Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
Giới thiệu : Cây Sa kê - Loại cây đa tác dụng - Hội Làm vườn Việt Nam

Giới thiệu : Cây Sa kê Loại cây đa tác dụng

Cây sakê thuộc họ dâu Moraceae, với nhiều tên gọi khác nhau (Artocarpus communis, Artocarpus altilis and Artocarpus incisa) (Mayaki, 2003). Tên thường gọi là Artocarpus altilis(Parkinson) Fosberg (Fosberg 1941, 1960). Cây sakê được trồng rộng rãi ở vùng nhiệt đới nóng ẩm Đông Nam Châu Á và đảo Thái Bình Dương.

1. Giới thiệu:

Cây sakê là loại cây lớn, thường xanh, có hình dáng đẹp và cao tới 15-20m. Cây có vỏ láng, màu nhạt và thân lớn, đường kính 1,2m, thường cao đến 4m trước khi phân cành. Gỗ có màu vàng rất đẹp, đổi sang màu sẫm khi tiếp xúc với không khí. Lá sakê dày, dai, mặt lá có màu sẫm và bóng, phía dưới mặt lá mờ, gân lá nhô cao và có gân chính, viền ngoài mặt lá xẻ thùy và có sự biến thiên rất rõ. Lá rộng có hình trứng, khác nhau về kích cỡ và hình dáng thậm chí trên cùng một cây. Cụm hoa sakê có lá kèm và lưỡng tính, cụm hoa đực ra trước có đường kính tới 5cm và dài 45cm. Trục hoa dày được tạo thành từ rất nhiều hoa nhỏ. Trái sakê có cấu trúc rất đặc biệt có hình cầu đến hình thuôn/chữ nhật dài 12cm, rộng từ 12-20cm. Vỏ trái có màu xanh nhạt, xanh vàng hay vàng khi chín và khi xanh có màu trắng kem hay vàng nhạt. Bề mặt trái biến thiên từ láng đến có gai nhẹ (Ragone, 1997).



Quả Sa Kê



2. Cách sử dụng
Sakê là cây đa tác dụng cung cấp thực phẩm, thuốc, vật liệu dệt, vật liệu xây dựng và thức ăn cho gia súc. Sakê là một trong những loại cây trồng lâu năm thân thiện với môi trường ở Nigeria, là loại cây quan trọng trong hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống ở các đảo Thái Bình Dương (Raynor and Fownes 1991). Cây này có thể trồng xen với hệ thống xen nhiều cây trồng như cây có củ, chuối, cây công nghiệp, đặc biệt cà phê và tiêu. Sakê là loại thực phẩm đa năng có thể nấu hay ăn ở các giai đoạn thuần thục khác nhau, thường được thu hoạch và tiêu thụ khi chín nhưng còn cứng và được sử dụng như lương thực thiết yếu cung cấp tinh bột, khi nấu sẽ thành bánh, cháo, nướng hoặc chiên. Trái thuần thục có thể luộc và thay thế cho khoai tây. Trái chín rất ngọt và dùng để làm bánh, thức ăn tráng miệng (Ragone, 1997), sirô, mứt, dấm và tinh bột. Ở Nigeria, sakê được dùng thay thế cho một số cây có củ bởi vì chi phí chỉ bằng 1/3 chi phí cây có củ (Mayaki, 2003). Phần bên trong của vỏ hay sợi thường dùng để làm vải (Ragone 1991b; Krauss 1993).



GS Ngô Thế Dân (HLV VN) và ông Hiền (đứng thứ hai  từ phải) là người trồng sa kê ở huyện chọ Lách Bến Tre.


