OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
GIẢI PHÁP KHCN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VAC - Bài 2. Hiện trạng và định hướng phát triển bền vững cây ăn quả tại Việt Nam - Hội Làm vườn Việt Nam

GIẢI PHÁP KHCN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VAC Bài 2. Hiện trạng và định hướng phát triển bền vững cây ăn quả tại Việt Nam

BBT: Trong những năm gần đây, sản xuất cây ăn quả nước ta có bước phát triển khá toàn diện, liên tục tăng trưởng cả về diện tích, sản lượng, phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ nội địa và gia tăng xuất khẩu; đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, làm giàu cho nông dân tại nhiều vùng địa phương trong cả nước. VACVINA xin giới thiệu bài tham luận: Hiện trạng và định hướng phát triển bền vững cây ăn quả tại Việt Nam của TS. Lê Văn Đức - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt tại Diễn đàn khuyến nông @ “Giải pháp ứng dụng KHCN đề nâng cao hiệu quả mô hình kinh tế VAC” tổ chức ngày 12/11/2021 tại Hà Nội.

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY ĂN QUẢ TẠI VIỆT NAM

 TS. Lê Văn Đức - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt

 Nước ta có điều kiện sinh thái đa dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với sự phân hóa địa hình tạo nên các tiểu vùng sinh thái có thể phát triển được nhiều loại cây ăn quả (CAQ) có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, trong đó nhiều loại có năng suất và chất lượng khá tốt.

1. Diện tích, năng suất, sản lượng

Diện tích cây ăn quả cả nước và các vùng, miền nhìn chung có xu hướng liên tục tăng trong những năm gần đây: Trong 10 năm từ 2009 - 2018, tổng diện tích cây ăn quả tăng bình quân 2,8%/năm (tương ứng 23,9 nghìn ha/năm), đạt 1,135 triệu ha năm 2020.

Năng suất bình quân các loại cây ăn quả được cải thiện đáng kể, hiện ước đạt hơn 10 tấn/ha, tăng khoảng 1,5 lần so năm 2002 (7 tấn/ha).

Tổng sản lượng quả các loại ước đạt 12 triệu tấn, tăng gần 2,7 lần so năm 2002 (4,5 triệu tấn)

2. Cơ cấu chủng loại

Tính riêng 17 loại quả chủ yếu (trên 10 nghìn ha/loại) với diện tích hiện có khoảng 980 nghìn ha, chiếm 86% tổng diện tích cây ăn quả cả nước.

Trong đó chuối có diện tích lớn nhất (13% tổng diện tích); tiếp theo là xoài, cam, bưởi (8-10%), nhãn, sầu riêng, thanh long, mít (5-7%), vải, dứa, chanh, bơ, na, chôm chôm (2-5%), quýt, ổi, mận (1-2%).

Các cây ăn quả còn lại khác chiếm khoảng 14% tổng diện tích.

Bảng 1. Cơ cấu cây ăn quả chủ yếu (2020)

TT

Loài cây

DT (ha)

Tỷ lệ so tổng DT cây ăn quả cả nước (%)

1

Chuối

147.799,0

13,02

2

Xoài

111.581,1

9,83

3

Bưởi

98.047,9

8,64

4

Cam

96.529,7

8,50

5

Nhãn

80.207,1

7,07

6

Sầu riêng

71.381,4

6,29

7

Thanh long

65.242,9

5,75

8

Mít

58.510,5

5,15

9

Vải

52.320,2

4,61

10

Dứa

45.997,3

4,05

11

Chanh

40.042,4

3,53

12

24.919,9

2,20

13

Na/Mãng cầu

24.143,1

2,13

14

Chôm chôm

22.924,4

2,02

15

Quýt

20.553,3

1,81

16

Ổi

19.405,5

1,71

17

Mận

15.678,1

1,38

 

CAQ khác

159.343,8

14,00

 

Tổng số (1.000 ha)

