Giải mã các chỉ số của bệnh tiểu đường - Hội Làm vườn Việt Nam

Giải mã các chỉ số của bệnh tiểu đường

Bạn có bao giờ tìm hiểu xem các chỉ số liên quan đến bệnh tiểu đường là gì mà có thể giúp bác sĩ đánh giá kế hoạch kiểm soát tiểu đường của người bệnh, kể cả kết quả trong toàn bộ khoảng thời gian điều trị?

Thực ra, những con số bé nhỏ này đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Các chỉ số quan trọng:

1. Đường huyết – Lượng đường trong máu

Đường (Glucose) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):

- Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).

- Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).

- Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

 

2. Chỉ số GI - Chỉ số đường huyết của thực phẩm

 

Chỉ số GI là con số đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm tới lượng đường trong máu.

 

Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ khiến đường huyết tăng nhanh tăng nhiều và ngược lại.

Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh có chỉ số GI từ 70 trở lên, còn những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm có chỉ số GI dưới 55.

 

 

Một số thực phẩm có chỉ số GI thấp:

 

Thực phẩm

GI

Thực phẩm

GI

Nhóm bột đường:

 

Nhóm trái cây:

 

Đậu xanh

30

Bưởi

22

Bún

35

Đào

36

Khoai lang

45

Cam trái

43

Nhóm rau củ:



Nho tươi

43

Rau cải, cà chua, cà tím

10

Trái lê tươi

53

Cà rốt tươi

35

Xoài

55

 

3. Chỉ số HbA1c

 

Xét nghiệm HbA1c là phương pháp đo lượng đường trong máu gắn với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu. Nếu lượng đường trong máu càng cao thì số lượng hồng cầu gắn đường càng nhiều. Sự hình thành HbA1c diễn ra chậm và sẽ tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 90-120 ngày. Chính vì thế, HbA1c phản ánh nồng độ đường trong máu trong suốt khoảng thời gian 90-120 ngày. Người mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1c 3-6 tháng một lần.

 

Chỉ số HbA1c còn giúp người bệnh tiên lượng về biến chứng của tiểu đường. HbA1c cao trên 7.0%, chứng tỏ bệnh nhân hoặc sắp có biến chứng rất nặng. Kiểm soát tốt đường huyết và giảm chỉ số HbA1c từ dưới 6.5% xuống dưới 5.5%, bệnh nhân đã tự mình giảm 43% nguy cơ cắt cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và ngăn ngừa đáng kể các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

 

Chỉ số HbA1c ở mức bình thường

 

- HbA1c bình thường chiếm 4-6% trong Hemoglobin của hồng cầu.

- HbA1c dưới 6.5% cho thấy đường huyết được kiểm soát tốt.

- HbA1c trên 10%, đường huyết được kiểm soát rất kém.

- Mỗi 1% HbA1c tăng trên mức bình thường, giá trị đường huyết tương ứng tăng lên 30mg/dl hay 1,7 mmol/l.

 

Kiểm soát các chỉ số

 

- Tập thể thao thường xuyên: Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn cho mình môn thể thao phù hợp để tiêu hao lượng đường. Đồng thời, đây cũng là biện pháp giảm cân đơn giản.

 

- Hạn chế ăn các loại thức ăn có chỉ số GI cao hơn 70 và chỉ nên ăn những loại thức ăn có chỉ số GI dưới 55.

 

- Kết hợp sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên giúp điều hòa đường trong máu, giảm chỉ số HbA1c, giảm thiểu nguy cơ của các biến chứng tiểu đường. Nhóm 7 thảo dược được sử dụng phổ biến và hiệu quả trong quá trình trị bệnh tiểu đường bao gồm: trái khổ qua, tảo Spirulina, dây thìa canh, hoài sơn, thương truật, sinh địa và linh chi. Trái khổ qua, đặc biệt là loại khổ qua rừng (tên khoa học Momordica charantia) có vị rất đắng và hàm lượng hoạt chất cao, không chỉ có tác dụng làm giảm chỉ số HbA1c mà còn giúp kéo dài thời gian ổn định đường máu.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 14
  • Lượt xem theo ngày: 2231
  • Tổng truy cập: 3813196