OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HỘI LÀM VƯỜN VIỆT NAM NĂM 2014 VÀ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2015 - Hội Làm vườn Việt Nam

BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HỘI LÀM VƯỜN VIỆT NAM NĂM 2014 VÀ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2015

Ngày 03/4/2015, Hội Làm vườn Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội lần thứ 2 khoá VI nhiệm kỳ 2014-2019 tại TP.Thanh Hóa. Tham dự Hội nghị gồm có các đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội, Chủ tịch các tỉnh Hội và các Giám đốc, Phó giám đốc các Trung tâm, Viện nghiên cứu là đơn vị thành viên của Hội. Ông Nguyễn Ngọc Trìu- Chủ tịch danh dự Hội Làm vườn Việt Nam tham dự hội nghị. Chủ tịch đoàn Hội nghị: Giáo sư, TS Ngô Thế Dân- Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam và các ông/bà là lãnh đạo Hội. Ban Biên tập xin đăng toàn bộ Báo cáo tại hội nghị.    

BÁO CÁO

KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HỘI LÀM VƯỜN VIỆT NAM NĂM 2014 VÀ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2015

BỐI CẢNH HOẠT ĐỘNG

- Trong năm 2014, nền kinh tế thế giới và trong nước đang trên đà hồi phục, ngành nông nghiệp đạt thắng lợi lớn chưa từng có: Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp đạt trên 3,3%, sản lượng lương thực đạt trên 45 triệu tấn, bình quân lương thực đạt trên 450 kg/người/năm, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 31 tỉ USD, tăng 11,2% so với năm 2013.

- Chương trình mục tiêu quốc gia “Xây dựng nông thôn mới” từ ý tưởng đã thành hiện thực và trở thành phong trào rộng lớn ở nhiều vùng. Bộ mặt nông thôn đã thay đổi, đường làng ngõ, xóm đã phong quang, sạch sẽ, đồng ruộng đã được quy vùng dồn điền đổi thửa. Hiện nay đã có 2 huyện là Xuân Lộc và Long Khánh tỉnh Đồng Nai được công nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, 185 xã ở trong cả nước đạt cả 19 tiêu chí nông thôn mới. Nhiều mô hình sản xuất lớn (9000 mô hình) đã được hình thành, thu nhập của nhiều nông dân đã tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 giảm 2% so với năm 2013.

- Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai trên một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phong trào sản xuất theo VietGAP sản xuất ra các sản phẩm bảo đảm vệ sinh ATTP đã lan tỏa ra cả các địa phương miền núi.

- Một số chính sách của Đảng và Chính phủ mới được ban hành trong năm như: Luật đất đai sửa đổi năm 2013, Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra động lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp và phong trào làm kinh tế VAC.

Tuy nhiên vẫn còn một sô tồn tại lớn ảnh hưởng đến hoạt động của Hội như:

1). Do nền kinh tế đất nước suy thoái, nợ công gia tăng, Chính phủ thắt chặt “hầu bao” mức độ hỗ trợ cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp suy giảm.

2). Vì chưa có Luật Hội, Chính phủ phải ban hành một số Nghị định về tổ chức quản lý hoạt động Hội. Bên cạnh những hội được xếp là hội có tính chất đặc thù được hỗ trợ kinh phí, đa số các hội còn lại hầu như không được hỗ trợ kinh phí nên phong trào hoạt động có phần suy giảm.

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Làm vườn Việt Nam lần thứ VI vào đầu năm 2014 đã tạo ra luồng gió mới thúc đẩy phong trào làm kinh tế VAC trên quy mô cả nước. Hội nghị Ban Chấp hành lần này nhằm kiểm điểm lại kết quả hoạt động trên cơ sở các Nghị quyết, chương trình hành động sau Đại hội và xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2015.

Phần I

KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2014

I. Về củng cố và phát triển tổ chức Hội

1. Ở địa phương:

- Trong năm 2014 đã có 10 tỉnh Hội tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ gồm: Bắc Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Nam, Bắc Kạn, Kiên Giang, Bình Dương, Hậu Giang, Phú Yên và Cần Thơ. Hệ thống tổ chức Hội ở cấp cơ sở xã, huyện tiếp tục được củng cố và thành lập mới như: Đồng Tháp thành lập thêm 7 Hội Làm vườn cấp huyện (TP. Cao Lãnh, huyện Châu Thành, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò, huyện Thanh Bình và Thị xã Hồng Ngự), Thanh Hóa thành lập thêm 4 Hội Làm vườn cấp huyện ở địa bàn miền núi ( Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn và Lang Chánh) đảm bảo 100% cấp huyện trong tỉnh có tổ chức Hội.

- Trong năm 2014 số lượng hội viên kết nạp thêm trên 10 nghìn người: Bắc Giang: 1199 hội viên, Bắc Ninh: 877 hội viên, Thái Nguyên: 333 hội viên, Thái Bình: 398 hội viên, Hà Nội: 226 hội viên, Hải Phòng: 155 hội viên, Ninh Bình: 100 hội viên, Thanh Hóa: 3.814 hội viên, Phú Yên: 378 hội viên, Vĩnh Long : 1.083 hội viên, Đồng Tháp: 991 hội viên, Long An: 749 hội viên, Đắc Lắc: 110 hội viên ...