1.135,2

100

3. Phân bố sản xuất

Bảng 2. Diện tích cây ăn quả các vùng của cả nước năm 2020

TT

Vùng

DT (1000 ha)

% so cả nước

1

ĐBSH

101,3

8,92

2

TDMNPB

264,7

23,32

3

Bắc Trung bộ

74,7

6,58

4

DHNTB

93,5

8,24

5

Tây Nguyên

96,4

8,49

6

ĐNB

126,8

11,17

7

ĐBSCL

377,7

33,27

4. Ứng dụng TBKT trong sản xuất

- Hàng nghìn cây đầu dòng, vườn đầu dòng cây ăn quả đã được bình tuyển/thẩm định, chuyển giao cho sản xuất ở nhiều địa phương;

- Nhiều giống cây ăn quả mới được chọn, tạo chuyển giao kịp thời cho sản xuất như vải chín sớm; nhãn chín muộn, nhãn Ido, nhãn lai; cam không hạt, cam chín sớm, cam chín muộn; bưởi đỏ; thanh long (ruột đỏ, ruột tím hồng); hồng không hạt; sầu riêng (Ri6, Dona); chôm chôm Dona; chanh leo Đài Nông 1; bơ Booth7; chuối (Tiêu hồng, GL3-1); dứa MD2; táo 05; hồng MC1; lê TaiNung…;

- Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong canh tác được áp dụng trên quy mô hàng nghìn ha như: quy trình nhân và sản xuất chuối tiêu từ cấy mô; ghép cải tạo thay thế giống và trẻ hóa những vườn cây già cỗi; tỉa cành tạo tán; tưới nước tiết kiệm; thụ phấn bổ sung (bưởi, na); quy trình nhân và sản xuất chuối tiêu từ cấy mô; quy trình công nghệ tác động giai đoạn ở cận và sau thu hoạch cho giống nhãn chín muộn, xử lý khắc phục hiện tượng ra quả cách năm trên cây nhãn; sử dụng đèn tiết kiệm điện (Compact, Led) xử lý ra hoa thanh long; kỹ thuật xử lý ra hoa xoài, nhãn nghịch vụ; cải thiện tăng đậu quả và chống rụng quả non chôm chôm; xử lý ra hoa vải, phòng trừ sâu đục cuống quả vải.....

- Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được chuyển giao ứng dụng trong bảo quản rau quả tươi như: chế phẩm sinh học Retain (có nguồn gốc tự nhiên) cho một số loại cây ăn quả (cam, quít) làm chậm quá trình chín, kéo dài thời gian thu hoạch, giảm tỷ lệ quả rụng; quy trình công nghệ sơ chế, bao gói MAP, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ xuất khẩu vải, nhãn, ...

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sản xuất phân tán, cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn cho sản xuất chưa đồng bộ nên việc phổ biến, triển khai áp dụng các TBKT một cách đồng bộ, rộng rãi còn hạn chế

5. Kết quả sản xuất rải vụ thu hoạch

- Phía Bắc: Tại nhiều vùng tập trung, thời vụ thu hoạch cam, bưởi hiện kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2, 3 năm sau; vải từ tháng 5 tới nửa đầu tháng 7; nhãn từ giữa tháng 7 tới cuối tháng 9, đầu tháng 10.  

- Phía Nam: Triển khai thực hiện Quyết định số 1648/QĐ-BNN-TT ngày 17/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam bộ đến năm 2020 (gồm 5 cây: thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn); các tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tại địa phương, cùng với sự nhiệt tình tham gia của nông dân, doanh nghiệp đã thúc đẩy sản xuất rải vụ thu hoạch trái cây có những bước tiến vững chắc, hiệu quả.

