;
  6. c) Chuẩn bị các dự thảo các báo cáo, chương trình, kế hoạch, nghị quyết, các văn bản trình Ban Thường vụ, Ban Chấp hành để lấy ý kiến, thảo luận, thông qua và ban hành theo thẩm quyền;
  7. d) Chỉ đạo Văn phòng Hội và các Ban chuyên môn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức các hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các sự kiện của Hội;

đ) Chỉ đạo việc duy trì Website của Hội và đảm bảo thông tin, liên lạc thông suốt giữa các ủy viên Ban Chấp hành và các tổ chức, hội viên của Hội và giữa Hội với các cơ quan, đơn vị khác;

  1. e) Chỉ đạo việc quản lý tài sản, tài chính, nhân sự Văn phòng Hội, các Ban chuyên môn, hoạt động của các đơn vị trực thuộc Hội theo Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
  2. h) Báo cáo kết quả, kế hoạch hoạt động của Hội tại các kỳ họp Ban Thường vụ.

 

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội, Phó Chủ tịch Hội chuyên trách và Tổng Thư ký Hội

  1. Chủ tịch Hội
  2. a) Lãnh đạo toàn diện các hoạt động của Hội. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ban Chấp hành về mọi hoạt động của Hội.
  3. b) Chỉ đạo xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội; Quy chế hoạt động của Ban Kiểm tra; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; Quy chế thi đua khen thưởng phù hợp với Điều lệ Hội và các quy định của pháp luật. 3. Chỉ đạo xây dựng, phê duyêt và tổ chức thực hiện tốt chương trình kế hoạch công tác hàng quý, hàng năm để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội và các Nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội.
  4. c) Phân công nhiệm vụ và chỉ đạo sự phối hợp công tác giữa các Phó Chủ tịch, các ủy viên Ban Thường vụ Hội, trực tiếp điều hành hoạt động của Thường trực Hội đảm bảo đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các mặt công tác của Hội.
  5. d) Chỉ đạo chuẩn bị, quyết định triệu tập và chủ trì các phiên họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội.

đ) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội.

  1. e) Là thủ trưởng cơ quan Văn phòng Hội và chủ tài khoản của Hội.
  2. Phó Chủ tịch Hội chuyên trách
  3.     a) Giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành hoạt động một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chủ tịch Hội. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền.
  4. b) Thay mặt Hội dự và chỉ đạo hội nghị của các ban, đơn vị trực thuộc, các hội thành viên, tham dự các hội nghị, sự kiện của các cơ quan, tổ chức, ban ngành liên quan theo sự phân công của Chủ tịch Hội.
  5. c) Phó Chủ tịch Thường trực thay mặt Chủ tịch điều hành các hoạt động của Hội khi Chủ tịch đi vắng hoặc được ủy quyền.
  6. Tổng thư ký

           Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thư ký theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Điều lệ Hội ( sửa đổi, bổ sung).

Điều 6. Hình thức họp và trao đổi thông tin

  1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể ,Thường trực Hội sẽ quyết định họp Ban chấp hành, Ban Thường vụ theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến  hoặc kết hợp cả 2 hình thức với địa điểm phù hợp. 
  2. Các thông báo, giấy mời họp, báo cáo, dự thảo các văn bản cần xin ý kiến, cũng như các kiến góp ý, báo cáo, bài viết của thành viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ được gửi thông qua hộp thư điện tử vacvina08@gmail.com hoặc các ứng dụng Zalo, Viber và đăng trên Website của Hội (vacvina.org.vn).

Điều 7. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc thấy cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, đề nghị  các Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ phản ánh về Thường trực Hội để tổng hợp báo cáo Ban Chấp hành thảo luận, quyết định./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY CHẾ LÀM VIỆC

CỦA BAN KIỂM TRA HỘI LÀM VƯỜN VIỆT NAM KHÓA VII

(Ban hành kèm theo Quyết định số 20 /2021/ QĐ-HLV  ngày  28 /4 /2021

của Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam)

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

  1. Quy chế này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Ban Kiểm tra của Hội Làm vườn Việt Nam.
  2. Đối tượng áp dụng:
  3. a) Ban Kiểm tra;
  4. b) Các hội viên ( tổ chức, cá nhân) và cơ sở trực thuộc Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam.

