Giới thiệu về cây Lê

Giới thiệu về cây Lê
Trong những năm gần đây một số tỉnh miền núi Phía Bắc đã nhập một số giống lê từ Tai Nung (Đài Loan) về trồng. Sau một số năm trồng thử nhận thấy  giống lê Tai Nung  có nhiều ưu điểm nổi trội so với giống địa phương và có khả năng thích hợp với điều kiện khí hậu ở một số vùng cao miền núi Phía Bắc. Giống VH6 là một trong những giống Tai nung nhập nội đã được Bộ NN&PTNT công nhận và cho phép sản xuất. Ban biên tập giới thiệu Bài viết của TS. Nguyễn Văn Hiền- HLV VN về cây lê.  

Lê là các loài cây bản địa của khu vực duyên hải và các khu vực có khí hậu ôn hòa tại Cựu thế giới, từ miền tây châu Âu và miền bắc châu Phi kéo dài về phía đông ngang qua châu Á. Chúng là các cây gỗ có kích thước vừa phải, cao tới 10 – 17 m, thường với tán lá cao và hẹp; một vài loài là dạng cây bụi. Lá của chúng mọc so le, lá đơn, dài 2 – 12 cm, màu xanh lục bóng ở một số loài, ở các loài khác có lông tơ màu trắng bạc mọc rậm; hình dáng lá từ hình ô van rộng bản tới hình mác hẹp. Phần lớn thuộc loại lá sớm rụng, nhưng 1 - 2 loài ở Đông Nam Á là thường xanh. Phần lớn các loài chịu lạnh tốt, sống được khi nhiệt độ hạ xuống tới khoảng từ −25 °C tới −40 °C trong mùa đông, ngoại trừ các loài thường xanh, là các loài chỉ chịu được lạnh tới khoảng −15 °C.

Hoa của chúng thường màu trắng, hiếm khi nhuốm màu vàng hay hồng, đường kính 2 – 4 cm, và có 5 cánh hoa, 5 lá đài và nhiều nhị. Giống như các loài táo tây có quan hệ họ hàng gần, quả lê là dạng quả táo, ở phần lớn các loài hoang dã có đường kính 1 – 4 cm, nhưng một số dạng gieo trồng thì chiều dài lên tới 18 cm và chiều rộng lên tới 8 cm; hình dáng quả thay đổi tùy theo loài, từ hình cầu dẹt tới hình cầu cho tới dạng quả lê kinh điển 'hình lê' của lê châu Âu với phần sát cuống thuôn dài và phần cuối quả dạng củ hành.

Quả (theo nghĩa 'ẩm thực') của lê là dạng quả táo, một loại quả giả, thực chất là sự phình to của đế hoa (hay ống đài). Nằm bên trong lớp cùi thịt của nó mới là quả thật sự (quả theo nghĩa 'thực vật học'), hình thành từ 5 lá noãn dạng sụn, trong ẩm thực nó bị gọi chung là "lõi".

Lê và táo tây cũng có quan hệ họ hàng gần với mộc qua Kavkaz. Một khác biệt chính giữa lê và táo là ở chỗ cùi thịt của quả lê chứa thạch bào (còn gọi là "sạn").

Theo Ủy ban lê vùng tây bắc Hoa Kỳ (Pear Bureau Northwest) thì có khoảng 3.000 giống lê đã biết được gieo trồng khắp thế giới.

Quả lê được tiêu thụ ở dạng quả tươi, đóng hộp, quả khô cũng như nước ép quả lê. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch hay mứt trái cây, thường được kết hợp với các loại trái quả khác. Nước ép trái lê lên men được dùng sản xuất rượu lê.

Lê là cây ăn quả đặc sản của vùng ôn đới nước ta, lê được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung ở những nơi có độ cao 500 – 1.500 m so với mực nước biển. Một số giống lê ở miền Bắc nước ta:

     -  Lê xanh: phân bố ở độ cao 600m trở lên (SaPa, Bắc Hà) quả hình bầu dục , vỏ màu xanh có má phớt hồng, trọng lượng quả trung bình 300 – 400 g, thịt quả trắng, nhiều nước, ăn ngọt, năng suất cao, phẩm chất khá, quả chín vào tháng 9,10.

       - Lê nâu: phân bố rộng, quả tròn, tròn dẹt nâu có chấm, trọng lượng quả trung bình 200 – 300 g thịt quả khô ngon, thơm khi chưa chín có vị chát, ra hoa vào tháng 3, 4; thu hoạch tháng 8,9; năng suất 300 – 750 kg/cây.

