Các triệu chứng của bệnh tim mạch vành - Hội Làm vườn Việt Nam

Các triệu chứng của bệnh tim mạch vành

BBT: Bệnh tim mạch vành (còn có tên gọi khác là bệnh động mạch vành, hẹp mạch vành tim, thiểu năng vành hoặc suy vành), đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành (động mạch cung cấp máu giàu oxy cho tim hoạt động). Những mảng xơ vữa này dày lên theo thời gian, làm thu hẹp lòng mạch, khiến lưu lượng máu về tim bị giảm sút, thậm chí ngưng trệ hoàn toàn. Cơ tim bị thiếu máu và oxy để hoạt động có thể gây ra đau thắt ngực, khó thở và nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim…

Các triệu chứng của bệnh tim mạch vành

Triệu chứng của bệnh tim mạch vành có thể khác nhau từ người này sang ngưởi khác, phổ biến nhất là cơn đau thắt ngực, một số người có thể không nhận thấy biểu hiện đau được gọi là thiếu máu cơ tim im lặng.

Đặc điểm của cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành:

Kiểu đau: Bệnh nhân cảm thấy đau thắt ở ngực, cảm giác lồng ngực bị đè nén như đang chịu một áp lực lớn. Đôi khi có thể là cảm giác nhói buốt, bỏng rát khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu.

Vị trí: Cơn đau xuất hiện ở ngực, dưới xương ức. Sau đó, đau lan ra cổ, hàm, vai, và cánh tay.

Tính chất: Tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn và số lượng động mạch vành bị tắc nghẽn là mức độ cơn đau có thể nặng hoặc nhẹ. Thông thường, đau thắt ngực sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch. Nếu cơn đau kéo dài dù người bệnh đã nghỉ ngơi, đã dùng thuốc, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay để phòng cơn nhồi máu cơ tim.

Các triệu chứng khác bao gồm cảm giác đầy bụng khó tiêu, ợ nóng, mệt mỏi, kiệt sức, buồn nôn/ nôn, bị chuột rút và khó thở.

 Đau thắt ngực, khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh tim mạch vành

Đau thắt ngực, khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh tim mạch vành

Bệnh tim mạch vành có nguy hiểm không?

Bệnh tim mạch vành nếu không có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:

 - Nhồi máu cơ tim: Nếu một động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, sẽ dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp, khiến người bệnh tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim sớm bao gồm: cảm giác lo lắng, bồn chồn, tâm lý bất an thường xuất hiện đầu tiên; sau đó người bệnh thường cảm thấy buồn nôn, nôn và buồn đi cầu, đổ mồ hôi lạnh, mặt tái mét, kèm theo khó thở, choáng váng và cuối cùng là cơn đau dữ dội ở ngực và lan ra nửa trên của cơ thể.

Cách xử trí khi gặp cơn nhồi máu cơ tim:

Khi nhận thấy các dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh cần ngưng hoàn toàn các hoạt động thể lực và gọi cấp cứu ngay lập tức. Sau đó nhanh chóng nhai 1 viên thuốc as pi rin liều 300mg càng sớm càng tốt, và đặt 1 viên giãn mạch dưới lưỡi hoặc sử dụng dạng thuốc xịt vào miệng 1 – 2 lần. Việc xử trí và cấp cứu sớm trong vòng 1h đầu tiên có ý nghĩa sống còn, giúp tăng khả năng sống sót cho người bệnh lên tới 96%.

  • - Rối loạn nhịp tim: Khi tim không nhận đủ oxy, có thể làm rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim, khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc hỗn loạn. Trong một số trường hợp, rối loạn nhịp tim có thể bị đe dọa tính mạng.
  • - Suy tim: Cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng trong thời gian dài có thể làm giảm hiệu quả bơm máu của tim. Theo thời gian, có thể dẫn đến suy tim.

Nguyên nhân của bệnh tim mạch vành

Nguyên nhân của bệnh tim mạch vành là do sự lắng đọng của các thành phần cholesterol trong máu, làm tổn thương lớp lót bên trong lòng động mạch vành (tế bào nội mạc), gây viêm mạn tính thành mạch máu. Phản ứng viêm khiến cơ thể huy động một lượng lớn tiểu cầu và các tế bào miễn dịch tập trung về vị trí tổn thương với mục đích “làm liền” vết thương. Những tế bào này sau đó có thể kết dính với cholesterol và canxi làm hình thành nên các mảng xơ vữa trên thành mạch. Các mảng xơ vữa tiếp tục phát triển dày lên theo thời gian, chúng có thể bị nứt vỡ ra và tiếp tục làm tổn thương động mạch, đồng thời tạo tiền đề hình thành nên các cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn mạch máu, gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vành bao gồm: Hút thuốc lá, tuổi tác lớn, nam giới có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn nữ giới, tiền sử gia đình có người mắc bệnh mạch vành, mắc bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, ít vận động, cuộc sống căng thẳng lo âu kéo dài, mắc các bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa, chẳng hạn như đái tháo đường type 2 hoặc béo phì...