Sản xuất rải vụ thu hoạch trái cây đang trở thành phương thức sản xuất quan trọng đối với cây ăn trái tại các tỉnh, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả rải vụ năm 2020 với 5 loại trái cây (thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn) tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đạt khoảng 73,8 nghìn ha chiếm 66,4% tổng diện tích thu hoạch, tổng sản lượng rải vụ 1.248,4 nghìn tấn, chiếm 57,1% tổng sản lượng, trong đó:

+ Cây Sầu riêng: diện tích rải vụ 6,3 nghìn ha, bằng 52,9% tổng diện tích thu hạch; ước sản lượng rải vụ 136,0 nghìn ha, bằng 49% tổng sản lượng;

+ Cây Xoài: diện tích rải vụ 11,2 nghìn ha, bằng 47,1% tổng diện tích thu hoạch; ước sản lượng 144,2 nghìn tấn, bằng 46,5% tổng sản lượng;

+ Cây Nhãn: diện tích rải vụ 8,1 nghìn ha, bằng 42,2% tổng diện tích thu hoạch; ước sản lượng 82,1 nghìn tấn, bằng 38% tổng sản lượng;

+ Cây Chôm chôm: diện tích rãi vụ 3,1 nghìn ha; đạt 46,6% tổng diện tích thu hoạch; ước sản lượng 39,7 nghìn tấn, bằng 32,2% tổng sản lượng;

+ Cây Thanh long: diện tích rải vụ 45,1 nghìn ha; đạt 90,9% tổng diện tích thu hoạch; ước sản lượng 846,3 nghìn tấn;

Việc rải vụ tạo điều kiện giảm áp lực tiêu thụ sản lượng tập trung vào chính vụ, giá bán ổn định và cao hơn, hiệu quả sản xuất cao hơn chính vụ 1,5 đến 2 lần, góp phần tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu của ngành hàng cây ăn quả nước ta thời gian qua.

6. Chứng nhận sản phẩm

- Chứng nhận GAP:

Sơ bộ tổng diện tích chứng nhận VietGAP cây ăn quả trên phạm vi cả nước (còn hiệu lực đến nay) khoảng 18,5 nghìn ha, trong đó:

+ Các tỉnh Miền Bắc có hơn 7,9 nghìn ha (43%), diện tích chứng nhận tập trung vào các loại quả chủ yếu: cam, vải, nhãn, xoài, na, ổi…

+ Các tỉnh Miền Nam có 10,6 nghìn ha (57%), diện tích chứng nhận tập trung vào thanh long, nhãn, xoài, cam, bưởi…

+ Diện tích chứng nhận tính riêng đối với thanh long hơn 7,9 nghìn ha (chiếm gần 43%), cây có múi (cam, bưởi, chanh, quýt) hơn 6,6 nghìn ha (chiếm hơn 35%).

Nhìn chung tổng diện tích chứng nhận VietGAP hiện còn hạn chế, mới đạt gần 2% tổng diện tích cây ăn quả cả nước.

- Sơ bộ đến nay đã xây dựng, cấp 24 chứng nhận chỉ dẫn địa lý, trong đó:

Riêng quả có múi: 10 chỉ dẫn (Cam sành Hà Giang, cam Cao Phong, quýt Bắc Kạn, bưởi Đoan Hùng, bưởi Luận Văn, bưởi Phúc Trạch, cam Vinh, bưởi Tân Triều, bưởi Năm Roi Bình Minh, bưởi Da xanh Bến Tre);

Các loại quả khác gồm: thanh long Bình Thuận, vải thiều Thanh Hà, vải thiều Lục Ngạn, xoài cát Hòa Lộc, xoài tròn Yên Châu, chuối Ngự Đại Hoàng, hồng không hạt Bắc Kạn, hồng không hạt Bảo Lâm, hồng không hạt Quản Bạ, mãng cầu (na) Bà Đen, nho Ninh Thuận, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, chôm chôm Long Khánh, nhãn lồng Hưng Yên.

7. Về chế biến

Trái cây Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ở dạng tươi (khoảng trên 90%) còn lại để chế biến.