 
Sakê là cây lương thực có giá trị dinh dưỡng ở các vùng nhiệt đới. Ngoài trái sakê, đã có nhiều nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng ở các bộ phận khác như lá, mủ, vỏ và gỗ (Ragone, 1997). Hàm lượng hydrat carbon ở sakê tốt bằng hoặc hơn các loại thực phẩm có nhiều hydrat carbon đang sử dụng rộng rãi. So với các loại thực phẩm giàu tinh bột khác, sakê có nguồn protein tốt hơn một số loại cây có củ và thường được so sánh với khoai lang và chuối. Sakê còn là nguồn sắt, canxi, kali, P, Vitamin B2 and Vitamin PP (Ragone, 1997)



Hình Quả Sa kê cắt dọc



Lá và hoa: Lá sakê được sử dụng để gói đồ ăn, làm thức ăn cho gia súc, dê, lợn và ngựa (Morton 1987). Lá sakê còn là thức ăn tốt cho voi (Bennett 1928). Lá sakê đem nướng và làm thành những miếng kẹo dẻo giúp giảm đau răng (Morton 1987). Ở Vanuatu (Olsson 1991) và Hawaii, hoa sakê cứng và khô được đốt lên để đuổi muỗi (Krauss 1993) (Ragone, 1997). Ở Ấn Độ lá chuyển màu vàng được dùng để pha trà và làm giảm huyết áp (McIntoch and Manchew 1993). Người ta nghĩ rằng trà sakê cũng có thể khống chế được bệnh đái đường. Một loại acid hữu cơ phức trong dịch chiết lá sakê (gamma-aminobutyric acid) là thành phần tích cực nhưng chưa rõ liệu có phải chính dịch chiết này có hiệu quả trong việc làm giảm đường trong máu. Rất nhiều nghiên cứu về dịch chiết từ nhiều bộ phận của cây sakê cho rất nhiều kết quả khả quan. Lá có thể chữa bệnh thận và sốt ở Đài Loan (Lin et al.1992), và dịch chiết từ hoa có thể hiệu quả trong chữa trị bệnh phù tai (Koshihara et al.1988).


Mủ: Mủ sakê dùng làm keo bít canô để nước không vào, mủ dùng để dán bề mặt gỗ. Mủ bôi lên da để chữa bong gân, dán lên vùng xương sống để giảm đau thần kinh tọa. Mủ sakê thường được dùng để giảm đau ngoài da, bệnh do nấm gây ra như tưa miệng. Mủ hòa loãng (diluted latex) còn được dùng để chữa bệnh tiêu chảy, đau bao tử và khuẩn lỵ. Mủ và nước ép từ lá được dùng để chữa nhiễm trùng tai.


Rễ: Rễ có vị chát được dùng làm thuốc sổ, khi ngâm được dùng đắp lên chỗ da đau. Dịch chiết từ rễ và thân có khả năng kháng khuẩn Gram dương và có tiềm năng sử dụng trị u bướu (Sundarrao et al.1993).


Vỏ cây: Vỏ cây được dùng để chữa đau đầu. Dịch chiết vỏ có hoạt tính cytotoxic rất mạnh có thể chống/phòng các tế bào bạch cầu trong mô (Fujimoto et al.1990).


Phần khác: Những phần lõi, hạt, trái chín quá hay phần loại đi khác có thể cho lợn và gia súc ăn (Massal and Barrau 1954; Morton 1987).


Các bộ phận và cách sử dụng


                                                  Bộ phận sử dụng Các cách sử dụng

Bộ phận sử dụng

Các cách sử dụng

Cây

Trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp, cây che bóng

Gỗ

Dùng trong xây dựng, làm canô, bàn ghế và những đồ trang trí

Mủ

Dán, bít canô, làm thuốc

Vỏ

Làm thuốc

Sợi (Bên trong vỏ)

Làm thừng, sợi dệt

Gói thức ăn, cho gia súc ăn, làm thuốc.

