OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor
CHẾ BIẾN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - Hội Làm vườn Việt Nam

CHẾ BIẾN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

BBT: Sản phẩm hữu cơ chế biến khá đa dạng bao gồm các loại thức ăn, đồ uống, gia vị; thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền; mỹ phẩm (kem dưỡng da, nước hoa, tinh dầu…), vải sợi…hoặc thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phân bón hữu cơ... Chế biến là cách tốt nhất đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm hữu cơ.

CHẾ BIẾN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

 TS. Phạm Đồng Quảng - Tổng thư ký VACVINA

           Sản phẩm hữu cơ có mặt trên thị trường ở hai dạng là sản phẩm tươi sống (đã qua sơ chế như cắt, tỉa, làm sạch hoặc giết mổ…) và sản phẩm chế biến.

           Chế biến sản phẩm hữu cơ là quá trình xử lý sản phẩm hữu cơ tươi sống theo phương pháp công nghiệp (sấy khô, cấp đông, triết xuất tinh dầu, lên men…) hoặc thủ công (chế biến món ăn, ẩm thực…) phù hợp với tiêu chuẩn chế biến hữu cơ để tạo thành các sản phẩm hữu cơ ở dạng thành phẩm hoặc làm nguyên liệu cho chế biến sản phẩm khác.

           Sản phẩm hữu cơ chế biến khá đa dạng bao gồm các loại thức ăn, đồ uống, gia vị; thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền; mỹ phẩm (kem dưỡng da, nước hoa, tinh dầu…), vải sợi…hoặc thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản được chế biến từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản hữu cơ và các chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, được bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ. 

Yêu cầu đối với chế biến sản phẩm hữu cơ ( TCVN 11041:2017 - Nông nghiệp hữu cơ)

           Yêu cầu chung trong quá trình chế biến là phải duy trì sự toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm; có các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm, ngăn ngừa việc trộn lẫn sản phẩm hữu cơ với sản phẩm không hữu cơ;tuân thủ thực hành chế biến tốt. Những yêu cầu cụ thể như sau:

Yêu cầu về thành phần cấu tạo, nguyên liệu chế biến

           Sản phẩm hữu cơ phải được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ ( thực vật, động vật hữu cơ)được chứng nhận và chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, nước, muối, chế phẩm vi sinh vật và enzym, chất khoáng (bao gồm các vi lượng), vitamin, axit béo, axit amin thiết yếu và các vi chất dinh dưỡng khác được phép sử dụng có tên tại tiêu chuẩn áp dụng. Các nguyên liệu phải đáp ứng quy định, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm.

Đối với chất phụ gia và chất hỗ trợ chế biến thức ăn chăn nuôi:

  • Chỉ sử dụng chất liên kết, chất chống vón cục, chất nhũ hóa, chất ổn định, chất làm đặc, chất hoạt động bề mặt, chất đông tụ, chất chống ôxy hóa, chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo hương, chất kích thích ăn ngon miệng có nguồn gốc tự nhiên;

 

  • Không được dùng thuốc kháng sinh, thuốc trị cầu trùng, thuốc trị bệnh, chất kích thích tăng trưởnghoặc bất cứ chất nào nhằm kích thích sinh trưởng hoặc kích thích sinh sản.
  • Có thể sử dụng enzym và vi sinh vật; muối biển, muối mỏ, nấm men, enzym, whey, đường, các sản phẩm đường (ví dụ: mật rỉ) và mật ong làm phụ gia và chất hỗ trợ chế biến để ủ chua, nhưng không có nguồn gốc từ GMO.

Yêu cầu về phương pháp chế biến

           Nên dùng các phương pháp chế biến cơ học, vật lý hoặc sinh học. Không sử dụng công nghệ GMO, công nghệ chiếu xạ. Giảm thiểu việc dùng các chất tổng hợp và phụ gia. Chỉ sử dụng chất hỗ trợ chế biến (ví dụ, chất lọc và chất hỗ trợ lọc) có tên trong tiêu chuẩn áp dụng.

Yêu cầu kiểm soát sinh vật gây hại

           Ưu tiên biện pháp phòng ngừa như: phá bỏ các ổ trú ngụ của sinh vật gây, hại. Nếu các biện pháp phòng ngừa chưa đủ để kiểm soát được sinh vật gây hại thì sử dụng các biện pháp cơ học, vật lý và sinh học như: rào cản vật lý, tiếng động, sóng siêu âm, ánh sáng, tia cực tím, bẫy pheromon, bẫy có bả hoặc mồi nhử, nhiệt độ có kiểm soát, không khí có kiểm soát... Việc sử dụng các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp cuối cùng và phải có tên trong tiêu chuẩn áp dụng

Yêu cầu về bao gói

           Quá trình bao gói không được gây ô nhiễm cho sản phẩm. Vật liệu bao gói phải đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm. Nên chọn vật liệu bao gói từ các nguồn có thể phân hủy bằng sinh học, được tái sinh hoặc có thể tái sinh.

Yêu cầu về bảo quản và vận chuyển

           Phải duy trì được sự toàn vẹn tính hữu cơ của sản phẩm. Không ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất không được phép sử dụng, kim loại nặng, vi sinh vật gây hại.Kho chứa tách biệt với kho chứa sản phẩm không hữu cơ.Khu vực bảo quản và phương tiện vận chuyển phải được làm sạch bằng phương pháp và vật liệu được phép sử dụng có tên trong tiêu chuẩn áp dụng.

Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm : Phải thực hiện đúng theo quy định tại tiêu chuẩn áp dụng.

Ghi nhãn

           Phải đáp ứng quy định chung về nhãn hàng hóa và các quy định riêng như:

           Nhãn sản phẩm phải liệt kê đầy đủ các thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp theo phần trăm khối lượng hoặc phần trăm thể tích.

           Đối với các thành phần là phụ gia thực phẩm: ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo mầu thì ghi tên nhóm hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo mầu, ghi tên chất (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”.

           Đối với gia vị hoặc chất chiết từ gia vị được dùng riêng hoặc kết hợp, ghi là “thảo mộc ” hoặc “thảo mộc hỗn hợp” nhưng không vượt qua 2% khối lượng sản phẩm.

           Nhãn sản phẩm phải ghi mã số giấy chứng nhận, ngày cấp, tên đầy đủ hoặc tên viết tắt, mã số của tổ chức chứng nhận.

           Sản phẩm chế biến được chứng nhận của bên thứ 3 mới được sử dụng cụm từ “hữu cơ”ghi trên nhãn. Theo tỷ lệ thành phần cấu tạo là nguyên liệu hữu cơ để ghi nhãn rõ ràng như sau:

           Một là, sản phẩm “100% hữu cơ” khi có 100% thành phần cấu tạo là hữu cơ (tính theo khối lượng đối  với chất rắn  hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng , không tính nước và muối natri clo);

           Hai là, sản phẩm “hữu cơ” khi có ít nhất 95% thành phần cấu tạo là hữu cơ. Các thành phần còn lại có nguồn gốc nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp nhưng không phải là GMO hoặc được chiếu xạ hoặc xử lý bằng chất hỗ trợ chế biến không có tên trong tiêu chuẩn;

           Ba là, sản phẩm “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”khi có chứa ít nhất 70% thành phần cấu tạo là hữu cơ.

Yêu cầu về chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn áp dụng

           Sản phẩm hữu cơ nói chung và sản phẩm hữu cơ chế biến nói riêng phải được “bên thứ ba” chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mới được đưa vào lưu thông trên thị trường.

 Một số nhóm sản phẩm hữu cơ tiềm năng của nước ta

Ẩm thực hữu cơ

           Việt Nam nổi tiếng với sự đa dạng, độc đáo về ấm thực. Chúng ta đang muốn trở thành” bếp ăn của thế giới”,  vậy ẩm thực hữu cơ sẽ là một hướng cần khai thác trong ngành ẩm thực của nước ta. Có thể mở chuỗi “nhà hàng ăn hữu cơ”, đặc biệt nhà hàng ăn chay hữu cơ sẽ là sự lựa chọn ngày càng nhiều của thực khách trong nước và khách du lịch.

Thực phẩm hữu cơ,  gia vị hữu cơ

           Các sản phẩm hữu cơ chế biến từ sữa (sữa chua, bơ, pho mát…), từ thịt (xúc xích, dăm bông,…), từ rau, quả (nước ép trái cây…); cá, tôm (chả cá, cá tra phi lê, cá tra viên, tôm…). Các loại gia vị hữu cơ chế biến như bột hạt tiêu, bột ớt, tương ớt…

Đồ uống hữu cơ

           Như chè hữu cơ, cà phê, mật ong hữu cơ; đồ uống thảo dược hữu cơ; bia hữu cơ được chế biến từ malt hữu cơ, hoa houblon hữu cơ và đường hữu cơ; rượu vang hữu cơ…

Dược liệu, thuốc hữu cơ

           Là các loại thuốc có thành phần từ dược liệu; thuốc cố truyền hoặc vị thuốc cổ truyền từ nguyên liệu là dược liệu hữu cơ. Đây cũng là một lợi thế của Việt Nam doanh nghiệp nên tìm thị trường khai thác.

Mỹ phẩm hữu cơ

           Như các loại kem dưỡng da, nước hoa, tinh dầu; tinh dầu ngải cứu, nghệ, quế, hồi…Xu hướng sử dụng mỹ phẩm hữu cơ đang là cuộc"cách mạng xanh" trong lĩnh vực làm đẹp. Do 100% tự nhiên, không hóa chất độc hại nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về công dụng và sự an toàn của mỹ phẩm hữu.Có thể lấy ví dụ sau, hiện nay “tinh dầu dừa Bến Tre” đã được thị trường chấp nhận, nếu phát triển thêm “tinh dầu dừa hữu cơ Bến Tre” rất có thể sẽ thu hút được phân khúc khách hàng cao cấp.

Phân bón hữu cơ

           Sản xuất hữu cơ không sử dụng phân bón hóa học. Vì vậy nhu cầu phân bón hữu cơ là rất lớn và chắc chắn ngày cang tăng tại thị trường trong nước và thế giới. Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng đề án phát triển phân hữu cơ cho thấy vai trò và dư địa thị trường của nhóm sản phẩm này là rất lớn trong định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu cơ

           Thức ăn chăn nuôi hữu cơ chế biến như thức ăn xanh ủ chua, thức ăn xanh sấy khô, thức ăn chuyên dùng…là điều kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi, thủy sản hữu cơ trong nước và có thể là sản phẩm xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 18
  • Lượt xem theo ngày: 4157
  • Tổng truy cập: 3631309