Điều 2. Mục đích, yêu cầu

  1. Đảm bảo các hoạt động của Hội tuân thủ luật, chính sách và các quy định của Nhà nước nhằm đạt các mục tiêu Nghị quyết của Đại Hội khóa VII và các Nghị quyết, quyết định do Ban Chấp hành và Thường Vụ Hội đề ra;
  2. Quy chế này được phổ biến để các hội viên và cơ quan trực thuộc Hội Làm vườn Việt Nam hiểu rõ và phối hợp thực hiện.

Điều 3. Nhiệm vụ của Ban kiểm tra

  1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của tổ chức, đơn vị thuộc Hội, Hội viên;
  2. Xem xét giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội.

Điều 4. Quyền hạn của Ban kiểm tra

  1. Được yêu cầu các cơ quan trực thuộc Hội và Hội viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
  2. Được tham dự các kỳ họp của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban kiểm tra

  1. Trưởng Ban kiểm tra
  2. a) Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trư­ớc Ban Kiểm tra Hội và trước pháp luật về mọi mặt công tác của Ban kiểm tra.
  3. b) Chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên và đột xuất của Ban của Ban, lấy ý kiến góp ý của các thành viên Ban Kiểm tra trước khi phê duyệt và tổ chức triển khai;
  4. c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Kiểm tra, chỉ đạo phối hợp thực hiện;
  5. d) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Kiểm tra;

đ) Ký các văn bản của Ban Kiểm tra.

  1. Phó Trưởng Ban kiểm tra
  2. a) Phụ trách công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật, giải quyết đơn thư­ khiếu nại, tố cáo liên quan tới Hội viên.
  3. b) Xây dựng các báo cáo chuyên đề, định kỳ, đột xuất của Ban Kiểm tra.
  4. c) Thay mặt Trưởng Ban kiểm tra giải quyết những công việc của Ban kiểm tra khi Trưởng Ban kiểm tra đi vắng.
  5. Uỷ viên Ban kiểm tra

Tham dự các cuộc họp của Ban kiểm tra Hội Làm vườn để thảo luận và quyết định những công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm tra, thực thi nhiệm vụ do Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban kiểm tra phân công.

 Điều 6. Nguyên tắc và chế độ làm việc

  1. Nguyên tắc làm việc:
  2. a) Ban kiểm tra Hội Làm vườn làm việc theo Quy chế của Ban phù hợp với Điều lệ của Hội.
  3. b) Nguyên tắc làm việc: tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số. Các Biên bản, Nghị quyết của Ban Kiểm tra có hiệu lực khi có trên 1/2 thành viên Ban Kiểm tra đồng ý.
  4. Chế độ làm việc:
  5. a) Căn cứ chư­ơng trình công tác của Ban chấp hành để xây dựng chư­ơng trình công tác năm của Ban Kiểm tra.
  6. b) Định kỳ báo cáo trước hội nghị Ban chấp hành về tình hình thực hiện chương trình công tác và những nhiệm vụ do Ban Chấp hành giao.
  7. c) Ban Kiểm tra Hội Làm vườn tổ chức họp 6 tháng một lần, khi cần thiết sẽ họp đột xuất.

Điều 7. Quan hệ công tác

  1. Đối với Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội:
  2. a) Ban Kiểm tra thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội để trao đổi, thảo luận các biện pháp tuyên truyền phổ biến Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội đến các Hội viên; góp ý kiến xây dựng các quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội, các quy chế hoạt động của Hội để đảm bảo phù hợp với Điều lệ Hội;
  3. b) Ban Kiểm tra thông tin kịp thời cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ những nội dung, kế hoạch và những vấn đề phát sinh trong hoạt động của Ban để phối hợp xử lý;

Điều 8. Điều khoản thi hành

           Ban Kiểm tra có trách nhiệm tổ chức thực hiện và tổng hợp kịp thời những vướng mắc, báo cáo Ban Chấp hành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

 

QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH, TÀI SẢN

 CỦA HỘI LÀM VƯỜN VIỆT NAM KHÓA VII

(Ban hành kèm theo Quyết định số 20 /2021/ QĐ-HLV  ngày  28 /4 /2021

của Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam)

         

