OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
CHẾ PHẨM VI SINH - 4. Xử lý chất thải hữu cơ - Hội Làm vườn Việt Nam

CHẾ PHẨM VI SINH 4. Xử lý chất thải hữu cơ

BBT: Để biến chất thải hữu cơ thành sản phẩm có ích và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải hữu cơ gây ra, các nhà khoa học đã tạo ra nhiều loại chế phẩm vi sinh vật ( còn gọi men vi sinh) sử dụng để phân giải các chất thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ (compost), phân bón hữu cơ sinh học, đệm lót sinh học trong chăn nuôi ( khử mùi hôi thối) hay làm sạch môi trường nước nuôi trồng thủy sản…

CHẾ PHẨM SINH HOC – 4. Xử lý chất thải hữu cơ

TS. Phạm Đồng Quảng - VACVINA (tổng hợp)

           1. Khái niệm

           Theo khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Chất thải tồn tại ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ. Chất thải hữu cơ là chất thải có nguồn gốc sinh học đến từ sinh vật sống được thải ra trong quá trình sản xuất trồng trọt ( rơm rạ, cành, lá cây…), chăn nuôi ( phân, nước giải…), thủy sản ( bùn thải, khí độc NH3…), chế biến nông thủy sản ( vỏ cà phê, trấu, mùn cưa, bã mía, bã sắn, vỏ quả, hạt …; phế thải từ chế biến thủy sản, giết mổ…) hoặc từ sinh hoạt của con người ( thức ăn thừa, vỏ quả, vỏ trứng; rau, hoa loại  thải; giấy loại…).

           Trong tự nhiên, chất hữu cơ nói chung, chất thải hữu cơ nói riêng là “ thức ăn” của các loài vi sinh vật, (vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm…) chúng sẽ tiết ra các loại enzim ( men) phân hủy chất thải hữu cơ (ví dụ, cellulase phân giải cellulose, protease  phân giải protein, lipase     phân giải lipit…) hình thành CO2, nước, metan (CH4) và chất mùn (axit humic, fulvic…), các chất khoáng đa -trung-vi lương và các chất hữu cơ đơn giản hơn khác... Quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ, đặc biệt là phân, nước tiểu, phế thải từ chế biến nông thủy sản…cũng tạo ra các chất gây mùi hôi, thối khó chịu ( NH3, SH2...) là vấn đề lớn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hay bùn thải, khí NH3...gây ô nhiễm môi trường ao nuôi, làm cho cá tôm chậm lớn hoặc bị chết…

           Để biến các chất thải hữu cơ thành sản phẩm có ích và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường nêu trên, các nhà khoa học đã phân lập từ tự nhiên, nhân nuôi các loài vi sinh vật có hiệu lực cao phân giải chất hữu cơ , từ đó tạo ra nhiều loại chế phẩm vi sinh vật ( còn gọi men vi sinh) sử dụng trong ủ phân bón hữu cơ (compost), phân bón hữu cơ sinh học, tạo các đệm lót sinh học trong chăn nuôi ( khử mùi hôi thối) hay làm sạch môi trường nước nuôi trồng thủy sản…

         Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (Điều 61) sử dụng các cụm từ “sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi”, “sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản”, “sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi”…Thực tế, đó là các chế phẩm vi sinh được sử dụng để phân giải các chất thải hữu cơ, khử mùi hôi thối, làm sạch môi trường trong chăn nuôi, thủy sản…

           2. Một số cách thức xử lý chất thải hữu cơ trong nông nghiệp

         a) Sản xuất phân bón hữu cơ ở các quy mô công nghiệp, nông trại, hộ gia đình là một cách thức phổ biến nhất ( xem Bài 1. Phân bón hữu cơ đăng tải trên trang WEB của VACVINA)

         b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên đệm lót sinh học ( xem bài tổng hợp về chủ đề này trên trang WEB của VACVINA);

         c) Xử lý bùn thải, khí độc cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản ( xem bài tổng hợp về chủ đề này trên trang WEB của VACVINA);

          d) Làm giá thể nuôi trồng nấm và các cách thức khác...

