OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Bandar Toto Macau Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online Togel Online OLXTOTO https://www.jobservice.unina.it/log/-/ Slot gacor Togel 4D Tepercaya OLXTOTO
Hiệu quả của Dự án KNTW “Xây dựng phát triển giống lê mới VH6 tại vùng miền núi phía Bắc” ở tỉnh Cao Bằng - Hội Làm vườn Việt Nam

Hiệu quả của Dự án KNTW “Xây dựng phát triển giống lê mới VH6 tại vùng miền núi phía Bắc” ở tỉnh Cao Bằng

BBT: Dự án khuyến nông TW “Xây dựng mô hình phát triển trồng giống lê mới và lê địa phương tại vùng miền núi phía Bắc”  do Hội Làm vườn Việt Nam thực hiện từ 2016-2018 ở 3 tỉnh: Lào Cai, Cao Bằng và Hà Giang với tổng số vốn 2,8 tỷ đồng, diện tích trồng mới gần 30 ha lê VH6. Sau 5 năm kết quả của Dự án đang nhân rộng, lan tỏa ra nhiều tỉnh trong vùng. Kết quả tại huyện Bình Nguyên - tỉnh Cao Bằng cho thấy hiệu quả tích cực từ Dự án.  

 

Hiệu quả của Dự án KNTW “Xây dựng phát triển giống lê mới VH 6  tại vùng miền núi phía Bắc"

ở tỉnh Cao Bằng

 Giống lê VH6 được trồng tại huyện Nguyên Bình từ năm 2016, thuộc Dự án “Xây dựng phát triển giống lê mới và lê địa phương tại vùng miền núi phía bắc” do Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp với Hội Làm vườn Cao Bằng thực hiện ở 3 xã: Vũ Nông, Quang Thành, xã Yên Lạc với diện tích 15 ha, có 60 hộ tham.

Theo Ông Hoàng Quốc Chấn, Chủ tịch UBND xã Quang Thành : Từ 5ha trồng ban đầu, toàn xã hiện có hơn 300 hộ trồng lê với tổng diện tích hơn 60 ha, trong đó có 40ha lê VH6. 

Bà Hoàng Thị Hòa, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Nguyên Bình cho biết: Cây lê được trồng từ lâu đời ở huyện Nguyên Bình. Tuy nhiên, người dân chủ yếu trồng giống lê địa phương, chất lượng và sản lượng quả không cao. 

Thấy giống lê VH6 bước đầu có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, huyện đã hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích. Hiện nay, toàn huyện trồng gần 200ha lê, trong đó khoảng 80% là giống lê VH6, có 24ha đã cho thu hoạch.

Huyện phấn đấu đến năm 2025, nâng tổng diện tích cây lê toàn huyện lên khoảng 300ha,  thành lập vùng sản xuất lê tập trung, hình thành các tổ hợp tác sản xuất, phấn đấu đưa sản phẩm lê Nguyên Bình sớm trở thành sản phẩm OCOP.

Triển vọng giống lê VH6 cho miền núi phía Bắc

Cây lê VH6 trồng tại xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình phát triển tốt. Ảnh: Công Hải

Giống lê VH6 là giống cây ăn quả lâu năm, có nguồn gốc từ Đài Loan và đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống cây trồng mới từ năm 2012. Giống lê này có chu kỳ thu hoạch từ 30 – 40 năm, nếu được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, năng suất có thể đạt tới 16 – 18 tấn/ha.

Quả lê hình tròn, khi chín vỏ màu xanh phớt hồng, trọng lượng trung bình đạt khoảng 300 – 400gam/quả, quả to nhất có thể đạt trọng lượng 700g. Thịt quả trắng, nhiều nước, ăn có vị ngọt mát nên hiện được người tiêu dùng ưa chuộng.