Điều 1. Quy định chung

  1. Quy chế này quy định việc quản lý tài chính, tài sản hợp pháp của Hội Làm vườn Việt Nam theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội; không áp dụng đối với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước thuộc các nhiệm vụ được Nhà nước giao hoặc đặt hàng.
  2. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật, Điều lệ Hội (sửa đổi, bổ sung) năm 2020 và tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
  3. Tháng 12 hàng năm, Văn phòng Hội tổng hợp báo cáo tài chính năm và xây dựng kế hoạch thu – chi tài chính của năm tới phù hợp với tình hình thực tế trình Chủ tịch Hội phê duyệt.
  4. Kết quả thu chi tài chính của Hội được báo cáo công khai tại các cuộc họp Ban Chấp hành hàng năm và tại Đại hội.
  5. Đối tượng áp dụng: Thường trực Hội, nhân viên Văn phòng Hội, Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và cá nhân khác được Chủ tịch Hội mời họp hoặc được cử đi công tác.

 

Điều 2. Các nguồn thu của Hội

  1. Lệ phí gia nhập Hội, hội phí của hội viên;
  2. Các khoản thu từ hoạt động của Hội:
  3. a) Các khoản thu từ hoạt động tư vấn, dịch vụ;
  4. b) Các khoản thu từ hoạt động khác theo quy định của pháp luật
  5. Tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
  6. Các nguồn thu hợp pháp khác.

 

Điều 3. Các khoản chi của Hội

  1. Chi tổ chức Đại hội, hội nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, các cuộc họp, hội thảo của Hội
  2. a) Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ cho các đại biểu không thường trú tại tỉnh, thành phố nơi tổ chức hội nghị. Mức hỗ trợ do Chủ tịch Hội quyết định, tùy thuộc vào điều kiện thực tế và nguồn tài chính của Hội;
  3. b) Chi tiền ăn, nước uống trong thời gian họp cho đại biểu;
  4. c) Đại biểu tự túc kinh phí đi lại. Hội chỉ hỗ trợ một số trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Hội quyết định;
  5. d) Chi tiền thuê hội trường, thiết bị, in ấn tài liệu, trang trí, thông tin liên lạc, quà tặng, khen thưởng và các khoản chi khác (nếu có) theo dự toán được Chủ tịch Hội phê duyệt.
  6. Chi lương, bảo hiểm xã hội cho các nhân viên làm việc tại Văn phòng Hội
  7. a) Mức lương và bảo hiểm xã hội trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và Chủ tịch Hội được xác định theo Hợp đồng lao động được ký hàng năm, căn cứ nhu cầu công việc và khả năng tài chính của Hội;
  8. b) Thực hiện chính sách đối với người lao động theo quy định của Luật Lao động và các quy định có liên quan.
  9. Chi hỗ trợ đi lại, thông tin liên lạc cho các thành viên Thường trực Hội làm việc thường xuyên tại Văn phòng Hội

           Căn cứ các công việc được phân công, nhu cầu đi lại, thông tin liên lạc để thực hiện nhiệm vụ và khả năng tài chính của Hội, hàng năm Chủ tịch Hội quyết định mức hỗ trợ cụ thể đối với từng thành viên Thường trực Hội theo hình thức khoán chi/tháng.

  1. Chi công tác phí

Người được Chủ tịch Hội cử đi công tác tại các địa phương cần xây dựng dự toán kinh phí, trình Chủ tịch Hội phê duyệt. Người đi công tác được tạm ứng tiền và  trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc chuyến công tác phải thanh toán chi phí chuyến đi kèm theo chứng từ, hóa đơn theo quy định như sau:

  1. a) Phụ cấp lưu trú: Là khoản tiền chi hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt cho người được cử đi công tác (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác):

          - Đối với người đi công tác phải nghỉ lại nơi đến công tác: Mức phụ cấp lưu trú được chi tối đa không quá: 300.000đồng/ngày.

          - Đối với trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày): mức phụ cấp được chi tối đa không quá: 150.000 đồng/ngày.

  1. b) Tiền phương tiện đi công tác

           Trường hợp đi phương tiện công cộng: Người đi công tác được thanh toán tiền phương tiện đi lại mức phổ thông bao gồm: tiền thuê phương tiện chiều đi và về từ nhà đến sân bay, ga tàu, bến xe; vé máy bay, vé tàu, xe (bao gồm hóa đơn , kể cả hóa đơn xe công nghệ); chi phí khác ( nếu có) kèm theo các chứng từ hợp lệ.