- Chế độ sinh hoạt các cấp hội vẫn được duy trì và có nhiều sáng tạo như: các cấp hội hàng tháng, hàng quý kết hợp với tập huấn, tham quan mô hình làm cho buổi sinh hoạt có nội dung thiết thực thu hút được nhiều hội viên tham gia (HLVcác tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang , Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh…).

- Việc duy trì các hoạt động Hội là rất khó khăn với các cấp hội không được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thường xuyên, nhưng nhiều Hội tạo được quỹ thông qua các hoạt động tín dụng, dịch vụ như: Hội Làm vườn Phường Đình Bảng có quỹ hội trên 3 tỷ đồng, các Hội Làm vườn cấp xã ở Nam Trực (Nam Định) nhờ từ các hoạt động trên, đã có quỹ từ 200-300 triệu đồng/ xã.

2. Ở Trung ương H ội:

- Nhiệm vụ quan trọng nhất trong năm 2014 được Thường vụ Trung ương Hội giao là tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Làm vườn Việt Nam lần thứ VI nhiệm kỳ 2014-2019 và Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến làm khuyến nông VAC giỏi toàn quốc (sau đây gọi tắt là Hội nghị Tuyên dương) vào ngày 14-15 tháng 4 tại Hà Nội.

Mặc dù không được Chính phủ hỗ trợ kinh phí như các kỳ Đại hội trước, nhưng Trung ương Hội đã huy động các nguồn kinh phí khác từ Văn phòng Trung ương Hội, các đơn vị trực thuộc và Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức được các hội nghị trên.

- Sau Đại hội, Thường trực Trung ương Hội đã hoàn tất hồ sơ biên tập, in ấn và phát hành Văn kiện Đại hội VI. Riêng phần điều lệ sửa đổi Bộ Nội vụ không đồng ý đề nghị đổi tên, và theo ý kiến của Thứ trưởng Bộ Nội vụ là trong trường hợp không có sửa đổi gì lớn vẫn được phép sử dụng Điều lệ cũ cho nhiệm kỳ 2014-2019. Để tạo điều kiện cho các Hội Làm vườn địa phương đưa Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống, Trung ương Hội có công văn gửi tỉnh ủy, UBND tỉnh/TP trực thuộc Trung ương đề nghị tạo điều kiện cho các Hội Làm vườn địa phương hoạt động. Nhiều tỉnh ủy, UBND các tỉnh: Quảng Nam, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Dương, Đắc lắc, Đắc Nông, TP. HCM… đã có văn bản phúc đáp chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và PTNT và các ban, ngành trong tỉnh bố trí kinh phí và tạo điều kiện để các Hội tham gia các chương trình, dự án ở địa phương. Lãnh đạo Trung ương Hội cũng đã tham dự các Đại hội nhiệm kỳ ở các cấp (Sơn La, Lạng Sơn, Tứ Kỳ, Nam Điền, Quốc Oai) và làm việc với các địa phương (Thái Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Cao bằng, Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh ...) để nắm tình hình triển khai hoạt động sau Đại hội.

- Khó khăn mới xuất hiện sau khi có các văn bản mới của Nhà nước về tổ chức quản lý Hội ở một số các tỉnh không ra văn bản công nhận Ban Chấp hành Hội do Đại hội hết nhiệm kỳ bầu ra. Vận dụng Điều lệ Hội, Trung ương Hội đã ra văn bản công nhận Ban Chấp hành Hội cho một số tỉnh nói trên.

 

II. Về vận động phong trào làm kinh tế VAC, kinh tế trang trại

1. Vận động phong trào làm kinh tế VAC.

- Vận động phát triển kinh tế VAC để xóa đói, giảm nghèo và làm giầu cho nông dân, hội viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hội Làm vườn Việt Nam.

Ở địa phương, các tỉnh Hội vẫn tiếp tục cuộc vận động cải tạo ao hoang, vườn tạp và phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT xây dựng một số mô hình chuyển đổi đất trồng lúa, ngô hiệu quả thấp sang làm vườn. Điển hình là các tỉnh Hà Giang, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp… đã vận động cải tạo được hàng trăm ha vườn tạp, ao hoang thành vườn cây ăn quả đặc sản (cam đường, thanh long ruột đỏ, quýt đường, bưởi da xanh….). Trong đó nổi bật là Hội Làm vườn Bắc Giang đã vận động hội viên cải tạo đất hoang trồng mới được 144 nghìn cây ăn quả (nhãn chín muộn, bưởi Da xanh, cam đường Canh, mít lai...), 2.819 ao, hồ nuôi con đặc sản (ba ba, rắn, cá sấu, nhím, lợn rừng...), Hội Làm vườn Nghệ An đã cải tạo được 3.429 ha vườn tạp, 689 ha ao, hồ, trồng mới 43 nghìn cây ăn quả, Phú Yên: cải tạo được 656 ha, trồng mới 193 ha, Trà Vinh: cải tạo 341 ha, trồng mới 93 ha.

