OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
CHẾ PHẨM SINH HỌC – 6. Các hoạt chất, vi sinh vật hỗ trợ vật nuôi - Hội Làm vườn Việt Nam

CHẾ PHẨM SINH HỌC – 6. Các hoạt chất, vi sinh vật hỗ trợ vật nuôi

BBT: Mặc dù Luật Chăn nuôi 2018 không dùng cụm từ “ chế phẩm sinh học”, tuy nhiên thực tế trên thị trường, cách gọi chế phẩm sinh học ( là các sản phẩm có chứa một hoặc một số hoạt chất hoặc vi sinh vật hỗ trợ vật nuôi) dùng trong chăn nuôi được sử dụng khá phổ biến. Theo “ Diễn đàn khuyến nông @ sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi “ năm 2012 đã có hơn 200 chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, giảm tỷ lệ các sinh vật gây bệnh, kích thích hệ miễn dịch, qua đó khống chế các bệnh lây nhiễm và giảm ô nhiễm môi trường.

CHẾ PHẨM SINH HỌC – 6. Các hoạt chất, vi sinh vật hỗ trợ vật nuôi 

TS. Phạm Đồng Quảng – Hội Làm vườn Việt Nam ( tổng hợp)

1. Khái niệm

           Luật chăn nuôi 2018 không sử dụng cụm từ “ chế phẩm sinh học” mà giao Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi và Danh mục các nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Tại Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn 1 số Điều của Luật chăn nuôi có ban hành Danh mục gồm 23 hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi (Phụ lục V) và Danh mục các nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (Phụ lục VI), trong đó có danh mục hoạt chất, vi sinh vật hỗ trợ vật nuôi gồm các hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa, các vi sinh vật hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột, các vi sinh vật hỗ trợ khác, các sản phẩm thảo dược, hoạt chất từ thảo dược. 

          Mặc dù các văn bản pháp luật lĩnh vực chăn nuôi không dùng cụm từ “ chế phẩm sinh học”, tuy nhiên thực tế trên thị trường, cách gọi chế phẩm sinh học ( là các sản phẩm có chứa một hoặc một số hoạt chất hoặc vi sinh vật nói trên) dùng trong chăn nuôi được sử dụng khá phổ biến. Theo “ Diễn đàn khuyến nông @ sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi “ năm 2012 đã có hơn 200 chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, giảm tỷ lệ các sinh vật gây bệnh, kích thích hệ miễn dịch, qua đó khống chế các bệnh lây nhiễm và giảm ô nhiễm môi trường.  

2. Các hoạt chất, vi sinh vật hỗ trợ vật nuôi

           Theo Phụ lục IV Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT các hoạt chất, vi sinh vật có tác dụng hỗ trợ vật nuôi được phép sử dụng bao gồm:

a) Các hoạt chất (thực chất đây là các enzyme tiêu hóa): Endo-1,4-beta-mannanase, 3-phytase, 6-phytase, alpha-amylase, Maltogenic alpha-amylase, beta-amylase, cellulase, beta-glucosidase, glucoamylase, hemicellulase, lactase, alpha-galactosidase, endo-1,3(4)-beta-glucanase, endo-1,4-beta-glucanase, endo-1,4-beta- mannanase, endo-1,4-beta-xylanase, polygalacturonase, serine protease, subtilisin, pectinase, pullulanase, xylanase, lipase, bromelain, ficin, keratinase, papain, pepsin, protease (trypsine), catalase, glucose oxidase, Lysozyme, Neutral Protease, Isomaltooligosaccharide, Mannan Oligosaccharide, Endopentosanase, Fungal protease, Arabinase, Cellulobiase, Esterase, Hydrolase, Isomerase, Ligninase, Maltase, Oxidoreductase, Alkaline Protease, Proteinase, Urease, Invertase, 1,3-1,6 Beta glucan, Hemicellulose.

b) Các vi sinh vật hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột: Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis, Bifidobacterium animalis ssp. animalis, Carnobacterium divergens, Clostridium butyricum, Enterococcus faecium, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus delbrueckii ssp. bulgaricus, Lactobacillus delbrueckii ssp. lactis, Lactobacillus helveticus, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus salivarius ssp. salivarius, Pediococcus acidilactici, Pediococcus pentosaceus,Saccharomyces cerevisiae, Streptococcus thermophiles; Lactobacillus farciminisPediococcus acidilactici, Saccharomyces cerevisiae boulardii.

c) Sản phẩm thảo dược, hoạt chất từ thảo dược.

3. Cách sử dụng chế phẩm sinh học hỗ trợ vật nuôi

          Có hai cách sử dụng chế phẩm sinh học hỗ trợ vật nuôi là trộn trực tiếp vào thức ăn, nước uống và cách thứ hai là dùng ủ lên men thức ăn cho vật nuôi. Có loại chỉ sử dụng cho vật nuôi ăn, uống trực tiếp ( các loại thảo dược, các enzym…), có loại có thể vừa cho ăn, uống trực tiếp và vừa dùng ủ lên men thức ăn ( ví dụ, chế phẩm vi sinh EM…). Cách sử dụng, liều lượng cụ thể phải thực hiện theo đúng hướng dẫn trên bao bì của mỗi loại chế phẩm.