  1. c) Tiền thuê phòng

          Thanh toán theo hình thức khoán

          - Đi công tác ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán tối đa không quá 350.000 đồng/ngày/người.

          - Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán tối đa không quá 250.000 đồng/ngày/người.

          - Đi công tác ở các vùng còn lại, mức khoán tối đa không quá: 200.000 đồng/ngày/người.

          Thanh toán theo hóa đơn thực tế

          Trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức khoán tại điểm a nêu trên thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hóa đơn hợp pháp) do Chủ tịch Hội duyệt theo tiêu chuẩn thuê phòng như sau:

          - Đi công tác ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và đô thị loại I thuộc tỉnh, được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 800.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

          - Đi công tác ở các vùng còn lại, được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là: 600.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

          - Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng).

  1. Chi xăng dầu, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hiểm, chỗ để ô tô
  2. a) Chi phí xăng, dầu theo định mức được phê duyệt hàng năm và số km đường đi thực tế được duyệt;
  3. b) Chi sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hiểm, chỗ gửi xe theo thực tế khi cần thiết và theo quy định.
  4. Chi cho hoạt động thường xuyên của Văn phòng Hội
  5. a) Chi mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm; sách, tài liệu; điện, nước, chi phí dịch vụ vệ sinh môi trường, bảo vệ.. điện thoại, internet, in ấn kỷ niệm chương, bằng khen và chi phí khác tại Văn phòng Hội theo kế hoạch hàng năm và thực tế chi.;
  6. b) Chi thăm hỏi cán bộ, hội viên làm việc tại Văn phòng Hội, ủy viên Ban Chấp hành Hội;
  7. c) Chi các cuộc họp, tiếp khách, làm việc với đại diện các cơ quan, tổ chức có quan hệ hợp tác, giúp đỡ Hội.

 

Điều 4.  Quản lý và sử dụng tài sản của Hội

  1. Nhà làm việc của Hội (kể cả phần diện tích cho thuê): Văn phòng Hội phối hợp với Chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc chấp hành các quy định về an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự …. của các bên liên quan. Nếu phát hiện những bất cập cần liên hệ với Chủ đầu tư để xử lý kịp thời.
  2. Xe ô tô của Hội chỉ phục vụ các hoạt động chung của Hội. Văn phòng Hội trực tiếp quản lý và điều xe theo kế hoạch công tác đã được lãnh đạo Hội phê duyệt. Khi cần bảo dưỡng, sửa chữa phải lập kế hoạch trình chủ tịch Hội phê duyệt.
  3. Các trang thiết bị làm việc ( máy tính, máy in, máý phô tô copy,…): Văn phòng Hội lập danh sách giao cho từng cá nhân trực tiếp quản lý sử dụng. Khi cần sửa chữa, nâng cấp hoặc mua sắm thay thế,Văn phòng Hội lập kế hoạch trình Chủ tịch hội phê duyệt và thực hiện.
  4. Khi cần thiết phải mua sắm, sửa chữa, nâng cấp thiết bị, tài sản của Hội, Văn phòng Hội làm tờ trình Chủ tịch Hội xem xét, quyết định.
  5. Việc thanh lý tài sản của Hội thực hiện theo các quy định hiện hành.
  6. Lập và quản lý sổ sách về tài sản của Hội: Văn phòng Hội lập, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, mua sắm, sửa chữa, thanh lý và hiện trạng sử dụng các tài sản của Hội.

 

Điều 5  Điều khoản thi hành

  1. 1. Các văn bản trước đây có nội dung trái với Quy chế này đều không còn hiệu lực.
  2. 2. Văn phòng Hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện và tổng hợp kịp thời những vướng mắc, báo cáo Ban Chấp hành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

 

QUY CHẾ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

CỦA HỘI LÀM VƯỜN VIỆT NAM KHÓA VII

(Ban hành kèm theo Quyết định số 20 /2021/ QĐ-HLV  ngày  28 /4 /2021

của Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về nguyên tắc, đối tượng, hình thức, thẩm quyền, thủ tục xét duyệt thi đua, khen thưởng của Hội Làm vườn Việt Nam.