Là một trong những hộ được hỗ trợ giống trồng cây lê VH6 đầu tiên ở xã Quang Thành, từ hơn 100 cây ban đầu, anh Bàn Văn Sinh, dân tộc Dao đỏ, xóm Quang Bình đã mở rộng diện tích lên trồng 1ha với hơn 400 cây lê, trong đó có 300 cây lê VH6 giống Lào Cai và Hà Giang.

Anh Sinh tâm sự: Trước đây, gia đình tôi chỉ biết trồng ngô. Năm 2016, được hỗ trợ cây giống, tôi quyết tâm thử nghiệm trồng cây lê VH6. Trồng và chăm sóc cây lê không quá khó. Trong 3 năm đầu, mỗi năm bón cho 1 cây từ 20 – 30kg phân hữu cơ kết hợp urê, lân, kali. Cần tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây lê, đồng thời không để chỗ cho sâu bệnh trú ngụ.

Năm ngoái, vườn lê nhiều cây đã bắt đầu bói quả. Năm nay, hơn 100 cây lê trồng đầu tiên bước sang năm thứ 5 bắt đầu cho quả nhưng tôi cũng phải tỉa bớt theo đúng hướng dẫn kỹ thuật, mỗi cây chỉ để 3 – 5 kg quả.

Do chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên quả lê phát triển tốt, mọng nước, vị ngọt, được nhiều khách hàng vào tận vườn mua. Vụ lê đầu tiên tôi thu hơn 4 tạ quả, thu nhập được khoảng 20 triệu đồng.

Triển vọng giống lê VH6 cho miền núi phía Bắc

Người dân xã Quang Thành bọc quả lê để hạn chế sâu bệnh. Ảnh: Công Hải.

Cũng như anh Sinh, anh Triệu Kiềm Vạng, dân tộc Dao đỏ, xóm Nà Lèng cũng trồng giống lê VH6 từ năm 2016. Hiện nay, anh mở rộng diện tích trồng lê VH6 lên hơn 5.000 m2, trồng tổng số hơn 200 cây, trong đó khoảng 100 cây đã cho thu hoạch mùa đầu tiên.

Năm 2020, vườn lê của anh Vạng còn được Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp Cao Bằng hỗ trợ kinh phí triển khai Mô hình “Ứng dụng kỹ thuật làm giàn kiên cố vin cành cây lê”. Mục đích để tạo tán cây lê, thuận tiện cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, tăng sản lượng.

Anh Vạng tâm sự: Cây lê VH6 phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương. Những năm qua, tôi áp dụng đúng khoa học kỹ thuật được tập huấn nên cây lê phát triển tốt. Vụ quả đầu tiên năm nay chất lượng quả được khách hàng đánh giá cao, mỗi quả nặng trung bình từ 300 – 400g, giá bán trung bình 40 – 50 nghìn đồng/kg.

Ông Hoàng Quốc Chấn, Chủ tịch UBND xã Quang Thành thông tin: Từ 5ha trồng ban đầu, toàn xã hiện có hơn 300 hộ trồng lê với tổng diện tích hơn 60 ha, trong đó có 40ha lê VH6. Xã thường xuyên cử cán bộ phụ trách mảng nông nghiệp xuống từng hộ dân tuyên truyền các hộ dân trồng lê áp dụng đúng khoa học kỹ thuật từ trồng, chăm sóc cây lê.

Quang Thành là xã còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm hơn 50%. Xã đã xác định cây lê sẽ là cây trồng chủ lực trong giai đoạn tới. Mong rằng, mô hình trồng cây lê, đặc biệt là giống lê VH6 sẽ là hướng đi đúng đắn để người dân địa phương xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất của gia đình mình, ông Chấn cho biết thêm.

Triển vọng giống lê VH6 cho miền núi phía Bắc

Người dân xóm Nà Lèng, xã Quang Thành thu hoạch lê VH6 vụ đầu tiên. Ảnh: Công Hải.

 

Nguồn: Nông nghiệp VN

 
 
 
 
 

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 62
  • Lượt xem theo ngày: 2393
  • Tổng truy cập: 3629545