            - Lê đường: phân bố ở phạm vi hẹp, quả hình trứng, vỏ quả màu xanh, trọng lượng quả 20- 250 g, thịt quả giòn, ngọt thơm, ra hoa tháng - 3, thu hoạch tháng 8 - 9           

           - Mắc coọc (lê cọt):  phạm vi phân bố rộng, mọc khỏe, quả nhỏ trọng lượng trung bình 50-100g, vở quả thô ráp, thịt quả khô, có vị chát.

- Trong những năm gần đây một số tỉnh (Hà Giang, Lào Cai) đã nhập một số giống lê từ Đài Loan về trồng. Giống lê Tai Nung (Đài Loan) đã được trồng thử tại Sapa, Bắc Hà. Sau 6 năm trồng thử nghiệm giống lê Tai Nung thấy đây là giống có khả năng thích hợp với điều kiện khí hậu vùng Sapa, Bắc Hà, kháng sâu bệnh tốt, đạt khối lượng 3 quả/kg, vị ngọt đậm, hương thơm. Lê Đài Loan có thời gian trồng ngắn, chỉ sau  3- 4 năm có thể cho thu hoạch gần 8 - 10 tấn quả/ha. Giống lê Đài Loan cũng đã được trồng thử tại 4 huyện vùng cao núi đá (Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc) và một số xã thuộc vùng núi đất của 2 huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì cho kết quả tốt, phù hợp với khí hậu đất đai ở các địa phương này. Từ năm 2001 Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang) đã phối hợp với chuyên gia Đài Loan nhập nội và trồng khảo nghiệm 5 giống lê (ký hiệu từ ĐV1 – ĐV5) được ghép trên cây mắc coọc làm gốc ghép. Giống đối chứng là lê đường Hà Giang. Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 5 giống nhập nội đều cho quả sớm, sai quả hơn so với đối chứng. Năng suất  năm thứ tư đạt 15 -16 kg/cây. Ưu điểm nổi trội hơn cả là là giống ĐV1 và ĐV2. Giống ĐV1 quả hình tròn hơi dẹt, khối lượng quả bình quân 400- 500g, chín từ 10/7- 5/8, vỏ quả màu phớt hồng, thịt quả mịn màu trắng, ăn ngọt, thơm. Giống ĐV2 sinh trưởng khỏe, khối lượng quả bình quân 400 - 500 g, chín từ 15/7- 10/8, vỏ mỏng, chín màu vàng da cam, thịt quả mịn màu trắng, ăn ngọt, có mùi thơm đặc trưng hấp dẫn. Các giống này khi gọt vỏ không bị đen giống như các giống lê địa phương.

IMG_3835

Giống lê VH6 được trồng ở Phó Bảng - Hà Giang

Giống lê Tai nung 6 (Lê VH6) là giống sinh trưởng mạnh, phân cành nhiều phù hợp với khí hậu Bắc Hà, Sa Pa và một số vùng sinh thái của tỉnh Lào Cai nơi có độ cao từ 500 m so với mực nước biển trở lên. Thân cây non có màu xanh thân già màu nâu đậm vỏ nhẵn. Lá hình elip, mép lá có răng cưa nhỏ, lá màu xanh đạm, bóng, dày và cứng. Hoa ra thành chùm, mỗi chùm có 7 - 9 hoa, mỗi hoa có 5 cánh, hoa màu trắng. Quả hình tròn dẹt, vỏ màu vàng nhạt, mịn và mỏng. Thịt quả có vị ngọt mát, tỷ lệ phần ăn được cao, mùi thơm đặc trưng. Khối lượng quả TB từ 300 - 400 gram/quả (quả to nhất đạt 700 gram/quả). Quả chín vào cuối tháng 6 đầu tháng 7.

Vườn cây đầu dòng giống lê VH6

Kỹ thuật  Nhân giống:

- Ghép cây: sử dụng gốc ghép là cây chua chat, mắc cọoc, thời vụ ghép từ tháng 7 đến tháng 10.

- Chiết cành : như chiết các loại cây ăn quả thông thường.

-  Giâm cành: chọn cành bánh tẻ 1 năm tuổi ở cây có năng suất cao và ổn định, lấy đoạn ở giữa cành, thời vụ giâm vào tháng 12, 1

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 26
  • Lượt xem theo ngày: 1118
  • Tổng truy cập: 2447668