Điều 2. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

  1. Nguyên tắc thi đua
  2. a) Tự nguyện, tự giác, công khai;
  3. b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

 

  1. Nguyên tắc khen thưởng:
  2. a) Kịp thời, chính xác, công khai, công bằng;
  3. b) Cá nhân, tập thể được khen thưởng phải thực sự tiêu biểu, xứng đáng là gương sáng cho cá nhân, tập thể khác noi theo;
  4. c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một cá nhân hoặc tập thể;
  5. d) Không xét khen thưởng đối với những trường hợp sau: tập thể, cá nhân đang nhận hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên; tập thể có cá nhân bị kỷ luật (Đảng, chính quyền, đoàn thể…) đang còn hiệu lực; hồ sơ đề nghị khen thưởng không đúng thủ tục và thời gian quy định.
  6. Hội viên tổ chức, tổ chức trực thuộc Hội lập Bản đăng ký thi đua ( theo mẫu) gửi về Văn phòng Hội trước ngày 28/2 hàng năm.

Điều 3. Đối tượng và hình thức thi đua, khen thưởng

1.Tặng Cờ thi đua của Hội làm vườn Việt Nam hàng năm cho tập thể là hội viên tổ chức, cơ sở trực thuộc Hội có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng Hội và phát triển kinh tế VAC. Hội trao tối đa 7 cờ thi đua/ năm, trừ trường hợp đặc biệt cần bổ sung.

2.Tặng Bằng khen của Hội Làm vườn Việt Nam hàng năm hoặc đột xuất cho hội viên cá nhân, tập thể là hội viên tổ chức, cơ sở trực thuộc Hội có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng Hội và phát triển kinh tế VAC; các cá nhân, tập thể khác có đóng góp đặc biệt cho phong trào xây dựng Hội và phát triển kinh tế VAC.

3.Tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp VAC" cho hội viên cá nhân, cá nhân không là hội viên Hội Làm vườn Việt Nam nhưng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế VAC, mỗi cá nhân chỉ được tặng 1 lần, không có hình thức truy tặng.

           Điều 4. Tiêu chuẩn thi đua, khen thưởng

           Các hội viên tổ chức, cơ sở trực thuộc Hội và hội viên cá nhân được Hội xem xét tặng thưởng phải là các tập thể, cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết nội bộ và đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau:

  1. Tiêu chuẩn tặng Cờ thi đua hàng năm
  2. a) Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ đề ra trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua của Hội Làm vườn Việt Nam.
  3. b) Có mô hình mới, nhân tố mới trong phong trào làm kinh tế VAC theo hướng nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, kết nối sản xuất với thị trường, đáp ứng yêu cầu về ATTP, đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
  4. c) Tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
  5. Tiêu chuẩn tặng Bằng khen đối với tập thể

           Bằng khen của Hội được xét tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

  1. a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do các cấp ở địa phương triển khai, phát động hàng năm;
  2. b) Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ đề ra trong năm; có mô hình mới, nhân tố mới tiêu biểu trong phong trào làm kinh tế VAC theo hướng nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, kết nối sản xuất với thị trường, đáp ứng yêu cầu về ATTP, đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
  3. Tiêu chuẩn tặng Bằng khen đối với cá nhân

           Bằng khen của Hội được xét tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

  1. a) Có thành tích xuất sắc trong trong phong trào xây dựng Hội và phát triển kinh tế VAC.
  2. b) Xây dựng được mô hình mới, là nhân tố mới trong phong trào làm kinh tế VAC theo hướng nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, kết nối sản xuất với thị trường, đáp ứng yêu cầu về ATTP, đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

          

  1. Tiêu chuẩn tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp VAC"

           4.1. Đối với cá nhân là hội viên của Hội:

  1. a) Cá nhân phải có thời gian tham gia trong tổ chức Hội từ 10 năm trở lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
  2. b) Các trường hợp được xét tặng sớm hơn:

           - Cá nhân đã đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt (Chủ tịch, Phó Chủ tịch) của hội viên tổ chức là  Hội cấp tỉnh, huyện từ đủ một nhiệm kỳ trở lên, có công lao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đóng góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế VAC;

           - Cá nhân đương nhiệm là ủy viên BCH Hội Làm vườn Việt Nam hoặc ủy viên BCH, BTV của Hội cấp tỉnh, huyện là hội viên tổ chức của Hội làm vườn Việt Nam.