           3. Một số loại chế phẩm sinh học phổ biến để phân giải chất thải hữu cơ

           Chế phẩm vi sinh phân giải chất thải hữu cơ trên thị trường có nhiều loại, nhiều tên thương mại khác nhau, tuy nhiên 2 nhóm phổ biến nhất là chế phẩm EM và chế phẩm Trichoderma.

          a) Chế phẩm vi sinh EM

           Chế phẩm vi sinh EM ( gọi tắt chế phẩm EM) là viết tắt tên tiếng anh Effective Microorganisms - vi sinh vật hữu hiệu, do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa – trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980. Chế phẩm EM là tập hợp hơn 80 loại vi sinh vật có ích thuộc 5 nhóm khác nhau, sống cộng sinh trong cùng môi trường, tạo ra một cộng động hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển, số lượng được nhân lên rất nhanh qua quá trình lên men; chúng lấn áp, hạn chế các vi sinh vật có hại trong môi trường khi được sử dụng. 

           Do có 5 nhòm vi sinh vật, nên ngoài việc sử dụng trong phân giải chất thải hữu cơ, chế phẩm EM còn sử dụng với các mục đích khác theo vai trò của từng nhóm vi sinh vật có trong chế phẩm như sau:

           - Nhóm vi khuẩn quang hợp: có khả năng tổng hợp ra chất hữu cơ và chất dinh dưỡng từ CO2 VÀ H2O cho cây trồng.

           - Nhóm vi khuẩn axit lactic: phân huỷ nhanh chất hữu cơ làm mất mùi thối, giảm khí độc và làm sạch môi trường; chuyển hóa những dạng khó phân hủy thành những dạng mà cây trồng vật nuôi có thể hấp thu được.

           - Nhóm nấm: tạo ra các chất giúp sinh trưởng cho cây trồng và vi sinh vật như vitamim và các axitamin…

           - Nhóm xạ khuẩn: sản sinh chất kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ.

           - Nhóm vi khuẩn cố định nitơ:  sử dụng chất hữu cơ của nhóm vi khuẩn quang hợp để chuyển nitơ (N) trong không khí thành các hợp chất nitơ cây trồng hấp thụ được. 

           Từ chế phẩm EM gốc hay còn gọi là EM1 người ta điều chế thành những dạng sản phẩm khác nhau tùy theo mục đích sử dụng như: 

           - EM thứ cấp hay EM2 có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, khử trùng, làm sạch môi trường, cải thiện tính chất hoá lý của đất, tăng trưởng vật nuôi.

           - EM5  có tác dụng hạn chế, phòng ngừa sâu – bệnh, tăng cường khả năng đề kháng, chống chịu của cây trồng, tăng trưởng của cây trồng…

           - EM FPE hay gọi là EM thực vật Fermented plant extract có tác dụng kích thích sinh trưởng cây trồng và tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

           - EM-Bokashi có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, tăng trưởng cây trồng và vật nuôi, chăn nuôi hạn chế dịch bệnh, làm sạch môi trường…

           Vì vậy, trên thị trường chế phẩm EM có nhiều tên gọi khác nhau theo dạng pha chế, mục đích sử dụng, thương hiệu doanh nghiệp…

             b) Chế phẩm Trichoderma

           Chế phẩm Trichoderma là nhóm chế phẩm vi sinh chứa nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng có nhiều lợi ích như:

           - Sinh tổng hợp các enzyme: cellulase, chitinase, protease… phân giải các chất xơ, chitin, lignin, pectin,… trong phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng cây có thể hấp thu và chuyển hóa thành chất mùn, tăng độ phì khi bón vào đất.

           - Giúp khống chế và tiêu diệt các loại nấm gây bệnh thối rễ, chết rễ, héo khô cho cây trồng như Rhizoctonia solani, Fusarium, Phytophthora, Sclerotium...; kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ cây trồng.

          - Phân hủy phân hầm cầu, xử lý đáy ao hồ nuôi tôm cá, khử mùi hôi ở bãi phân, chuồng trại, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

          Trên thị trường chế phẩm Trichoderma có nhiều loại sản phẩm mang tên gọi, thương hiệu khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Việc sử dụng cần theo đúng chỉ dẫn trên bao bì của nhà sản xuất để đạt hiệu quả cao.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 36
  • Lượt xem theo ngày: 6138
  • Tổng truy cập: 3689652