Cả nước có trên 150 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp (trong đó miền Bắc 49%, miền Trung 12,4%, miền Nam 38,6%). Những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp chế biến rau quả là: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Lâm Đồng và Tp. Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp chế biến trái cây chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh (chiếm 69,7% tổng số doanh nghiệp), doanh nghiệp vốn nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ thấp (4,1%).

Tổng công suất thiết kế của các cơ sở chế biến quy mô công nghiệp khoảng 1,0 triệu tấn sản phẩm/năm nhưng sản lượng thực tế chỉ đạt khoảng trên 500 nghìn tấn sản phẩm/năm. Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 56,2%, tuy nhiên có sự khác biệt khá lớn giữa các loại doanh nghiệp, giữa các vùng miền: doanh nghiệp nhà nước là 50,0%, doanh nghiệp có vốn nước ngoài là 53,7%, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 58,0%; ở khu vực miền Bắc là 33,0%, ở miền Trung là 96,8%, ở miền Đông Nam Bộ là 81,1% và ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 53,1%.

Những năm gần đây, doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn trong nước đã quan tâm đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Điển hình như: Tập đoàn TH,  Tập đoàn NAFOODS, Công ty CP xuất khẩu thực phẩm Đồng Giao (DOVECO), Công ty cổ phần Lavifood đã đầu tư phát triển mạnh cơ sở vật chất chế biến, bảo quản rau quả; trong hai năm 2017-2018 các doanh nghiệp trên đã đầu tư xây dựng mới 6 nhà máy chế biến rau quả hiện đại với công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm với số vốn đầu tư 5.300 tỷ đồng. Nhiều công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại được sử dụng như thiết bị đóng gói của Tetra pak; công nghệ và thiết bị cô đặc có thu hồi hương; công nghệ và thiết bị sấy lạnh, sấy bơm nhiệt.

8. Xuất khẩu

Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả nước ta liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, từ 151,5 triệu USD năm 2003 lên đạt 1,07 tỷ USD năm 2013, năm 2016  đạt 2,458 tỷ USD, bình quân là 32,2% năm trong giai đoạn 2011-2016.

Năm 2018, giá trị xuất khẩu rau quả đạt mức cao nhất 3,81 tỷ USD, trong đó ước tính các sản phẩm quả đạt 3,13 tỷ USD;

Mặc dù do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, giá trị xuất khẩu rau quả năm 2019, 2020 có suy giảm nhưng vẫn đạt mức khá cao (hơn 3,7 tỷ USD năm 2019 và 3,27 tỷ USD năm 2020).

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam là nước xuất khẩu rau quả đứng thứ 3 trong số 5 nhà xuất khẩu chính, chỉ sau Phillipines và Thái Lan. Các mặt hàng rau, quả của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Các loại quả được xuất khẩu chủ yếu là thanh long (trên 1 tỷ USD/năm từ 2018 đến 2020), chuối, chôm chôm, nhãn, vải, xoài, măng cụt, sầu riêng, mít...;

Các thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam được mở rộng và tăng trưởng mạnh: Từ 13 thị trường trên 1 triệu USD năm 2014, đến 2018 có 14 thị trường trên 20 triệu USD, 5 thị trường 10 - < 20 triệu USD, 36 thị trường đạt từ 1- < 10 triệu USD.

Bên cạnh Trung Quốc là thị trường truyền thống, lớn nhất, nhiều loại rau quả nước ta đã được xuất khẩu vào các thị trường khó tính: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU (Hà Lan, Đức, Pháp,...), Úc và các nước Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Tiểu Vương quốc Á-rập Thống nhất.

Xem toàn bộ, chi tiết bài viết tại file dưới đây:

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY ĂN QUẢ TẠI VIỆT NAM

 

Gửi ý kiến của bạn


Tin mới hơn

Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 19
  • Lượt xem theo ngày: 5423
  • Tổng truy cập: 3688937