Điểm mới trong năm 2014 là làm kinh tế VAC không chỉ dừng lại ở việc xóa đói giảm nghèo, mà còn vươn xa hơn đưa những nông dân làm VAC vào danh sách những triệu phú, tỷ phú. Bên cạnh kinh nghiệm, sự cần cù, chăm chỉ - vốn là đức tính của nông dân, sự năng động, sáng tạo còn giúp nhiều nhà vườn biến những khu vườn tạp, ao hoang thành những vườn cây có thu nhập bạc tỷ. Ở nhiều địa phương, việc xây dựng các mô hình VAC bạc tỷ đã trở thành phong trào thu hút nhiều hội viên HLV và nông dân tham gia, thúc đẩy mạnh mẽ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi ở các địa phương có thu nhập cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa. Có thể kể ra những mô hình VAC mang lại thu nhập bạc tỷ như: mô hình trồng bưởi da xanh, cam Vinh, kinh doanh tổng hợp… cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm xuất hiện ở nhiều nơi như: trang trại trồng cam đường Canh của gia đình ông Nguyễn Văn Chính ở xã Quý Sơn (Lục Ngạn) thu trên 2 tỷ đồng/năm; trang trại tổng hợp trồng cam đường Canh, bưởi da xanh, nuôi thủy sản, nuôi gia cầm, thủy cầm của gia đình ông Đặng Văn Tiến ở xã Thanh Hải (Lục Ngạn- Bắc Giang) thu trên 1,2 tỷ đồng/năm; trang trại nuôi lợn rừng của gia đình bà Lèo Thị Toan ở xã Tuấn Đạo (Sơn Động) thu từ 300-500 triệu đồng/năm; trang trại chăn nuôi lợn nái và lợn thịt của hộ ông Nguyễn Văn Tốn ở xã Quý Sơn thu 18 tỷ đồng/năm…Ngay ở vùng đồi núi vốn khô cằn nhiều mô hình VAC cũng cho hiệu quả cao như: gia đình ông Bàn Văn Lợi xã Dương Phong (Bạch Thông - Bắc Kạn) đã biến khu đồi dốc hoang vu thành trang trại trồng cam, quýt, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Nhiều nơi trên địa bàn Chi Lăng (Lạng Sơn), Cao Phong (Hòa Bình) nhờ làm kinh tế VAC đã giúp nhiều hội gia đình nơi đây từ nghèo khó trở thành triệu phú, tỷ phú, không những mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Thương hiệu "cam Cao Phong", "na dai Chi Lăng" đã được Cục sở hữu trí tuệ đăng ký chỉ dẫn địa lý tạo điều kiện cho các địa phương bảo vệ được thương hiệu và phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất.

Bên cạnh những mô hình VAC truyền thống, loại hình vườn VAC công nghệ cao cũng đã xuất hiện nhiều. Không giống như những mô hình nhập công nghệ từ nước ngoài, hiện đại và hoàn hảo với kinh phí quá lớn, vườn công nghệ cao do nông dân, các chủ trang trại đầu tư thường có chi phí thấp hơn nhưng hiệu quả mang lại rất lớn, có khả năng nhân rộng. Điển hình như mô hình trồng rau quả trong nhà lưới của Trung tâm Nghiên cứu phát triển rau quả công nghệ cao (Gia Lộc - Hải Dương), một thành viên của Hội Làm vườn Việt Nam do TS.Đào Xuân Thảng làm Giám đốc. Mô hình cũng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, trồng cây trong bầu nhưng thay vì dựng nhà lưới bằng những vật liệu đắt tiền, sử dụng ngay những vật liệu dễ kiếm ở địa phương như tre, nứa, nylon,… nên chi phí giảm đáng kể mà vẫn đảm bảo chống được sự xâm nhập của sâu bệnh và có thể thu đến 1-1,5 tỷ đồng/ha/năm. Điều đáng nói là, khả năng nhân rộng của những mô hình này rất lớn. Hiện nay, Công ty Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) cũng đã áp dụng công nghệ này để xây dựng trang trại trồng hoa lan, các loại rau quả. Từ thành công mô hình của ông Thảng, UBND tỉnh Hải Dương cũng dự kiến đầu tư gói kinh phí 40 tỷ đồng cho nông dân vay không lãi trong vòng 3 năm để nhân rộng mô hình trên. Những mô hình này không chỉ tạo ra sản phẩm sạch mà còn giúp nông dân tiếp cận cách làm mới, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tạo ra một cách sản xuất mới. Về chăn nuôi có mô hình trang trại ông Nguyễn Văn Đẩu (P.Đồng Nguyên- TX.Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh), đây là trang trại chăn nuôi lợn đầu tiên của các tỉnh phía Bắc mạnh dạn nhập khẩu và lắp đặt thiết bị dây truyền cho ăn, uống tự động. Hiện nay, trang trại này có quy mô tới 600 lợn nái, 100 lợn hậu bị, 10 đực giống, sản xuất hàng năm từ 14-15 nghìn con lợn giống. Sau khi bán cho các cơ sở chăn nuôi, trang trại giữ lại 4500 con để nuôi thương phẩm. Năm 2014 xuất bán được 840 tấn thịt lợn hơi và 10 nghìn con lợn giống doanh thu mỗi năm đạt 35-40 tỷ đồng.

