OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam thăm và làm việc với Hội Làm vườn các tỉnh Sơn La, Điện Biên. - Hội Làm vườn Việt Nam

Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam thăm và làm việc với Hội Làm vườn các tỉnh Sơn La, Điện Biên.

Từ các ngày 19 đến 22 tháng 10 năm 2015, GS. Ngô Thế Dân-Chủ tịch và đoàn cán bộ Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam đã đi thăm và làm việc tại một số tỉnh Tây Bắc là Sơn La và Điện Biên. Trong thời gian làm việc tại các tỉnh trên, đoàn đã thăm một số mô hình kinh tế hợp tác gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo quy mô hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và làm việc với lãnh đạo Hội, Sở Nông nghiệp về phát triển kinh tế VAC và xây dựng tổ chức hội ở địa phương.

 son la-dien bien 2015 030

GS. Ngô Thế Dân trả lời câu hỏi của bà con nông dân tham gia lớp tập huấn

về ghép nhãn cải tạo tại Mộc Châu

Tại huyện Mộc Châu (Sơn La), Giáo sư Ngô Thế Dân - Chủ tịch Hội đã nói chuyện và trả lời các câu hỏi của hội viên HLV huyện Mộc Châu đang tham dự lớp tập huấn về ghép cải tạo nhãn do Hội ngành nghề và phát triển nông thôn tỉnh Sơn la tổ chức. Trả lời câu hỏi của học viên về việc nên trồng cây ăn quả gì ở huyện Mộc Châu, GS cho rằng việc lựa chọn cây ăn quả ở Mộc Châu không chỉ dựa vào yếu tố tự nhiện mà còn phải căn cứ vào thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các vùng khác. Phát triển rau quả sạch là hướng đi đúng của Mộc Châu vì nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nhiều giống cây ăn quả ôn đới và có môi trường sạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

son la-dien bien 2015 058

Đoàn thăm Hợp tác xã rau an toàn Tự Nhiên tại Mộc Châu 

Tại Mộc Châu, đoàn cán bộ HLV VN đến thăm Hợp tác xã rau an toàn Tự Nhiên, Trang trại Hông Công trồng xoài, mắc ca, dâu tây của ông Cao Văn Công, Công ty cổ phân hoa cảnh Cao nguyên của ông Nguyễn Thanh Tuấn. Tại Hợp tác xã rau an toàn Tự Nhiên  tại xã Đông Sang (Mộc Châu), bà Nguyễn Thị Luyến- Chủ nhiệm HTX cho biết: HTX mới thành lập vào năm 2011 với 19 thành viên là hội viên nông dân, số vốn ban đầu 200 triệu đồng và 7,5 ha đất canh tác. Ban đầu HTX hoạt động nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu tự cung cấp cho nhân dân trong xã và các vùng lân cận. Sau khi được tập huấn hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật trồng rau theo quy trình VietGAP như: lựa chọn đất canh tác, nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống rau, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, đóng gói... Ban chủ nhiệm HTX đã vận động xã viên trồng thử nghiệm các loại rau: cà chua, bắp cải, xu hào, xà lách và các loại rau ăn lá trên diện tích đất của gia đình. Do tuân thủ đúng quy trình sản xuất, cộng thêm điều kiện thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng, kết quả cuối vụ đạt trên 100 tấn rau, củ, quả các loại với giá bán bình quân 7 nghìn đồng/kg, thu trên 700 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 200 triệu đồng. Qua quá trình trồng thử nghiệm thành công, Ban chủ nhiệm HTX đã tổ chức lại sản xuất kinh doanh, chuyển toàn bộ diện tích sang trồng rau an toàn theo quy trình VietGAP. Năm 2012, HTX kết nạp thêm 5 hộ gia đình; năm 2014 kết nạp thêm 14 hộ gia đình tăng diện tích sản xuất lên 13 ha; trong đó diện tích khung sắt có mái che là 5 ha. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, HTX đã mở rộng tìm kiếm khách hàng, thị trường tiềm năng trên địa bàn các tỉnh lân cận và các siêu thị lớn ở Hà Nội như: Big Green, Metro, Fivimart... Đến nay, mỗi năm HTX đã cung cấp 300-350 tấn các loại rau, củ, quả sạch đảm bảo chất lượng VietGAP, đời sống của xã viên ngày càng được cải thiện, yên tâm lao động, sản xuất. Sản phẩm của xã viên HTX đều được các công ty, siêu thị, doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu.