3.1. Trộn chế phẩm trực tiếp vào thức ăn hoặc nước uống

Một số thảo dược và  loại chế phẩm thường sử dụng trực tiếp cho vật nuôi như:

a) Các loại thảo dược tự nhiên hoặc chế phẩm tinh dầu triết xuất từ thảo dược có hoạt chất mang tính chất kháng sinh, tăng sức đề kháng cho vật nuôi để thay thế thuốc kháng sinh. Thực tế nhiều mô hình dùng gừng, tỏi, nghệ trong chăn nuôi gà; dùng quế, hồi,… trong chăn nuôi lợn đạt hiệu quả cao.

b) Nhóm chế phẩm sinh học chứa các hỗn hợp tế bào nấm men dưới dạng đậm đặc sẽ kích thích tăng trưởng và hoạt động của các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, vô hiệu hóa độc tố nấm có trong thức ăn, chuyển  hóa  thức  ăn  nhanh,  nâng  cao  khả  năng  sinh  sản.  Ví dụ: chế  phẩm YeaSacc1026 là một dạng men sống dùng để trộn trong thức ăn hay chế phẩm Emitan được phân lập trong bánh men thuốc bắc được sử dụng trong chăn nuôi lợn con rất hiệu quả…

c) Nhóm chế phẩm sinh học có chứa các nguyên tố vi lượng gắn kết với hợp chất hữu cơ như aminoacid hoặc peptid giúp cho việc hấp thu khoáng chất qua thành ruột được tốt hơn; bổ sung  một số nguyên tố vi lượng…Ví dụ: chế phẩm Bioplex Zine cung cấp kẽm, chế  phẩm  Bioplex Manganese  cung  cấp mangan,  chế phẩm Bioplex Iron tăng cường khả năng phòng bệnh thiếu chất sắt…

d) Các chế phẩm EM rất phổ biến, do chứa hơn 80 loại vi sinh vật thuộc 5 nhóm khác nhau nên có thể sử dụng khá đa năng có thể phối trộn cùng thức ăn, thức uống cho vật nuôi hoặc dùng ủ lên men thức ăn, thậm chí có thể hòa loãng để phun xịt, tắm rửa cho vật nuôi và khử mùi hôi chuồng trại…

2.2. Ủ lên men thức ăn chăn nuôi

        Ủ thức ăn thô xanh hoặc cám, gạo... hiện được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà… Đây thực chất là quá trình lên men yếm khí; nguyên liệu ủ được nghiền hoặc băm cắt nhỏ, trộn đều với chế phẩm vi sinh, ủ trong bao ủ hoặc hố ủ kín trong một khoảng thời gian nhất định. Các vi sinh vật có trong chế phẩm ủ thức ăn có khả năng sinh enzyme tiêu hóa tốc độ rất nhanh. Các enzyme giúp phân cắt các chất tinh bột, chất xơ (cellulose) chất đạm, chất béo trong thức ăn thô, xanh, thành các tiểu phần nhỏ hơn, khiến quá trình tiêu hóa của vật nuôi trở lên dễ dàng hơn. Trong quá trình ủ thức ăn, số lượng vi sinh vật có sinh trưởng tăng lên nhanh chóng. Động vật ăn thức ăn ủ men sẽ đưa các lợi khuẩn này vào cơ thể, giúp cân bằng tỷ lệ giữa vi sinh vật có lợi và có hại trong đường ruột vật nuôi. Các vi sinh vật có lợi chiếm cứ hết vị trí trong thành ruột, cạnh tranh dinh dưỡng, ôxy với vi sinh vật gây bệnh, tăng cường tính miễn dịch của vật nuôi. Một số vi khuẩn tiết kháng sinh ức chế hoạt động của nhóm vi khuẩn E. coli gây bệnh đường ruột. Ngoài các chất vi lượng như canxi, magie, mangan, sắt, kẽm,…thường có sẵn trong chế phẩm thì khi vi sinh vật hoạt động sẽ sản sinh thêm vi lượng và vitamin, protein, acid amine, các acid hữu cơ thiết yếu sẽ giúp kích thích tiêu hóa, hấp thụ thức ăn hiệu quả hơn. Việc ủ thức ăn thô xanh, còn giúp dự trữ nguồn thức ăn cho vật nuôi, nhất là trâu, bờ trong mùa đông thiếu cỏ xanh.

4. Mô hình sử dụng thảo dược và chế phẩm EM nuôi lợn tại Trang trại Hiền Thục ( Nghĩa Hưng – Nam Định)

           Trang trại Hiền Thục là hội viên của Hội Làm vườn tỉnh Nam Định đã sử dụng chế phẩm thảo dược PIG-GUARD ( trộn vào cám và hòa vào nước uống )+ phối trộn thảo dược ( đẳng sâm, khổ sâm, kim ngân, quế chi, thảo quả, bỗng rượu...) và chế phẩm men vi sinh EM vào thức ăn tổng hợp ( đậu tương, bột cá, cám...), kết hợp với làm hầm biogar cải tiến ( 3 bể lắng), nuôi trên đệm lót sinh học trong chăn nuôi 300-500con lợn/năm có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra 2 sản phẩm được Ủy ban ND tỉnh Nam Định chứng nhận OCOP 3 sao:  thịt lợn Hiền Thục thảo dược  và ruốc thịt lợn Hiền Thục thảo dược.

 

20220713_105700 (600 x 450)

Trang trại có 3 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao

20220713_102533 (500 x 375)

Chế phẩm thảo dược

20220713_102941 (500 x 375)

Một loại thảo dược

20220713_102239 (600 x 450)

Chủ trang trại Hiền Thục đang giới thiệu với các Lãnh đạo Hội Làm vườn Việt Nam

cách pha chế phẩm thảo dược và chế phẩm vi sinh EM nuôi lợn 

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 18
  • Lượt xem theo ngày: 4797
  • Tổng truy cập: 3688311