OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor
CƠ HỘI ĐỂ VIỆT NAM ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU CHUỐI, DỨA, DỪA VÀ SẦU RIÊNG SANG EU - Hội Làm vườn Việt Nam

CƠ HỘI ĐỂ VIỆT NAM ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU CHUỐI, DỨA, DỪA VÀ SẦU RIÊNG SANG EU

BBT: Từ tháng 8 năm 2020 Hiệp định EVFTA giữa EU và Việt nam có hiệu lực, hầu hết các loại rau quả của Việt nam xuất khẩu sang EU đã được cắt giảm thuế, đặc biệt theo quy định (EU) 2019/2072 ngày 28/11/2019 của Ủy ban châu Âu, có 4 loại quả Việt Nam khi nhập khẩu vào EU không cần Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật kèm theo gồm: Chuối, Dứa, Dừa, Sầu riêng đang tạo cơ hội rất lớn so với hàng các nước khác.  

CƠ HỘI ĐỂ VIỆT NAM ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT,

XUẤT KHẨU CHUỐI, DỨA, DỪA VÀ SẦU RIÊNG SANG EU

EU là một thị trường rộng lớn với gần 450 triệu dân và đang chiếm khoảng 45% giá trị thị trường rau quả xuất khẩu của Thế giới. Đây là một thị trường khó tính nhưng đem lại giá trị cao cho các nước xuất khẩu. Đặc biệt, người tiêu dùng EU rất ưa chuộng các loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam.

Các loại nông sản thực phẩm nguồn gốc động vật xuất khẩu sang EU phải được cơ quan có thẩm quyền của EU cấp phép nhập khẩu đối với từng mặt hàng. Tuy nhiên, đối với các loại nông sản nguồn gốc thực vật, trong đó có rau quả thì không cần giấy phép này. Thị trường EU mở cửa đối với tất cả các loại rau quả của các nước với điều kiện các lô hàng phải đáp ứng quy định của EU về an toàn thực phẩm (ATTP) và kiểm dịch thực vật (KDTV).

Từ tháng 8 năm 2020 Hiệp định EVFTA giữa EU và Việt nam có hiệu lực, hầu hết các loại rau quả của Việt nam xuất khẩu sang EU đã được cắt giảm thuế, có cơ hội để cạnh tranh trên thị trường EU với nhiều nước chưa có Hiệp định thương mại tự do với EU. Một năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19,  xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU đã có nhiều khởi sắc đáng kể. EU là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 4 của Việt Nam. Việt Nam đang là nước Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 30 nước xuất khẩu rau quả nhiều nhất sang EU.

Cùng với quy định về ATTP, quy định về  KDTV của EU rất khắt khe. EU yêu cầu nước xuất khẩu cần phải đảm bảo rằng các loại nông sản không được mang theo sinh vật hại, đặc biệt là tuyệt đối không được nhiễm các sinh vật hại KDTV của EU . Đây là một hàng rào kỹ thuật của EU đối với các nước xuất khẩu rau quả, trong đó có Việt Nam. Trong nhiều trường hợp, trước khi xuất khẩu vào EU, trái cây của các nước đã phải thực hiện các biện pháp loại bỏ các sinh vật hại thuộc diện KDTV của EU như: xây dựng các vùng trồng không nhiễm sinh vật hại, khử trùng các loại quả bằng hơi nước nóng … rất tốn kém và ảnh hưởng đến chất lượng quả. Một điều đáng chú ý là có nhiều đối tượng thuộc diện sinh vật hại KDTV của EU lại phổ biến tại Việt Nam như: ruồi đục quả, bọ trĩ, dòi đục thân, bệnh loét cam quýt do vi khuẩn, bệnh greening, bệnh đốm đen… EU còn đưa ra một danh sách 20 loại sinh vật hại đặc biệt nguy hiểm đối với EU phải kiểm soát nghiêm ngặt, trong đó có một số đối tượng gây hại tại Việt Nam như: ruồi đục quả, bệnh greening, bệnh đốm đen hại cam quýt.

EU cũng yêu cầu cơ quan KDTV của quốc gia xuất khẩu (tại Việt Nam là Cục Bảo vệ thực vật) phải kiểm tra kỹ lưỡng và cấp Giấy chứng nhận KDTV xuất khẩu cho các lô hàng nông sản nguồn gốc thực vật trước khi xuất khẩu sang EU để đảm bảo rằng các lô hàng đó đáp ứng đầy đủ quy định về KDTV của EU. Khi lô hàng đến sân bay, bến cảng của EU, cơ quan KDTV tại biên giới của nước nhập khẩu sẽ lấy mẫu kiểm tra 100% các lô hàng, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận KDTV nhập khẩu và được nhập khẩu, lưu thông tại EU. Trong trường hợp lô hàng không đáp ứng yêu cầu sẽ bị tiêu hủy và chủ hàng chịu mọi chi phí, rất tốn kém. Ngoài ra, cơ quan KDTV của EU sẽ cảnh báo cho nước xuất khẩu về việc lô hàng vi phạm quy định của EU. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần, EU sẽ quyết định ngừng nhập khẩu loại nông sản đó từ nước đã vi phạm . Như vậy, một vài doanh nghiệp không thực hiện tốt quy định của EU có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của cả nước.

Một điều rất đáng chú ý là theo quy định (EU) 2019/2072 ngày 28/11/2019 của Ủy ban châu Âu, có 5 loại quả khi nhập khẩu vào EU không cần Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật kèm theo gồm: Chuối, Dứa, Dừa, Sầu riêng, Chà là. Trong số 5 loại quả này thì Việt Nam chúng ta có 4 loại là Chuối, Dứa, Dừa và Sầu riêng. 

Như vậy, quy định hiện hành của EU đã tạo điều kiện cho 4 loại quả nói trên khi xuất khẩu đi EU không phải thực hiện các thủ tục KDTV xuất khẩu tại Việt Nam và chắc chắn khi nhập khẩu tại EU thủ tục này cũng đơn giản hơn nhiều. Các doanh nghiệp xuất khẩu 4 loại quả nói trên có thể giảm được thời gian và chi phí  kiểm dịch thực vật.

Cùng với việc cắt giảm thuế nhập khảu vào EU theo Hiệp định EVFTA, quy định nói trên của EU đang tạo một cơ hội rất tốt cho người làm vườn và các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt nam có thể khai thác để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu chuối, dứa, dừa và sầu riêng sang thị trường EU. Mặc dù vậy, hiện nay theo quy định của Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT thì 4 loại quả này khi xuất khẩu vẫn cần có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Vì vậy,  Cục Bảo vệ thực vật nên nghiên cứu, cập nhật quy định của EU để  tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi Thông tư nói trên, quy định các lô hàng chuối, dứa, dừa và sầu riêng xuất khẩu sang EU khi làm thủ tục hải quan  không cần phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật để giảm bớt các thủ tục và chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các loại trái cây này trong thời gian tới./.

                                                                       PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng

                                                                  Chủ tịch Hội Làm vườn Việt nam

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 72
  • Lượt xem theo ngày: 3994
  • Tổng truy cập: 3631145