Ở Miền Nam có quy mô sản xuất lớn hơn, trình độ sản xuất cao hơn, nhiều hội viên, nông dân đã mạnh dạn tham gia các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Thậm chí, nghề vườn đã được tổ chức một cách chuyên nghiệp, khép kín từ khâu trồng, chăm sóc, sơ chế và tiêu thụ. Tiêu biểu như Hợp tác xã xoài Mỹ Xương, một đơn vị tiêu biểu của HLV huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) không chỉ áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP trên 40ha xoài, hợp tác xã còn thành lập các tổ dịch vụ như chăm sóc cây, bao trái, phun thuốc,... để chuyên nghiệp hóa quá trình sản xuất.

Phong trào phát triển kinh tế VAC còn được các Hội địa phương vận động phát triển theo hướng nâng cao chuỗi giá trị các sản phẩm như: HLV TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp), Chợ Mới (An Giang) xây dựng các HTX sản xuất trái cây theo VietGAP kết hợp đóng gói, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Phong trào này không chỉ ở khu vực ĐBSCL nơi có nhiều vùng sản xuất VAC tập trung, ngay ở khu vực ĐBSH cũng có nhiều mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm. Điển hình là trại cá sấu của ông Trần Ngọc Hiếu, xã Thụy Duyên (Thái Thụy- Thái Bình) đã xây dựng mô hình liên kết với 300 cơ sở sản xuất ở 8 tỉnh phía Bắc gắn với chế biến, tiêu thụ cá sấu, hàng năm xuất ra thị trường trong và ngoài nước gần 50.000 con cá sấu, giá trị cả chục tỷ đồng. Điểm mới khác trong phong trào vận động phát triển kinh tế VAC năm nay một số địa phương đã biết lồng ghép chương trình VAC vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng NTM như: HLV tỉnh Hà Tĩnh được UBND tỉnh giao và bố trí kinh phí xây dựng các vườn mẫu ở những xã, điểm xây dựng nông thôn mới. Theo đó, mỗi thôn, xóm xây dựng 4-5 vườn mẫu được hỗ trợ 20 triệu đồng/ vườn góp phần cho nông thôn sạch, đẹp. Một số HLV ở các tỉnh như: Hải Phòng, Đà nẵng, Lạng Sơn…đã chủ động lập phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT đã được chấp thuận và bổ trí kinh phí triển khai.

 

2. Vận động phát triển Câu lạc bộ trang trại, Hợp tác xã VAC:

Đi tìm loại hình tổ chức sản xuất trang trại đang là nhu cầu phát triển của các chủ trang trại. Vì vậy, các Câu lạc bộ trang trại, Hợp tác xã trang trại đã hình thành và phát triển rất đa dạng: ở Hậu Giang có khoảng 100 Câu lạc bộ sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó Câu lạc bộ trang trại làm vườn, làm VAC có thu nhập cao nhất (thu trên 1 tỷ đồng/ha/năm). Ở huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) có 271 trang trại, Hội đã thành lập 8 nhóm sinh hoạt theo chuyên đề gồm: nhóm cây cao su, nhóm hoa lan và cây cảnh, nhóm cây ăn trái và VAC tổng hợp, nhóm rau an toàn, nhóm đại gia súc, bò sữa và trâu bò thịt, nhóm nuôi heo, nhóm động vật hoang dã và nhóm thủy sản. Ở Bắc Ninh ngoài các Câu lạc bộ trang trại còn tổ chức theo mô hình Hợp tác xã, Tổ Hợp tác xã VAC để hỗ trợ nhau về vốn, lao động và kinh nghiệm sản xuất như đã thành lập 10 HTX thu hút được 80 chủ trang trại tham gia. Ở Trà Vinh thành lập 31 tổ HTX thu hút 578 hội viên tham gia.

Câu Lạc Bộ Trang trại và ngành nghề VN (trực thuộc Trung ương Hội) dù mới được thành lập, nhưng đến nay đã thu hút được 1.200 chủ trang trại tham gia, tổ chức 100 lớp tập huấn kỹ thuật về cây ăn quả, cây dược liệu. Câu Lạc bộ cũng đã cung cấp giống cây ăn quả và cây làm thuốc (mít, bưởi da xanh, bơ, đinh lăng…) cho nhu cầu các trang trại, doanh nghiệp ở nhiều địa phương. Vào tháng 01/2015 Câu lạc bộ đã tổ chức " Hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm trang trại làng nghề Việt Nam xuân 2015". Đây là một trong những hoạt động trưng bày giới thiệu thành tựu phát triển kinh tế và những tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp được tổ chức với quy mô 150 gian hàng của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

3. Đào tạo, tập huấn cho hội viên, nông dân :

Tập huấn luôn là nhiệm vụ trong tâm của Hội. Tuy không được trực tiếp hỗ trợ nhiều từ ngân sách Nhà nước, nhưng nhờ phối hợp tốt với các sở: Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân… Hội Làm vườn các địa phương đã tổ chức đào tạo, tập huấn và tham quan cho trên 225 nghìn lượt người về phát triển kinh tế VAC, quản lý trang trại, ứng dụng TBKT. Nổi bật là HLV Bắc Giang đã tổ chức tập huấn cho trên 68 nghìn lượt người, Bắc Ninh: gần 8 nghìn lượt người, Thái Bình: 1300 lượt người, Thanh Hóa: 1500 lượt người, Nghệ An:19 nghìn lượt người, Quảng Nam 1.550 lượt người, Bình Định 93 nghìn lượt người…

Nội dung và hình thức đào tạo, tập huấn được đổi mới như tổ chức cho các hội viên đi tham quan học tập các mô hình sản xuất VAC giỏi, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các chủ trang trại, nông dân giỏi với hội viên theo mô hình nông dân dạy nông dân nên đã thu hút nhiều hội viên và nông dân tự nguyện tham gia.