Chẩn đoán bệnh tim mạch vành

Bệnh tim mạch vành có thể được chẩn đoán dễ dàng bằng cách điện tâm đồ, siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức, chụp cắt lớp tim… qua đó, giúp xác định được mức độ tắc hẹp mạch vành và tiên lượng rủi ro nhồi máu cơ tim trong tương lai.

Điều trị bệnh tim mạch vành

Điều trị bằng thuốc

  • - Thuốc hạ mỡ máu: là nhóm thuốc giúp làm giảm nồng độ cholesterol máu và có tác động tốt đến điều trị bệnh mạch vành, hạn chế sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch.
  • - Thuốc chống đông liều thấp giúp làm giảm đông máu, giảm nguy cơ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
  • - Thuốc chẹn beta, chất ức chế men chuyển ACE và thuốc chẹn kênh canxi giúp giảm huyết áp, giảm áp lực lên tim và giảm nhịp tim.
  • - Thuốc giãn mạch giúp giảm nhanh biểu hiện đau thắt ngực bằng cách làm giãn các động mạch vành.

Các hoạt chất sinh học tự nhiên giúp giảm tắc hẹp mạch vành 

Trong những thập niên trở lại đây, xu hướng sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh mạch vành đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi, bởi tính an toàn và những hiệu quả vượt trội mà chúng mang lại. Qua nhiều nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số hoạt chất sinh học có trong các thảo dược tự nhiên như Đan sâm và Vàng đằng có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch bằng cách giảm cholesterol máu và chống viêm mạnh, đồng thời chống kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và giãn động mạch vành, nhờ đó giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm đau thắt ngực và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả. Tại Việt Nam, các hoạt chất này đã được nghiên cứu ứng dụng trong một số sản phẩm hỗ trợ, chẳng như tpcn Ích Tâm Khang, giúp người bệnh chung sống khỏe mạnh với bệnh mạch vành. Đây cũng là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành đầu tiên ở Việt Nam có kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí quốc tế (tạp chí Khoa học toàn cầu của Canada).

 

Điều trị bệnh tim mạch vành bằng can thiệp và phẫu thuật

Các biện pháp can thiệp hoặc phẫu thuật giúp khơi thông lòng mạch và cải thiện dòng máu tới nuôi tim, thường được áp dụng khi người bệnh dùng thuốc không có hiệu quả.

  • - Nong mạch và đặt stent là phương pháp dùng ống thông có bóng ở đầu đi tới mạch vành tim. Đến đoạn bị tắc nghẽn, bóng nong được bơm căng để khơi thông phần mạch bị tắc, sau đó, đặt stent bằng kim loại tại vị trí này, giúp máu lưu thông.
  • - Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành giúp dòng máu đi qua phần động mạch bị tắc bằng cách “bắc cầu”: Ghép động mạch khỏe mạnh lấy từ tay, chân hoặc ngực của bệnh nhân.
  • - Phẫu thuật laser tạo những lỗ siêu nhỏ trên bề mặt của tim, tạo ra các kênh tưới máu mới cung cấp oxy cho tim.
  • - Ghép tim là phương pháp cuối cùng khi tất cả các biện pháp trên không hiệu quả.

Thay đổi lối sống 

Thay đổi lối sống có ý nghĩa quan trọng, quyết định phần lớn hiệu quả điều trị của bệnh mạch vành. Người bệnh nên bỏ hút thuốc lá và tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc, ăn các loại thực phẩm tốt cho tim mạch (như rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, cá…), giảm chất béo, giảm muối, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và hạn chế tối đa căng thẳng.

Tập thể dục thường xuyên có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành

Tập thể dục thường xuyên có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với lối sống khoa học, sẽ giúp người bệnh có được một cuộc sống khỏe mạnh và phòng tránh được các rủi ro từ bệnh mạch vành.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 11
  • Lượt xem theo ngày: 5146
  • Tổng truy cập: 3830044