           4.2. Đối với cá nhân không thuộc Hội Làm vườn Việt Nam cần đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

  1. a) Cá nhân có công trình nghiên cứu khoa học đạt giải thưởng cấp quốc gia, cấp tỉnh có giá trị thiết thực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế VAC;
  2. b) Trường hợp đặc biệt tặng cho cá nhân có công lao đóng góp lãnh đạo, chỉ đạo cho phong trào làm VAC; ủng hộ tài chính, hiện vật để tăng cường cơ sở vật chất cho Hội và các hội viên thuộc Hội làm vườn Việt Nam.

           4.3. Các trường hợp chưa được xét Kỷ niệm chương:

  1. a) Cá nhân có đủ thời gian công tác quy định tại khoản 1 Điều 3 nhưng bị kỷ luật từ mức khiển trách đến dưới mức buộc thôi việc, chỉ được xét tặng Kỷ niệm chương sau 2 năm, tính từ thời điểm hết hiệu lực của quyết định kỷ luật. Thời gian chịu kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương.
  2. b) Cá nhân bị hình thức kỷ luật buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không được xét tặng Kỷ niệm chương.

 Điều 5. Hội đồng thi đua, khen thưởng 

  1. Căn cứ quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và Điều lệ Hội Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam quyết định thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng có nhiệm vụ tham mưu cho Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch Hội về các phong trào thi đua; xem xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng trình Chủ tịch Hội quyết định theo Quy chế này.
  2. Các Hội viên tổ chức, cơ sở trực thuộc Hội căn cứ tình hình cụ thể thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng hoặc Hội đồng xét các danh hiệu thi đua ( gọi chung là Hội đồng cơ sở) trước khi trình lên Hội đồng thi đua, khen thưởng Hội làm vườn Việt Nam.

Điều 6. Hồ sơ đề nghị khen thưởng

  1. Hồ sơ đề nghị khen thưởng gồm:
  2. a) Bản tóm tắt thành tích của cá nhân, tập thể dựa theo các tiêu chuẩn khen thưởng tại Điều 4;
  3. b) Bản sao các quyết định (hoặc giấy chứng nhận) đạt danh hiệu thi đua, khen thưởng của các cấp ( nếu có);
  4. c) Biên bản họp xem xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng của Hội đồng cơ sở;
  5. d) Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị được khen thưởng ( họ và tên, chức vụ, địa chỉ, địa chỉ) có chữ ký của người đứng đầu và dấu của hội viên tổ chức, cơ sở trực thuộc Hội.
  6. Thời gian gửi hồ sơ trước 25/12 hàng năm, trừ trường hợp khen thưởng nhân dịp ngày thành lập, Đại hội của Hội Làm vườn Việt Nam, hội viên tổ chức, cơ sở trực thuộc Hội hoặc khen thưởng đột xuất.
  7. Hồ sơ được gửi qua email: vacvina08@gmail.com, riêng Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng bắt buộc ở dạng file .doc và đồng thời gửi bản cứng qua đường bưu điện về Văn phòng Hội.

Điều 7. Quy trình xét khen thưởng

  1. Văn phòng Hội tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ, thông báo cho tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu đủ điều kiện thì chuyển cho Hội đồng thi đua, khen thưởng Hội xem xét qua email hoặc zalo.
  2. Thành viên Hội đồng thi đua, khen thưởng Hội xem xét, cho ý kiến qua email hoặc Zalo, trường hợp có ý kiến chưa thống nhất Chủ tịch Hội đồng sẽ tổ chức họp, biểu quyết và lập Biên bản đề xuất khen thưởng.
  3. Căn cứ đề xuất của Hội đồng thi đua khen thưởng của Hội, Chủ tịch Hội ký quyết định khen thưởng cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện.

Điều 8. Điều khoản thi hành

           Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc Văn phòng Hội tổng hợp, báo cáo Ban Chấp hành bổ sung, sửa đổi./.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 17
  • Lượt xem theo ngày: 2746
  • Tổng truy cập: 3629898