Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Liên kết trong phát triển kinh tế vườn - cơ hội, thách thức và giải pháp” tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang - Hội Làm vườn Việt Nam

Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Liên kết trong phát triển kinh tế vườn cơ hội, thách thức và giải pháp” tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

BBT: Trong 2 ngày 8 – 9 tháng 11 năm 2018, Hội Làm vườn Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang với chủ đề “Liên kết trong phát triển kinh tế vườn - cơ hội, thách thức và giải pháp”

KN1

Số người tham dự Diễn đàn là 200 người, trong đó số đại biểu là nông dân có 140 người thuộc 5 tỉnh (Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái). Đã có 15 câu hỏi của nông dân đặt ra cho ban cố vấn và 6 ý kiến trao đổi chất vấn trước diễn đàn. Vấn đề được nông dân đề cập trong các câu hỏi chủ yếu là chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã sản xuất cam sành theo VietGAP, chính sách cho thuê đất lâu dài, cho người dân vây vốn tín dụng, tìm đầu ra cho sản phẩm, chỉ có 2 ý kiến hỏi về bệnh thối rễ, vàng lá trên cây cam sành. Đã có 12 câu hỏi được trả lời tại hội trường, và 6 ý kiến phát biểu, trao đổi, chất vấn về phương thức liên kết bao tiêu sản phẩm, biện pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại. 3 câu hỏi khác cũng có nội dung tương tự bao gồm cả chính sách và tìm đầu ra cho sản phẩm được ban cố vấn đã trả lời theo từng nội dung của các câu hỏi trước đó và có trong từng ý kiến trao đổi tại hội trường.

 

- Diễn đàn đã diễn ra theo đúng kế hoạch và yêu cầu đặt ra:

+ Ngày 8/11/2018 tham quan mô hình trang trại sản xuất cây ăn quả (cam sành) thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình ông Hoàng Quyết Thắng – Thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo Huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

+ Ngày 9/11/2018 tổ chức diễn đàn tại hội trường UBND huyện Bắc Quang với sự tham gia của 200 đại biểu là các nhà quản lý, cán bộ khuyến nông, Hội Làm vườn và nông dân đến từ các tỉnh vùng miền núi phía Bắc: Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái cùng các chuyên gia của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hội Làm vườn Việt Nam, Viện Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang, các doanh nghiệp nông nghiệp và cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương (Đài truyền hình VTV2, Đài phát thanh và truyền hình Hà Giang, Báo kinh tế nông thôn...)

Các báo cáo tham luận phục vụ diễn đàn gồm:

+ Hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm – giải pháp đột phá để khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế vườn tại Việt Nam

        + Quản lý sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi theo hướng bền vững.

        + Mô hình liên kết trong phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

           + Liên kết đầu ra trong phát triển sản xuất kinh doanh Rau và Trái cây an toàn - Góc nhìn từ doanh nghiệp (Biggreen) và một số đề xuất thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau quả an toàn.

   + Quá trình và kết quả ban đầu xây dựng kinh tế trang trại của hộ gia đình.

Các báo cáo tham luận đã đi sâu vào các vấn đề hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, kỹ thuật sản xuất, quản lý sâu bệnh hại trên cây có múi, xây dựng và phát triển trang trại, kinh tế vườn và đề xuất một số biện pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, tìm đầu ra cho sản phẩm.....

