CHẾ PHẨM VI SINH - 10. Vi sinh vật hữu ích bản địa - Hội Làm vườn Việt Nam

CHẾ PHẨM VI SINH 10. Vi sinh vật hữu ích bản địa

BBT: Ưu điểm lớn nhất của việc ứng dụng vi sinh vật bản địa là có thể “bắt” vi sinh vật có ích ngoài tự nhiên ở vùng sản xuất; các vi sinh vật này có sẵn và phù hợp với điều kiện môi trường, chế độ canh tác ở địa phương, có hoạt tính cao khi được nhân bản để thả lại vào tự nhiên hoặc được dùng để tạo ra chế phẩm vi sinh.  

CHẾ PHẨM VI SINH - 10. Vi sinh vật hữu ích bản địa

PSG. TS Trần Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chuyển giao và dịch vụ

Công nghệ sinh học Hữu cơ (Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam)

1. Vi sinh vật hữu ích bản địa là gì ?

Là những vi sinh vật tồn tại trong môi trường tự nhiên, chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường, nơi chúng tồn tại, có khả năng phân hủy nhanh các chất hữu cơ (Singh and Sharma, 2003).

Ưu điểm lớn nhất của việc ứng dụng vi sinh vật bản địa vào sản xuất nông nghiệp là có thể “bắt” vi sinh vật có ích ở bất cứ đâu, đi đến đâu bắt đến đó ngoài tự nhiên. Sau đó, những vi sinh vật bản địa có ích này sẽ được nhân bản để thả lại vào tự nhiên hoặc được dùng để tạo ra chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất, chất lượng, đồng thời giảm giá thành đầu vào.

2. Lý do nên sử dụng vi sinh vật bản địa để sản xuất chế phẩm sinh học

- Các chủng vi sinh vật hữu ích bản địa là chủng gốc, bẫy bắt  từ môi trường tự nhiên.

- Các chế phẩm từ chủng gốc bản địa phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương

- Nguyên liệu sản xuất các chế phẩm vi sinh sẵn có ở địa phương; phù hợp cho canh tác hữu cơ.

- Sản xuất chế phẩm có thể thực hiện ở mọi địa bàn với cơ sở hạ tầng đơn giản.

- Không yêu cầu nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị hiện đại, đắt tiền.

- Có thể sử dụng nguồn lao động nông nhàn của địa phương.

- Chất lượng và giá thành sản phẩm có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại trên thị trường.

3. Giới thiệu 9 chế phẩm vi sinh của Trung tâm

- VOH 1- Phân khô bón rễ:  có tác dụng cải tạo đất ô nhiễm , cung cấp dưỡng chất/kích thích sự phát triển của cây, nâng cao năng suất, chất lượng. Cây ngắn ngày bón 30-35kg/sào BB; Cây lâu năm:   1-1,5 kg/cây.

- VOH 2 - Khử mùi phân, không khí chuồng nuôi: Chuồng trại hết mùi hôi ngay sau khi phun dung dịch VOH 2 (0.5 %-1%)  1lít/100 – 200 m2. Cách dùng: 2 lít chế phẩm + 4-8 lít nước/1 tấn phân; hòa 1 lít chế phẩm + 6 lít nước/100 m2 nền chuồng.

xu ly chuong lon         xu ly chuong ga

- VOH 3-Ủ phân: 3-4 lít chế phẩm + 10 lít nước/1 tấn phân + 15% mùn sinh học (mùn cưa, rơm, rạ, cỏ… (3-5 mm) + 15% đất.

- VOH 4 - Đệm lót sinh học: 1 lít chế phẩm + 15 lít nước/1 m3 ( mùn cưa: 70% + đất:30%)

- VOH 5-Ủ thức ăn:  1 lít chế phẩm + 1kg rỉ mật + 8 lít nước sạch/100-300 kg TA

- VOH 6 - Xử lý môi trường ao nuôi thủy sản: 1 lít chế phẩm + 20 lít nước/100 m3 nước (trước và trong khi nuôi). Xử lý 100 m2 đáy ao sau khi thu hoạch.

xử lý ao nuôi

- VOH 7- Bón lá cây ngắn ngày: 50-70 ml chế phẩm + 18 lít nước, 7-10 ngày sau khi xuống giống, phun ướt đều mặt lá

- VOH 8-  Bón lá cây lâu năm:  50 – 70 ml chế phẩm + 18 lít nước phun 4 lần/năm( cây mới trồng); 2 lân/năm( cây đang thu hoạch 

- VOH 10 - Phòng trị bệnh vật nuôi: Pha loãng với nước sạch, tạo dung dịch 1%; đối với lợn 25-30 ngày tuổi: 5 ml/ngày, uống 3 ngày; Gia cầm 15-20 ngày tuổi: 3 ml/ngày, uống 3 ngày.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 42
  • Lượt xem theo ngày: 6598
  • Tổng truy cập: 3854641