Cụm hoa đực

Làm kẹo, để ăn, làm thuốc, đuổi muỗi

Trái và hạt

Nấu cho người ăn và để sống cho gia súc ăn

 

3. Yêu cầu về điều kiện sinh thái, giống và canh tác
Yêu cầu về điều kiện sinh thái: Sakê có khả năng thích ứng rộng với điều kiện sinh thái nhưng sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 21-32°C (Purseglove 1968), thậm chí cây vẫn có thể sinh trưởng ở nhiệt độ thấp tới 15°C và cao tới 40°C (Singh et al. 1967; Rajendran 1992), dưới 5°C, cây không sinh trưởng được (Crane and Campbell 1990). Sakê yêu cầu lượng mưa trung bình 2000-3000 mm/năm (Rajendran 1992), 1525-2540mm là tối ưu (Purseglove 1968). Sakê phù hợp trồng ở 170 vĩ độ Nam và Bắc, cao độ dưới 600m, điều kiện lạnh làm giảm năng suất và chất lượng sakê (Rajendran 1992). Tuy nhiên ở Nam Ấn độ sakê có thể trồng ở độ cao 900m (Singh et al. 1967) và ở New Guinea, cao độ tới 1550m (Powell 1976).


Giống: Giống sakê được chia làm hai loại: loại có hạt là loại bình thường trong khi loại không có hạt là loại đột biến. Loại có hạt thường dùng hạt và khá giống hạt dẻ. Loại không có hạt dùng làm thức ăn. Các giống dùng làm thực phẩm khác nhau ít về chất lượng (Martin 1998). Loại có hạt nhân giống từ hạt. Loại không có hạt thường được nhân vô tính từ rễ hoặc chồi. Cây sakê chưa từng được trồng cho mục đích thương mại với diện tích lớn trên cả thế giới (Ragone, 1997).


Mật độ: Khoảng cách trồng sakê là 12 x 14m vài tài liệu đề xuất 10m hay thấp hơn (Coronel 1983). Khoảng 100 cây/ha ở mật độ 10 x 10 hay 8 x 12m (Narasimhan 1990). Khoảng trống giữa các cây sakê có thể trồng cây nhỏ hơn như đu đủ, chuối, dứa hoặc rau cho đến khi cây sakê thuần thục (Ragone, 1997).
Phân bón: Coronel (1983) đề xuất bón 100-200g SA/cây một tháng sau khi trồng và sau đó 6 tháng/lần. Khi cây bắt đầu cho trái, bón 500-1000g/cây, 2 lần/năm. Khi cây cho trái nhiều cần bón 2kg/cây. Cây không cần tỉa tạo cành ngoại trừ việc cắt đi cành chết. Khi cây quá cao có thể cưa ngọn để duy trì độ cao phù hợp cho việc thu họach (Ragone, 1997).


Nước tưới: Sử dụng tàn dư thực vật giữ ẩm là rất phổ biến cho cây sakê ở vùng Thái Bình Dương. Thời gian đầu sau trồng, cây cần được tưới nước nhưng sau đó nếu không tưới cây sakê vẫn sinh trưởng và đậu trái tốt, thậm chí ở vùng có mùa khô rõ rệt (Ragone, 1997).


Sâu và bệnh hại: Sakê là cây thân cứng và tương đối ít sâu bệnh, tuy nhiên rệp sáp và bệnh đốm lá có thể gặp ở nhiều cây (Rajendran 1992). Vấn đề sâu bệnh ở sakê mang tính khu vực, bọ nhảy hai đốm hại lá ở Hawaii, rệp Rastrococcus invadeniss ở Tây Phi (Agounke et al.1988), nấm Rosellinina sp. ở Trinidad and Grenada (Marte 1986), tuyến trùng hại rễ (Meloidogyne sp.) gây nghiêm trọng ở Malaysia (Razak 1978). Ngoài ra còn có die-back (Zaiger and Zentmeyer 1966), thối trái, ruồi hại trái (Ragone, 1997)


Thu hoạch và bảo quản: Thường hái trái khi đã già nhưng chưa chín, trái thu hoạch không rớt xuống nền đất sẽ lưu giữ được lâu hơn. Nghiên cứu cho thấy có thể bảo quản sakê trong túi P.E. kín ở nhiệt độ thấp nhưng trái dễ bị tổn thương lạnh nếu bảo quản dưới 12°C. Bảo quản ở 14°C có thể giữ được 10 ngày. Thu hái cẩn thận có thể cải thiện thời gian bảo quản và chất lượng trái (Maharaj and Sankat 1990). Dùng màng bao (waxed) và bảo quản ở 16°C có thể kéo dài được 18 ngày. Bảo quản trong điều kiện điều chỉnh khí 5% CO2 và 5% O2 ở 16°C có thể bảo quản được 25 ngày nhưng giá thành cao (Ragone, 1997).