          Có 13 báo cáo và 9 văn bản chính sách có liên quan được chuẩn bị và in trong tập kỷ yếu diễn đàn, gồm: Hiện trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả các tỉnh phía Bắc; Hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm – giải pháp đột phá để khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế vườn tại Việt Nam; Thương hiệu nông sản, đặc sản vùng miền và xúc tiến, quảng bá thương hiệu nông sản; Quản lý sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi theo hướng bền vững; Mô hình liên kết trong phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Liên kết đầu ra trong phát triển sản xuất kinh doanh Rau và Trái cây an toàn - Góc nhìn từ doanh nghiệp (Biggreen) và một số đề xuất thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau quả an toàn; Mô hình phát triển kinh tế vườn bền vững ở Tuyên Quang; Mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Bắc Kạn; Giới thiệu mô hình mỗi xã phường một sản phẩm; Quá trình và kết quả ban đầu xây dựng kinh tế trang trại của hộ gia đình; Phân bón sông Danh đồng hành với bà con nông dân trong sản xuất, kinh doanh – góp phần tạo ra sản phẩm an toàn; Một số văn bản chính sách kèm theo. Đây là những báo cáo rất có chất lượng, giá trị để tham khảo và áp dụng. Các báo cáo đã đánh giá được thực chất việc phát triển kinh tế vườn bền vững, là nơi sản xuất hàng hóa có chất lượng trong thời kỳ hội nhập. Kinh tế vườn thực sự đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, đã xóa đói, giảm nghèo tiến lên làm giàu cho nông dân các dân tộc miền núi phía Bắc. Một số bài báo trong Kỷ yếu cũng đã nêu lên các kinh nghiệm liên kết, tìm đầu ra cho sản phẩm trong phát triển kinh tế vườn để đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra kỳ yếu cũng đã đăng 9 nghị định, quyết định về các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn như: Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 7/5/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngayf09/6/2015 củ Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 461,QĐ-TTg ngày 27/4/3018 cuat Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên kết hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020.... Đây là các chính sách có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn, là những chính sách hỗ trợ việc liên kết phát triển hợp tác xã nông nghiệp và hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Diễn đàn cũng là cơ hội để nông dân tiếp xúc với nhau, tiếp xúc với các nhà quản lý, nhà khoa học để có dịp đề xuất về chính sách hỗ trợ khoa học kỹ thuật, về hỗ trợ thương mại, về tổ chức cung cấp vật tư, tiêu sản phẩm...

  Diễn đàn đã diễn ra đúng vào thời điểm nông dân đang hào hứng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế vườn vì họ đã thấy được kinh tế vườn thực sự là nguồn thu của gia đình, các gia đình đã thoạt nghèo và thực sự làm giàu từ vườn. Cũng tại diễn đàn nông dân có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với nhau về kinh nghiệm làm vườn, những thuận lợi và thách thức trong phát triển kinh tế vườn. Nông dân cũng cho rằng bản thân các gia đình có đất, có vốn, có sự động viên tạo điều kiện của chính quyền địa phương đều có thể phát triển kinh tế vườn. Ngoài ra nông dân cũng giao lưu trao đổi với nhau về các địa chỉ mua vật tư phân bón, về địa chỉ liên hệ tiêu thụ hàng hóa....

- Thông qua diễn đàn sẽ giúp các nhà quản lí, nhà khoa học và bà con nông dân giải quyết các vấn đề còn tồn tại về quản lí, về liên kết ngang, liên kết dọc để phát triển kinh tế vườn bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, tránh tình trạng được mùa mất giá, tình trạng giải cứu sản phẩm bằng tình thương.

Diễn đàn Phát triển kinh tế vườn - cơ hội, thách thức và giải pháp  đã góp phần giúp nông dân cách nhìn về phát triển kinh tế vườn bền vững, về sự cần thiết trong liên kết sản xuất. Đồng thời giúp cho nông dân có ý thức phát triển các vùng cây ăn quả đặc sản theo chủ trương, quy hoạch của từng vùng, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm. Từ đó nâng cao giá trị thu nhập cho người lao động, tăng hiệu quả sử dụng đất. Nâng cao trình độ dân trí, giải quyết công ăn việc làm và góp phần cải thiện đời sống cho nông dân các dân tộc vùng trung du niềm núi phía Bắc.

Trong quá trình phát triển kinh tế vườn, nông dân được phổ biến kỹ thuật, áp dụng quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM, vườn cây sạch sẽ, quang đãng, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng rau quả theo hướng GAP nên không có hiện tượng lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu đã có tác động giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng đất đai gò đồi, chống xói mòn đất, cải thiện môi trường sinh thái.

       Từ những phát biểu tham luận, ý kiến đề xuất, các câu hỏi của nông dân, qua diễn đàn nhận thấy để liên kết phát triển kinh tế vườn bền vững cần phải:

- Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng, có mẫu mã đẹp, an toàn vệ sinh thực phẩm

- Hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Chính phủ nhằm đẩy mạnh việc thành lập các tổ sản xuất, hợp tác xã kiểu mới để giúp nhau sản xuất và tạo ra các sản phẩm cùng chủng loại với số lượng lớn đáp ứng yêu cầu của thị trường.

- Cần đẩy mạnh việc liên kết bền vững và ký kết hợp đồng có trách nhiệm giữa người sản xuất với doanh nghiệp, với cơ sở thu mua bao tiêu sản phẩm.

- Truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân.

- Tuyên truyền nâng cao năng lực cho người làm vườn, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm hơn là ồ ạt phát triển diện tích cây ăn quả.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn


Tin mới hơn

Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 27
  • Lượt xem theo ngày: 6894
  • Tổng truy cập: 3854937