ba luyen

Bà Luyến chủ nhiệm HTX rau an toàn Tự nhiên trao đổi với đoàn

về mô hình trồng rau sạch ở Mộc Châu  

Trao đổi với bà Luyến và ông Võ An-Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp và nông thôn tỉnh Sơn La, GS Ngô Thế Dân cho rằng đây là mô hình tổ hợp tác điển hình gắn kết sản xuất với việc tiêu thụ sản phẩm do dân tự tổ chức cần được nhân rộng. GS Ngô Thế Dân cho biết Trung ương Hội cũng đang được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nghiên cứu để xây dựng những mô hình VACB gắn với tiêu thụ sản phẩm đẻ xây dưng chính sách hỗ trợ cho các tổ hợp tác, Hợp tác xã phát triển sản xuất theo chuỗi giá giá trị. Chủ tịch Hội đề nghị Hội Ngành nghề nông nghiệp và nông thôn tỉnh Sơn La hỗ trợ giúp Hợp tác xã về đào tạo, tập huấn và kiến nghị với cơ quan chức năng của địa phương có một số chính sách hỗ trợ như vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đầu tư áp dụng công nghệ cao sản xuất rau sạch…

son la-dien bien 2015 108 

Đoàn cán bộ Trung ương Hội làm việc với lãnh đạo Sở NN&PTNT Điện Biên 

Tại tỉnh Điện Biên, GS Ngô Thế Dân và đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên về thành lập tổ chức Hội tại địa phương. Chủ tịch Hội cho rằng: Điện Biên là tỉnh miền núi phía Bắc có tiềm năng lớn phát triển kinh tế VAC. Việc thành lập tổ chức xã hội-nghề nghiệp như Hội Làm vườn sẽ giúp nông dân chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hình thành chuỗi liên kết giữa các nhóm hộ. Về tên gọi của hội thì tuỳ theo địa phương có thể có tên gọi khác nhau như: Hội Làm vườn và Trang trại như ở Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh hoặc Sinh vật cảnh & Làm vườn như tỉnh Phú Thọ, hoặc cả tỉnh chỉ có một hội như Hội Ngành nghề nông nghiệp và nông thôn tỉnh Sơn La. Tuy nhiên các hội trên đều là thành viên và sinh hoạt với Hội Làm vườn Việt Nam. Vì vậy, Hội Làm vườn Việt Nam đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem xét và tạo điều kiện cho việc thành lập tổ chức Hội ở tỉnh nhà. Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện cho việc thành lập Hội và sau khi thành lập mời tham gia là Hội thành viên của Hội Làm vườn Việt Nam.

cao su 2

Cây cao su dã 6-7 tuổi trồng trên đất dốc tại Điện Biên 

Ngay sau khi làm việc với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT  tỉnh Điện Biên, đoàn đã thăm mô hình phát triển cây cao su tại Điện Biên và cây cà phê tại Mường Ảng. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT  tỉnh cho biết cây cao su bắt đầu bén rễ tại tỉnh Điện Biên từ năm 2008 và hàng nghìn hộ gia đình trên địa bàn đã góp đất trồng hơn 4.600ha, trong đó có 3.600ha thuộc quyền quản lý của Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên, hơn 1.000 ha thuộc quản lý của Công ty Cổ phần Cao su Mường Nhé. Vài năm đầu bà con nông dân còn được hưởng tiền công từ việc trồng và chăm sóc cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản, nhưng khi bước vào thời kỳ chăm sóc thì ngày công thu hoạch chẳng được bao nhiêu. Hiện nay, cây cao su đã vào thời kỳ thu hoạch người dân chỉ mong tới ngày cạo mủ để được chia lợi nhuận. Nhưng đến nay, toàn tỉnh chưa có diện tích nào thu hoạch do giá mủ cao su hiện đang ở mức thấp. Quan sát vườn cây cao su tại hiện trường, GS Ngô thế Dân cho rằng vườn cây cao su đang trồng đã đến tuổi khai thác. Do chưa khai thác thử, nên chưa thể đánh giá kết quả việc trồng cao su ở địa phương về hiệu quả kinh tế. Ngoài ra sau này còn cần có những nghiên cứu sâu về tác động của trồng cao su đến vấn đề xã hội và môi trường (nhiễm độc nguồn nước, tác động đến cư trú của chim và động vật hoang dại) mới có cơ sở xác định nên tiếp tục mở rộng trồng cao su hay không. Tuy nhiên khác với các tỉnh Tây Nguyên và Đông nam bộ trồng cao su trên diện tích đất bằng phẳng, việc trồng cao su ở Điện Biên độ dốc cao sẽ rất khó cho người dân cạo mủ và vận chuyển mủ sau khai thác. Mặt khác, đây là cây lâu năm, nếu không có chính sách hỗ trợ trong giai đoạn trước thu hoạch thì việc bảo đảm đời sống cho đồng bào dân tộc trồng cao su sẽ gặp khó khăn. Cao su ngoài cạo mủ còn là cây lấy gỗ và có độ che phủ tốt, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT giúp UBND tỉnh nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho người trồng cao su thời kỳ trước thu hoạch (5-6 năm) được hưởng chính sách trồng rừng bảo vệ môi trường.

