CHẾ PHẨM VI SINH - 9. GS. TS. Nguyễn Quang Thạch: Từ EMINA đến KMINA - Hội Làm vườn Việt Nam

CHẾ PHẨM VI SINH 9. GS. TS. Nguyễn Quang Thạch: Từ EMINA đến KMINA

BBT: GS.TS Nguyễn Quang Thạch được giao làm Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước  (1998 – 2000) nghiên cứu về thành phần và hiệu quả của chế phẩm EM và đề xuất sử dụng tại Việt Nam. Sau đó ông có nhiều dịp gặp, làm việc với GS.TS. Teruo Higa – Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản, người sáng tạo ra chế phẩm vi sinh EM nổi tiếng trên thế giới...

CHẾ PHẨM VI SINH - 9. GS. TS. Nguyễn Quang Thạch:

Từ EMINA đến KMINA

 Theo GS. TS. NGND. Nguyễn Quang Thạch

1. Từ EMINA…

           - Chế phẩm vi sinh EM ( gọi tắt chế phẩm EM) là viết tắt tên tiếng anh Effective Microorganisms - vi sinh vật hữu hiệu, do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa – Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn từ đầu những năm 1980 ở nhiều nước trên thế giới. Theo giới thiệu EM là tập hợp của 80 loài vi sinh vật kị khí và yếm khí thuộc 10 chi khác nhau.

           - Tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Quang Thạch là 1 trong số những người Việt Nam đầu tiên tiếp cận chế phẩm sinh học này. Ông được giao làm Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước  (1998 – 2000) nghiên cứu về thành phần và hiệu quả của chế phẩm EM và đề xuất sử dụng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định, EM gồm 5 nhóm vi sinh vật chủ yếu: Vi khuẩn Lactic, Vi khuẩn Bacillus, Vi khuẩn quang hợp, Nấm men và Nấm sợi. Thời điểm đó, mặc dù tính hiệu quả của chế phẩm EM đã được xác định trên thế giới cùng như từ đề tài nghiên cứu, nhưng việc sử dụng chúng ở Việt Nam còn có nhiều tranh luận. Không ít ý kiến cho rằng, đây là chế phẩm nhập ngoại, vấn đề kiểm soát sinh vật lạ là điều bức xúc; giá thành sản phẩm cũng là vấn đề cần xem xét…

20220923_173009 (500 x 375)

GS.TS Nguyễn Quang Thạch và GS.TS. Teruo Higa ( thứ 1 và 2 từ bên trái) tại Nhật Bản

           - Vì vậy, Bộ KH&CN chỉ đạo cần phải tạo ra các chế phẩm EM mang tên Việt Nam. Dựa trên nguyên tắc hoạt động và phối chế của chế phẩm EM, nhiều cơ quan ở Việt Nam đã  dày công nghiên cứu và sản xuất ra các dạng EM của Việt Nam như: EMINA của Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội do GS.TS. Nguyễn Quang Thạch đứng đầu, hay chế phẩm EMUNI của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội…

           - EMINA là chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu chủ yếu gồm: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn Lactobacillus, vi khuẩn Bacillus (Bacillus  subtilis, Bacillus licheniformis…) và nấm men Saccharomyces. Các vi sinh vật hữu hiệu này được phân lập từ  tự  nhiên hoàn toàn không độc với người, động vật và môi trường và rất dễ sử dụng. Do được nghiên cứu, phân lập và chế xuất trong nước nên giá thành thấp và có nhiều đặc tính ưu việt  hơn so với các sản phẩm cùng loại nhập ngoại.

           - Vi khuẩn Lactic +Vi khuẩn bacillus + Nấm men + Vi khuẩn quang hợp + hỗn hợp với nhau tạo nên hiệu quả cho EMINA. Vai trò của từng nhóm vi sinh vật trong chế phẩm EMINA như sau: Vi khuẩn Lactic: ngăn ngừa vi khuẩn có hại, Giảm mùi hôi thối của môi trường, Tăng khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Vi khuẩn Bacillus: Phân hủy hữu cơ (amylase, protease…), cạnh tranh sinh họcGiảm sự phát triển của Vibrio, vi khuẩn có hại và nguyên sinh động vật. Nấm men: Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất; tạo các chất có hoạt tính sinh học như: hoocmon, enzyme; trong thành phần nấm men có nhiều loại vitamin và axit amin không thay thế. Nấm men còn tạo ra các chất hoạt động sinh học như các hócmon và enzym thúc đẩy các tế bào, vùng rễ hoạt động. Vi khuẩn quang hợp: Là vi khuẩn quang tự dưỡng, có hàng loạt vai trò quan trọng :Tạo sản phẩm quang hợp, Tạo phytohoocmon, axit amin, hòa tan photpho, cố định Nito; chuyển hóa NH3 ( ammoniac), H2S ( hydrogen sulfide) thành chất không mùi…

           - Hiệu quả của EMINA cụ thể như sau: Tăng cường đa dạng vi sinh vật đất; bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra; cải thiện chất lượng và tăng cường hiệu quả của việc sử dụng chất hữu cơ của cây trồng; tăng khả năng chuyển hoá thức ăn, kích thích tốc độ phát triển của vật nuôi…

2. Đến KMINA

            - Từ thực tiễn cho thấy, các chế phẩm trên (EM, EMUNI, EMINA) chưa đáp ứng được nhu cầu người dùng, đặc biệt về tác dụng khử mùi. Nhóm nghiên cứu Vi sinh vật của Viện Nghiên cứu và Phát triển Sinh học Nông nghiệp Tiên Tiến- Đại học Nguyễn Tất Thành đã tập trung nghiên cứu cải thiện đặc tính này của chế phẩm. Kết quả đã ra đời được chế phẩm KMINA, trong đó KM nghĩa là khử mùi, INA là tên gốc của chế phẩm EMINA cũng do chính tác giả  ( GS TS NGND Nguyễn Quang Thạch) của chế phẩm KMINA tạo ra.