 

III. Về triển khai các chương trình, dự án, đề tài.

 

1. Ở Trung ương Hội: Trung ương Hội đã triển khai thực hiện một số dự án, đề tài như sau:

+ Dự án “ Xây dựng mô hình trồng thanh long ruột đỏ” với mục tiêu là xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ các TBKT (giống mới, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, điều chỉnh ra hoa…) bảo vệ thực vật để xây dựng mô hình sản xuất theo VietGAP/Global GAP nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất thanh long. Đến nay, dự án đã triển khai trồng được 1,5 ha thanh long ruột đỏ tại Nghệ An, 2 ha thanh long ruột đỏ tại Hà Nội, chăm sóc 10 ha tại Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và tổ chức đào tạo cho các hộ tham gia mô hình và tập huấn cho 105 hộ ngaoif mô hình.

+ Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong các nông hộ tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình” với mục tiêu là cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và áp dụng công nghệ vỗ béo bò bằng nâng cao năng suất, chất lượng thịt, tăng thu nhập và hiệu quả chăn nuôi đồng thời góp phần thay đổi nhận thức, tập quán chăn nuôi bò thịt ở nông hộ. Năm 2014 đã xây dựng 6 mô hình tại 3 tỉnh và tổ chức 6 lớp tập huấn ngoài mô hình cho 180 người.

Hội cũng đã đề xuất với Chương trình “ Nghiên cứu khoa hoc- công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới” Dự án: “Xây dựng mô hình VAC gắn với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm ở một số tỉnh miền núi phía Bắc”. Dự án này đang được Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét và có nhiều khả năng cho thực hiện vào năm 2015.

+ Chi nhánh Miền Nam là đơn vị trực thuộc Trung ương Hội cũng rất tích cực phối hợp có hiệu quả với TP. HCM và một số tỉnh ĐBSCL xây dựng mô hình áp dụng quy trình VietGAP với một số cây chính của địa phương như: Thanh Long ở Long An, chôm chôm ở Bến Tre, xoài ở Đồng Tháp và An Giang…Chi nhánh cũng phối hợp tích cực với các siêu thị, công ty, nhà vườn và các doanh nghiệp nước ngoài (doanh nghiệp Úc) giải quyết đầu ra cho các sản phẩm VAC an toàn như rau, quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả (rượu vang).

 

2. Ở các đơn vị thuộc Trung ương Hội:

(1). Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) là đơn vị có thế mạnh về nghiên cứu và hợp tác quốc tế của Trung ương Hội. Trong năm 2014 Trung tâm tiếp tục triển khai tập huấn về xây dựng hầm Biogas Vacvina cải tiến cho các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, xây dựng Đề án Phát điện khí sinh học ở các trang trại có quy mô lớn từ 2000-3000 đầu lợn nhằm kiểm soát khí sinh học phát thải, đề xuất một số mô hình nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở An Giang để xin tổ chức quốc tế tài trợ. Trung tâm còn tổ chức hội thảo để bổ sung một số chính sách liên quan đến quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ thông qua mạng lưới LANDA do Ai Len tài trợ...

(2).Trung tâm Phát triển nông thôn (CRD): Mặc dầu trong những năm gần đây nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế cho Việt Nam nói chung có xu hướng giảm dần, nhưng trong năm 2014 Trung tâm vẫn đề xuất được một số dự án nghiên cứu được tổ chức quốc tế tài trợ như: dự án " Tăng cường năng lực quản trị nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu" do Phần lan tài trợ, "Nghiên cứu Kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em" do UNICEF tài trợ, "Nghiên cứu về đánh giá tiềm năng xuất khẩu " do Vietrade tài trợ.

(3). Trung tâm huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật VACVINA triển khai 2 hoạt động là:

+ Tổ chức 4 lớp dạy nghề chăn nuôi gia cầm cho 100 người khuyết tật ở 4 xã thuộc 2 tỉnh Phú Thọ và Bắc Giang. Đây là đối tượng đặc biệt nhưng Trung tâm đã tổ chức thành công và được Tổng cục Dạy nghề đánh giá cao.

+ Triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP tại Giao Phong – Giao Thủy (Nam Định) và Tiên Hưng – Tiên Lãng (Hải phòng) kết quả là các hộ tham gia nuôi tôm trong mô hình đạt năng suất và chất lượng cao hơn so với hộ ngoài mô hình. Năng suất dự kiến đạt 10 tấn tôm/ha. Nhiều hộ gia đình trong mô hình như hộ ông Vũ Văn Đắc (Tiên Lãng-Hải Phòng), ông Vũ Viết Khắc (Giao Thủy-Nam Định) thu lãi dòng 850-900 triệu đồng/ha. Nguyên nhân thành công chính của mô hình là Trung tâm đã trực tiếp khảo sát để lựa chọn được nơi cung cấp giống tốt, không bị bệnh và hướng dẫn tỉ mỉ người tham gia mô hình sử lý tốt vệ sinh ao trước khi nuôi thả.