son la-dien bien 2015 139

Cà phê trồng ở Mường Ảng - Điên Biên

Thăm vườn cà phê tại Mường Ảng (Điện Biên), một chủ vườn ở đây cho biết hiện nay giá cà phê giảm mạnh chỉ bán được 4000 đồng/kg hạt tươi, riêng tiền thuê hái đã mất 2000 đồng/ kg hạt nên người trồng không có lãi thâm chí lỗ vốn. Do việc thu mua cà phê hiện nay do các đầu lậu với thủ đoạn ép giá như thu gom trước tất cả hạt cà phê của các hộ gia đình tạm trữ lại ở một kho nào đó của họ,  sau đó mới thỏa thuận giá ở các thời điểm khác nhau, nên người sản xuất rất thiệt thòi.

son la-dien bien 2015 170

Đoàn làm việc với Trang trsị chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Công Bắc ở huyện Mai Sơn 

Trên đường về Hà Nội, theo đề nghị của Hội Làm vườn tỉnh Sơn La, đoàn đã thăm một số mô hình trồng cà phê, trồng hoa và chăn nuôi lợn ở Mai Sơn và TP. Sơn La. Thăm trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Công Bắc ở xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn có quy mô trên 3000 con, trong đó có 750 con lợn nái và 2500 con lợn thịt. Gần 8 năm đầu tư phát triển chăn nuôi, trang trại của ông được coi là một trong những trang trại điển hình của tỉnh về áp dụng áp dụng tiến bộ kỹ thuật về phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi khép kín. Ông Bắc cho biết trang trại được chia làm 8 khu chuồng, gồm 4 khu chuồng nuôi lợn nái, 3 khu chuồng nuôi lợn thịt và 1 khu chuồng cách ly. Việc phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi được kiểm soát nghiêm ngặt, công nhân trong trang trại hay người ngoài đến tham quan đều phải qua phòng sát trùng và được giám sát bằng thiết bị hình ảnh. Hiện tại khu chuồng chăn nuôi có 32 camera lắp đặt trong và ngoài chuồng. Các khâu khử trùng, sát trùng của công nhân được thực hiện theo quy trình, đảm bảo vệ sinh, an toàn. Chuồng lợn có đèn điện, xung quanh lắp cửa kính, đầu chuồng lắp đặt dàn mát, cuối chuồng có quạt hút giúp dễ dàng lưu thông hơi nước và không khí. Dây chuyền cho ăn và vệ sinh đều khép kín, lợn được uống nước sạch có vòi bú tự động, ăn thức ăn công nghiệp đạt chuẩn của Công ty thức ăn chăn nuôi CP, chuồng trại thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ. Mỗi con lợn nái đều có thẻ lịch ghi nguồn gốc của lợn: số tai, ngày sinh, ngày nhập, số tai bố, số tai mẹ. Hàng năm cứ theo định kì cán bộ Công ty thức ăn chăn nuôi CP hoặc cán bộ thú y huyện đến tiêm phòng, vắc xin, sát trùng cho đàn lợn. Ước tính chi phí cho phòng dịch chiếm 4% doanh thu (gần 1 tỷ đồng). Thực tế chứng minh, sau gần 8 năm chăn nuôi, trang trại của ông chưa lần nào phát dịch, tổng đàn được duy trì, sản lượng cao. So với mô hình chăn nuôi cũ thì mô hình chăn nuôi khép kín có ưu điểm hơn là đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm nhân công lao động (từ 10-12 người), giảm lượng thức ăn (1,0-1,5kg/ kg lợn hơi). Từ khu chuồng trại này, lợn giống, lợn thịt chất lượng cao không chỉ được cung cấp cho các huyện trong tỉnh như Mường La, Mai Sơn, Thuận Châu mà còn ở các tỉnh khác như Điện Biên, Hà Nộị. Mỗi năm, trang trại xuất ra khoảng 12.000 con lợn giống và hàng trăm tấn lợn hơi, doanh thu năm 2014 đạt 24 tỷ đồng, lợi nhuận thu về gần 3 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 20 lao động địa phương. Dự kiến năm 2015, doanh thu trang trại đạt khoảng 28 tỷ đồng. Trao đổi với ông Bắc, GS Ngô Thế Dân đánh giá cao việc mạnh dạn áp dụng công nghệ hiên đại vào chăn nuội của gia đình ông Bắc. Nhất là việc đảm bảo chuồng trại sạch và sử lý chất thải để giảm thải ô nhiễm ra khu vực xung quanh rất tốt và đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện cho ông Bắc và các chủ trang trại chăn nuôi của địa phương vay vốn để mở rộng sản xuất theo hướng áp dụng các công nghệ cao đảm bảo an toàn thực phẩm./.  

                                                                                              Đỗ Văn Hòa -CVP HLV VN

 

 son la-dien bien 2015 219

Trang trại trồng hoa của gia đình ông Hà Duy Thưởng ở TP. Sơn La  

son la-dien bien 2015 228

 

Đoàn làm việc với Hội ngành nghề nông nghiệp và nông thôn tỉnh Sơn la 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 20
  • Lượt xem theo ngày: 3391
  • Tổng truy cập: 3682187