Năng suất và sản lượng: Hầu hết các báo cáo cho thấy cây sakê cho 700 quả/cây, mỗi quả nặng trung bình 1-4kg (Purseglove 1968). Tuy nhiên con số này thay đổi tùy cá thể, có cây đạt 900 trái/cây, có cây chỉ 200 trái/cây, mỗi trái 1-2kg (Marte 1986). Morton (1987) đưa ra con số 25 trái/cây ở Tây Ấn trong khi Nam Thái Bình Dương là 50-150 trái/cây (Massal and Barrau 1954). Ở Barbados năng suất trên ha là 16-30 tấn, Western Samoa là 2 tấn, Indonesia là 50 tấn/ha (100 cây/ha) (Verheij and Coronel 1992). Cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp trung bình 93 -219 trái/cây (Ragone, 1997)


4. Hạn chế - Triển vọng


Sakê được sử dụng trong gia đình bổ sung cho lương thực thiết yếu ở nhiều vùng trên thế giới như Thái Bình Dương, Indonesia, Philippines, một số vùng ở Tây Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Châu á, Ấn Độ và Sri Lanka, chỉ số ít sử dụng để bán cho tiêu thụ nội địa (Ragone, 1997)


Hạn chế: Hạn chế lớn nhất trong việc sử dụng cây này là bản chất mau hỏng của trái và mang tính thời vụ. Giữ chất lượng trái sau thu họach bị hạn chế bởi quá trình hô hấp nhanh và trái bị mềm sau khi hái 1-3 ngày. Trái chín và mềm không được người tiêu thụ chấp nhận và gây thất thoát lớn trong mùa vụ cao điểm. Đặc tính nhanh hỏng làm cho trái chỉ tiêu thụ nội địa và hạn chế lớn tiềm năng xuất khẩu. Ở Thái Bình Dương có giống có khả năng giữ được độ cứng 10 ngày trong điều kiện thường và vì thế kéo dài thời gian tiêu thụ. Mùa thu họach của sakê từ 4-6 tháng. Loại trái cây rất dễ trồng, giàu hydrat carbon bổ dưỡng này chỉ có thể là cây trồng quan trọng ở địa phương, muốn thương mại hóa và xuất khẩu cần có phương pháp bảo quản và chế biến phù hợp (Ragone, 1997).


Triển vọng: Cây sakê cung cấp dinh dưỡng cao, hàm lượng hydrat carbon cao, và có thể tiêu thụ được ở mọi giai đọan. Cây có tuổi thọ hơn 50 năm và cung cấp dinh dưỡng cho con người, làm gỗ và thức ăn gia súc. Sakê yêu cầu đầu tư ít, nhân công ít và có thể trồng trong nhiều điều kiện sinh thái. Bởi sakê thường được sử dụng khi chín nhưng còn cứng, các nghiên cứu về dinh dưỡng, phát triển thương mại hóa sản phẩm cần lưu ý giai đọan này để kéo dài thời gian quả cứng. Quả chín thường bị bỏ đi hoặc làm thức ăn cho gia súc và vì vậy rất ít nghiên cứu để mở rộng khả năng sử dụng quả khi chín. Trái sakê có thể tiêu thụ nhiều hơn nếu phối trộn sakê trong các sản phẩm khác như thức ăn em bé, đồ nướng, đồ tráng miệng (Ragone, 1997)



                                                             GS Ngô Thế Dân (HLV VN) sưu tầm và giới thiệu

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 13
  • Lượt xem theo ngày: 827
  • Tổng truy cập: 3845330