(4). Trung tâm Vị Nông nghiên cứu được 3 mô hình hầm Biogas cải tiến và được Cục Sáng chế công nhận. Đây là mẫu hầm Biogas có nhiều ưu điểm hơn so với các mẫu hầm Biogas khác trên thị trường theo nguyên lý hoàn lưu. Bã thải của hầm Biogas Vị Nông có thể nuôi giun để phục vụ mô hình nuôi lươn không đất cho các hộ gia đình ở Nghệ An.

(5). Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Việt Nam đã triển khai xây dựng mô hình ứng dụng phân bón hữu cơ sinh học Vina xanh hỗ trợ một số hộ dân tại các huyện Cư Jut (Đăk Nông) và Krông Năng (Đăk Lăk)…Nhiều hộ gia đình sau khi dùng phân bón Vina xanh vườn tiêu đã được phục hồi trở lại một cách nhanh chóng, năng suất cao và hạt chắc đều. Sản phẩm của Công ty đã được phép sản xuất kinh doanh rộng rãi. Ngoài cây tiêu, Vina xanh còn có nhiều sản phẩm cho một số loại cây trồng khác như cà phê, sầu riêng,

(6). Trung tâm hỗ trợ cộng đồng (COMAC) đã vận động các tổ chức luật sư ở Hà Nội tham gia tư vấn miễn phí cho 2000 người di cư tiếp cận các chính sách tái định cư của Thành phố. Trung tâm đã tham gia thực hiện gói thầu về đánh giá sản xuất giống lúa dựa vào nước trời ở 4 nước trong khu vực và tham gia thực hiện dự án "Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng" do tổ chức quốc tế tài trợ.

Nhìn chung trong năm qua, mặc dù không được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước, Trung ương Hội và các đơn vị trực thuộc đã nỗ lực chủ động tìm kiếm công việc nên đã duy trì hoạt động và thực hiện được nhiệm vụ của Hội giao.

 

3. Ở các địa phương:

Việc tham gia thực hiện các chương trình/dự án của các Hội Làm vườn địa phương tiếp cận theo hai hướng sau:

+ Phối hợp với các tổ chức tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Ngân hàng chính sách xã hội ...) giúp hội viên vay tín dụng ưu đãi phát triển kinh tế VAC như Hội Làm vườn các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Cần Thơ...Nhờ cách tiếp cận này hội viên được hỗ trợ vay vốn tín dụng đầu tư phân bón, giống, thuốc trừ sâu, bệnh để thâm canh.

+ Thực hiện trực tiếp các dự án đáp ứng nhu cầu sản xuất như Hội Làm vườn Thanh Hóa chuyển giao TBKT về mạ khay không đất, trồng thanh long ruột đỏ, đệm lót sinh học …trên phạm vi toàn tỉnh. Triển khai các dự án do UBND, các ban, ngành địa phương (Sở Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ giao gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới như HLV Hà Tĩnh đang triển khai xây dựng mô hình vườn mẫu và sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại 48 xã nông thôn mới...

 

IV. Về công tác tuyên truyền, thi đua khen thưởng

 

1. Về công tác tuyên truyền:

- Ở Trung ương Hội: Báo kinh tế nông thôn mặc dù gặp nhiều khó khăn về tài chính vẫn duy trì tốt báo giấy hàng tuần và báo điện tử. Báo phản ánh kịp thời kết quả Đại hội Hội Làm vườn Việt Nam lần thứ VI, tình hình hoạt động của cuộc vận động phong trào phát triển kinh tế VAC. Báo còn tích cực phối hợp với các HLV địa phương, với Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Câu lạc bộ trang trại tuyên truyền và vinh danh các doanh nghiệp làm VAC giỏi. Với Website của Báo Kinh tế nông thôn và của Trung ương Hội đã kịp thời thông tin cho bạn đọc các tin tức hoạt động của Trung ương Hội và hoạt động của các Hội địa phương, các mô hình làm VAC tiêu biểu trong cả nước và được hội viên và bạn đọc hoan nghênh.

Ở địa phương: Sau Đại hội Hội Làm vườn Việt Nam lần thứ VI, nhiều tổ chức Hội ở địa phương đã tổ chức quán triệt và tuyên truyền về kết quả Đại hội. Tuy gặp khó khăn về kinh phí, nhưng một số HLV vẫn duy trì nhiều hình thức tuyên truyền tốt như xây dựng trang Webside, xuất bản Bản tin về kinh tế VAC như: Thanh Hoá, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh, Thái Bình, Bình Định... Trong năm qua, công tác tuyên truyền tập trung vào phổ biến cách làm VAC có hiệu quả và vận động hội viên đóng góp sức người sức của, hiến đất làm đường giao thông xây dựng nông thôn mới.

