OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu phát triển cây Lê tại Cao Bằng - Hội Làm vườn Việt Nam

Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu phát triển cây Lê tại Cao Bằng

Đề tài thực hiện ở huyện Trà Lĩnh, huyện Thạch An, huyện Nguyên Bình và thị xã Cao Bằng. Vùng thực hiện đề tài là vùng sinh sống của đồng bào các dân tộc là vùng sâu vùng xa vùng cao biên giới, là nới vẫn sản xuất với tập quán canh tác cũ kết hợp với điều kiện tự nhiên nên cuộc sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn vất vả.

 

GIỚI THIỆU MỘT SỐ KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÂY LÊ TẠI CAO BẰNG

       Đề tài thực hiện ở huyện Trà Lĩnh, huyện Thạch An, huyện Nguyên Bình và thị xã Cao Bằng. Vùng thực hiện đề tài là vùng sinh sống của đồng bào các dân tộc là vùng sâu vùng xa vùng cao biên giới, là nới vẫn sản xuất với tập quán canh tác cũ kết hợp với điều kiện tự nhiên nên cuộc sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn vất vả.

       Kết quả điều tra tại các vùng trồng lê của Cao Bằng hiện đang có hai giống lê là lê xanh và lê nâu, nếu tác động các biện pháp thâm canh tổng hợp chúng sẽ cho năng suất cao rất thích hợp với sản xuất địa phương. Chúng lại có thời gian thu hoạch khác nhau nên kéo dài thời gian thu hoạch tăng thêm thời gian cung cấp sản phẩm cho thị trường.

       Về nhân giống lê: Cả ba giống lê xanh, lê nâu và lê Đài Loan ,sử dụng gốc ghép là Mắc coọc, xác định thời vụ ghép thích hợp nhất là cuối vụ đông đầu vụ xuân hoặc ghép vào đầu tháng 8.

        Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp đã được ứng dụng thành công và là cơ sở để mở rộng ra sản xuất. Một trong những thành công nổi bật của đề tài là biện pháp điều tiết sinh trưởng cho lê và đưa vào trồng thử nghiệm giống lê nhập nội.

       Với biện pháp vin cành tạo tán kiều giàn leo cho lê đặc biệt có hiệu quả cao, chúng điều tiết được sự sinh trưởng và phát triển cho lê. Hạn chế sự phát triển theo chiều cao tự nhiên, kích thích cho sự ra hoa và đậu quả, giảm thời gian kiến thiết cơ bản.

       Trước đây bà con trồng lê để cho cây phát triển tự nhiên, sau khi trồng 8 năm mới ra quả bói, cây cao 7-8 mét, quả ít năng suất thấp ảnh hưởng bất lợi tới thu nhập của người sản xuất. Thời gian kiến thiết cơ bản quá dài, tốn nhiều kinh phí.

        Trong thí nghiệm vin cành tạo tán với giống lê nhập nội đã thể hiện rõ, chỉ những cây được vin cành tạo tán mới ra hoa và đậu quả, đạt được trên 31 quả/cây năng suất 5,26 tấn/Ha, còn những cây để phát triển tự nhiên số lượng quả rất ít hoặc không có quả, bình quân đạt được 2,1 quả/cây đạt năng suất là 0,3 tấn/Ha.

        Với giống lê vàng địa phương đã được 8 tuổi, nếu không thực hiện biện pháp vin cành tạo tán hầu như cây không ra quả, nhưng nếu thực hiện cây đã cho quả.

        Tưới nước và tủ gốc là biện pháp giữ nước cho lê ở mùa khô hạn, đã ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lê.

        Mô hình trồng mới lê nhập nội sau 28 tháng đã cho kết quả rất khả quan. Lê nhập nội đã ra quả và tỏ ra rất thích hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, cây sinh trưởng và phát triển tốt năng suất đạt được là 5,26 tấn/ha, với vườn được chăm sóc tốt năng suất đạt 10,52 tấn/ha. Khối lượng quả đạt trung bình từ 400 - 450 gam/quả, nhiều quả đạt được khối lượng trên 600gam/quả. Quả có chất lượng cao được thị trường ưa chuộng. Với giá bán tại vườn năm 2011 là 40 000đông/kg, mỗi Ha cho thu nhập từ 180-360 triệu đồng/ha. Tại vùng sâu, vùng xa có được thu nhập như cây lê năm 2011 là ước mơ của người sản xuất. Từ thực tế kết quả sản xuất tại địa phương, bà con có nguyện vọng khôi phục và phát triển cây lê trong năm tới.

        Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được trong thời gian qua kết hợp với nguyện vọng của bà con và của cán bộ xã, huyện Thạch An tại các vùng đã thực hiện đề tài, những kết quả này cần được đầu tư mở rộng ra sản xuất, tăng thu nhập góp phần giảm thiểu những khó khăn cho người dân tại các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

             Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Sỹ Tiếu.

        

                            MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KẾT QỦA CỦA ĐỀ TÀI

              
                                                  Lê được bao quả

             
                                        Vườn lê đang phát triển

              
                                                      Lê bắt đầu chín

              

                                                              Lê đã chín

 

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 23
  • Lượt xem theo ngày: 5168
  • Tổng truy cập: 3688682