           - Kết quả nghiên cứu của TS. Dương Văn Hợp - ĐH QGHN, 2022 cho thấy thành phần VSV hữu hiệu trong chế phẩm KMINA và EMINA tương tự nhau, tuy nhiên mật độ VSV trong KMINA cao hơn hẳn so với EMINA, đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu lực xử lý, đặc biệt xử lý mùi hôi của KMINA cao hơn hẳn so với EMINA.

           - Kết quả mô hình sử dụng KMINA thứ cấp pha loãng 1/1000 để khử mùi hôi trong chăn nuôi gà tại trại gà ông Vũ Văn Yên - Thôn Ngoại, Minh Hoà. Kinh Môn và Công Ty Long Phát QLC - Kinh Môn chuyên nuôi bò rất khả quan. Kết quả dùng thiết bị chuyên dùng đo nồng độ các chất gây mùi hôi tại trại chăn nuôi gà cho thấy các chỉ tiêu sau xử lý chuồng trại đều giảm đáng kể so với trước khi xử lý bằng chế phẩm KMINA. Ví dụ, kết quả đo ngày 5/8/2022 hàm lượng các chất gây mùi hôi sau 25 phút xử lý bằng KMINA như sau: SO2 từ 0,6 ->0,3 ( giảm 50%), NO từ 1296 -> 641 ( giảm 51%), NH3: 0,7 ->0 ( giảm 100%), H2S từ 358->196 ( giảm 45%)…

Vi sinh vật tổng số

Môi trường

EMINA

KMINA

Bacillus

PCA, Xử lý 80 oC/15 min

5.2 x108cfu/ml

1 x 109 cfu/ml

Lactobacillus

MRS

4.5 x108cfu/ml

1 x 109 cfu/ml

Nấm men (Streptomysin)

Martin’s RoseBelgal

2.7 x106cfu/ml

2 x 108 cfu/ml

Vi khuẩn quang hợp tía Rhodobacteria

DSMZ-27

2.4 x106 cfu/ml

 4 x 108 cfu/ml

E. coli

EMB

- Không phát hiện tại độ pha loãng 10-6 

- Không phát hiện tại độ pha loãng 10-6 

         20220924_155133 (500 x 375)

Mô hình phun KMINA 1/1000 để khử mùi hôi tại Công Ty Long Phát QLC - Kinh Môn

 

            - Mô hình sản xuất, sử dụng đạm cá bằng chế phẩm KMINA tại Kinh môn – Hải Dương: Đạm cá được chế tạo như sau : 1kg cá + 3 lít nước + 300 g rỉ đương hay 300 g đường đen + 50ml chế phẩm KMINA  thứ cấp cho vào thùng kín ( nhưng không đậy chặt, tránh gây tức hơi). Ủ tron 20 ngày , cá chìm hết xuống đáy , dịch khôngcó mùi hôi là có thể đem dùng. Đạm cá là dạng phân bón đạm hữu cơ  chế từ cá nhưng  không có mùi hôi , thay thế nguồn phân bón đạm vô cơ dùng cho tất cả các đối tượng cây trồng : ây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa, cây dược liêu, cây thức ăn gia súc…. Nồng độ dùng tuỳ theo đối tượng có thể pha loãng từ  1 đến  2% trong nước.  Đạm cá sẽ kích thích sự ra chồi búp (chè), sự ra lá, ra hoa kết quả; tăng năng suất cây trồng; cải thiện chất lượng dinh dưỡng, chất lượng ăn uống , mẫu mã các sản phẩm rau, hoa quả; ngăn chặn côn trùng,vi sinh vật gây hại; tăng cường khả năng miễn dịch cho cây trồng. Để tăng thêm hiệu quả có thể  sử dung chung với phân khoáng có nguồn K. P như KH2PO4 hoặc phân vi lượng. Khi dùng pha tỷ lệ 1-2:100 hoặc 1:200 (tùy theo chủng loại) phun lên lá, hoa, quả và tưới gốc.

20220924_155249 (500 x 375)

20220924_155350 (500 x 375)

Mô hình sử dụng đạm cá trồng rau quả tại huyện Kinh môn- Hải Dương

           - Tóm lại, chế phẩm KMINA là 1 loại chế phẩm VSV hữu hiệu mới , có tác dụng tương tự EM, EMUNI, EMINA… nhưng hiệu quả cao , đặc biệt là khử mùi hôi và phân giải chất thải nhanh hơn do mật độ các vi sinh vật hữu hiệu cao hơn. Chế phẩm rất có triển vọng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ (ủ phân bón hữu cơ compost, xử lý môi trường chăn nuôi, thuỷ sản; ngâm ủ phân có độ đam cao - đạm cá, đạm đậu tương ...). 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 11
  • Lượt xem theo ngày: 3415
  • Tổng truy cập: 3828317