Hội Làm vườn các địa phương đứng ra tổ chức hoặc phối hợp với các Bộ, các ban, ngành của địa phương tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm VAC, tổ chức các lễ tuyên dương những nhà vườn, trang trại làm VAC giỏi như: Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh…

 

2. Về công tác thi đua:

Trong năm 2014, Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức Hội nghị Tuyên dương các điển hình tiên tiến làm khuyến nông VAC giỏi. Tại Hội nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tặng bằng khen cho 4 tập thể, Trung ương Hội tặng Bằng khen cho 67 tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào làm khuyến nông VAC toàn quốc. Trung ương Hội cũng kịp thời tặng cờ thi đua và cấp bằng khen cho trên một trăm tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển kinh tế VAC nhận dịp tổ chức Đại hội Hội Làm vườn các cấp theo nhiệm kỳ.

Báo Kinh tế nông thôn phối hợp với kênh truyền hình VOV của Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức lễ tuyên dương các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất giỏi.

Do thành tích đặc biệt sản xuất năm 2014, Hội Làm vườn Việt Nam được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất lần thứ hai, Hội Làm vườn và trang trại TP. Hồ Chí Minh được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 2, Hội Làm vườn Bắc Giang được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen…Hội Làm vườn Bình Định vẫn tiếp tục triển khai dự án của Chương trình Môi trường toàn cầu và chống thoái hóa đât pha II có kết quả tốt .

 

V. Đánh giá chung:

1. Những nhiệm vụ đặt ra trong Chương trình hành động năm 2014 sau Đại hội VI đã hoàn thành tốt: Tổ chức Hội vẫn tiếp tục phát triển, phong trào làm VAC có chuyển biến tích cực, các loại hình tổ chức sản xuất trang trại phát triển nhanh, các mô hình làm VAC bạc tỷ xuất hiện ngày càng nhiều. Trong năm 2014 phong trào làm VAC đã đi vào chiều sâu có đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu tráí cây đạt 1,5 tỷ USD.

2. Nhận thức về Hội mang tính chất xã hội nghề nghiệp tự lo, tự trang trải ngày càng rõ nét. Các văn bản về tổ chức hội quần chúng do Nhà nước mới ban hành đã tác động mạnh mẽ vào hoạt động các cấp Hội. Ở đâu người đứng đầu Hội có năng lực, có uy tín tìm được nội dung phục vụ cho địa phương thì ở đó Hội phát triển và có vị thế.

3. Tổ chức Hội Làm vườn các địa phương phát triển không đồng đều, bên cạnh 15 Hội được xếp là hội có tính chất đặc thù, còn có từ 10-15 Hội tuy không được xếp là hội đặc thù nhưng vẫn được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, còn lại khoảng 50% số Hội quá khó khăn, trong đó có một số Hội hầu như không hoạt động.

Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam từ 12 năm nay không được hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, kể cả khi tổ chức Đại hội nhiệm kỳ và không có nguồn thu nào từ các hội thành viên, nhưng vẫn cố gắng thu xếp để duy trì được sinh hoạt theo hệ thống thực hiện nhiệm vụ là trung tâm vận động phong trào làm VAC trong cả nước.

 

Phần II

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

 

Hội Làm vườn Việt Nam đã có bề dày lịch sử gần 30 năm hoạt động, trải qua 6 kỳ Đại hội nhiệm kỳ 5 năm hàng năm đều có tổ chức sinh hoạt Ban chấp hành Trung ương Hội toàn quốc để tổng kết đúc rút kinh nghiệm hoạt động và đề ra nhiệm vụ cho năm sau.

Trên cơ sở kiểm điểm tình hình hoạt động năm 2014. Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Hội nêu ra một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai năm 2015 như sau:

 

I. Về củng cố tổ chức hội:

-Trong năm 2014 Đảng và Nhà nước đã ban hành một số văn bản về tổ chức quản lý Hội quần chúng, xác định những hội mang tính chất xã hội nghề nghiệp như Hội Làm vườn sẽ xóa bỏ cơ chế đặc thù, Nhà nước hỗ trợ hoạt động theo nhiệm vụ được giao. Điều này có thể ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động của 15 Hội Làm vườn cấp tỉnh. Vấn đề đặt ra là phải thường xuyên chăm lo củng cố tổ chức và ổn định tư tưởng, thích ứng dần với cơ chế mới này.

- Việc phát triển hội thành viên, lập thêm chi hội cơ sở, việc lựa chọn các hình thức tổ chức trang trại thích hợp như: lập Câu lạc bộ trang trại, HTX trang trại, chi hội câu lạc bộ chuyên ngành để hỗ trợ nhau phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cần được xem là nhiệm vụ thường xuyên.

- Vào năm 2016 sẽ tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam. Vì vậy, trong năm 2015 Hội Làm vườn các cấp phải nắm lại thực chất tình hình tổ chức hoạt động của Hội mình và có biện pháp để củng cố và phát triển Hội bền vững và thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế VAC.

 

II. Về vận động phong trào làm VAC.

Mục tiêu hoạt động của Hội là góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hội viên, nông dân nhưng cách hoạt động ở các Hội Làm vườn địa phương có khác nhau. Mục đích chính của sinh hoạt hội hàng năm là để chia sẻ thông tin cùng nhau tìm ra cách hoạt động hữu hiệu. Qua kiểm điểm tình hình vận động phong trào làm VAC năm 2014 chúng tôi xin lược trích cách hoạt động của một số tỉnh để các Hội khác tham khảo vận dụng:

- Hội làm vườn và trang trại Thanh Hóa có kinh nghiệm bám vào nhu cầu đòi hỏi của nông dân để đề ra nội dung hoạt động Hội như: Khi nông dân trong tỉnh cần có loại cây trồng mới có hiệu quả hơn, Hội tổ chức cho nông dân đi tham quan Miền Nam, tiếp thu giống và kỹ thuật cây thanh long của Viện Cây ăn quả Miền Nam, nông dân cần những tiến bộ kỹ thuật về thủy sản, về đệm lót sinh học, về mạ khay Hội Làm vườn và trang trại Thanh Hóa đều tổ chức chuyển giao kỹ thuật này cho nông dân. Vì vậy lãnh đạo địa phương và nông dân rất hoan nghênh Hội.

- Hội làm vườn Bắc Ninh tập trung vận động lập nhiều Câu lạc bộ trang trại, HTX trang trại, dựa vào các tổ chức này để phát triển nông nghiệp hàng hóa cũng được lãnh đạo tỉnh hoan nghênh

- Hội làm vườn Hà Tĩnh có kinh nghiệm lồng ghép chương trình phát triển VAC vào các trọng điểm xây dưng Nông thôn mới, tổ chức xây dựng các vườn mẫu ở các thôn, xóm trọng điểm Nông thôn mới, vận động một số địa phương chuyển những khu đồng sản xuất kém hiệu quả sang làm mô hình VAC. Vận động phát triển vườn nông nghiệp công nghệ cao trên nền vùng đất cát ... Đây cũng là mô hình hoạt động hay.

- Hội Làm vườn Đồng Tháp tập trung vào giúp nông dân xây dựng “ Chuỗi giá trị trong sản xuất nhãn Idol, quýt Tiền Lai Vung ...” Hiện nay Nhà nước rất khuyến khích loại hình hoạt động này giúp nông dân tổ chức các khâu từ trồng, chăm sóc, chế biến, xuất khẩu sản phẩm. Ngoài ra còn nhiều cách triển khai vận động làm VAC khác nhau như trong bản báo cáo này đã nêu.

- Để có được sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước theo nhiệm vụ được giao việc phải làm vẫn phải là căn cứ vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp hoặc xây dựng NTM ở các địa phương, các tổ chức Hội phải xây dựng thành chương trình, dự án hoặc kế hoạch hoạt động trong năm trình các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương xét duyệt cấp kinh phí, có quan hệ mật thiết với Sở NN & PTNT, Sở Khoa học-Công nghệ, Sở Tài nguyên-Môi trường để tranh thủ sự hỗ trợ.

- Ngoài ra, các hình thức hoạt động trong lĩnh vực VAC vẫn làm trước đây, xin không nêu ra trong báo cáo này.

 

III. Về thi đua, Thông tin tuyên truyền và dạy nghề cho nông dân.

Hội nghị BCH lần này sẽ phát động đợt thi đua lập thành tích chào mừng 30 năm thành lập Hội làm vườn Việt Nam, mang tên là: “ Thi đua làm kinh tế VAC giỏi”. Các hội địa phương cần điều tra phát hiện điển hình trong phong trào quần chúng tổng kết và nhân rộng điển hình ra diện rộng.

- Báo kinh tế Nông thôn và các Bản tin của các Tỉnh hội, các trang Website của các Hội cần tập trung tuyên truyền các điển hình“ Nhà vườn VAC bạc tỷ ” tuyên truyền các hình thức liên kết sản xuất “ Chuỗi giá trị trong nông nghiệp”, các điểm NTM ở các địa phương, các CLB Trang trại hoạt động tốt, các mô hình VAC có ứng dụng công nghệ cao phù hợp với mức đầu tư thấp của nông dân.

- Công tác dạy nghề cho nông dân: Trung ương Hội đã giaoTrung tâm huấn luyện chuyển giao kỹ thuật VACVINA là đầu mối, đề nghị Trung tâm có hướng dẫn tạo điều kiện cho Hội Làm vườn các địa phương tham gia các chương trình đào tạo nghề do Bộ NN và các Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý.

 

KẾT LUẬN

 

Xác định một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai hoạt động trong năm 2015 được nêu ra ở đây chỉ là tóm lược những kinh nghiệm hoạt động của các tổ chức Hội để các địa phương tham khảo và vận dụng. Là tổ chức NGO không nằm trong hệ thống Nhà nước, hoạt động theo Điều lệ, Nhà nước không giao kế hoạch cũng không kiểm tra đánh giá thường xuyên, vấn đề đặt ra là các hội phải năng động sáng tạo tìm ra được nội dung hoạt động để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển KT - XH của đất nước phục vụ nông dân. Trên tinh thần đó Trung ương Hội đề nghị lãnh đạo và hội viên các cấp hội nâng cao nhiệt huyết, nâng cao năng lực chuyên môn đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế VAC của cả nước./.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 54
  • Lượt xem theo ngày: 5233
  • Tổng truy cập: 3688747