HỎI ĐÁP VỀ KỸ THUẬT VAC (Tập II) - Hội Làm vườn Việt Nam

HỎI ĐÁP VỀ KỸ THUẬT VAC (Tập II)

Giáo sư Tiến sỹ Ngô Thế Dân, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam cùng với GS.TSKH Hà Minh Trung và TS Đỗ Văn Hòa đã sưu tập, chọn lọc và biên soạn cuốn: “Hỏi đáp về Kỹ thuật VAC (Vườn, ao chuồng)”. Đây là phần 2 của cuốn sách “Những kinh nghiệm hay trong nghề làm VAC” đã xuất bản trước đây và Cuốn sách này được in làm 2 tập. Xin giới thiệu để các bạn đọc quan tâm có tài liệu tham khảo.

Chi tiết xem tại file đính kèm

PHẦN THỨ BA

HỎI ĐÁP VỀ KĨ THUẬT NUÔI MỘT SỐ CON THUỶ ĐẶC SẢN VÀ ĐỘNG VẤT QUÝ HIẾM

Câu 47: Xin cho biết cách phân biệt nhanh các loài ba ba nuôi ở nước ta?

- Đáp:

Cách nhận biết các loài ba ba:

Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát,bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae. Trong họ ba ba có nhiều loài. Các loài thường gặp trên thị trường ba ba ở nước ta: có ba ba hoa, ba ba gai, lẹp suối và cua đinh.

Ba ba hoa còn gọi là ba ba trơn, phân bố tự nhiên chủ yếu ở các vùng nước ngọt thuộc đồng bằng sông Hồng

Ba ba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông , suối, đầm hồ miền núi phía bắc.

Lẹp suối, còn gọi là ba ba suối, thấy ở các suối nhỏ miền núi phía Bắc, số lượng ít hơn ba ba gai, cỡ nhỏ hơn 2 loài ba ba trên

Cua đinh, phân bố tự nhiên ở vùng Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ, dân các tỉnh phía Bắc gọi là ba ba Nam bộ, ba ba miền Nam để phân biệt với các loài ba ba ở phía Bắc (xem ảnh 4 loại ba ba (ba ba trơn, ba ba gai, ba ba lẹp suối và ba ba cua đinh).

 

Cách phân biệt nhanh nhất là dựa vào màu da bụng và hoa vân trên bụng.

Da bụng ba ba lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2 kg trở lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố dịnh, các chấm đen này loang to nhưng nhạt dần khi ba ba lớn dần, khi đạt cỡ trên 2kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ.

Da bụng ba ba gai màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ, làm da bụng có màu sám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn (xem ảnh bên : bụng ba ba gai).

Ba ba suối da bụng màu trắng, không có chấm đen.

Ba ba Nam bộ da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen.

 

Câu 48: Xin cho biết những tập tính sinh sống đặc biệt của các loài ba ba?

- Đáp:

+ Những tập tính sinh sống đặc biệt:

Ba ba sống dưới nước là chính, có thể sống trên cạn. Ba ba thở bằng phổi là chính thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để hít thở không khí. Mùa đông lạnh ba ba có thể rúc trong bùn ở đáy ao, dựa vào cơ quan hấp phụ tựa mang cá, ba ba lấy ô xy trong nước, thải CO2 trong máu vào nước khi di chuyển, đẻ trứng phơi lưng ...

              

Ba ba vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.

ba ba nhút nhát nhưng lại vừa hung dữ, ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo. Khi thấy có tiếng động mạnh, có bóng người hay bóng súc vật đến gần, chúng lập tức nhảy xuống nước lẩn trốn. Tính hung dữ của ba ba thể hiện ở chỗ hay cắn nhau rất đau, con lớn hay cắn và tranh ăn mồi của con bé, khi có người hoặc động vật muốn bắt nó, nó có phản ứng tự vệ rất nhanh là vươn cổ dài ra cắn.

Ba ba thuộc loài thức ăn động vật.

Ngay sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn. Trong tự nhiên thức ăn chính trong mấy ngày mới nở là động vật phù du (thủy trần), giun nước (trùng chỉ) và giun đất loại nhỏ. Khi lớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến v.v..Trong điều kiện nuôi dưỡng có thể cho ba ba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác, đồng thời có thể huấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến (thức ăn công nghiệp) ngay từ giai đoạn còn nhỏ.

 

Câu 49: Xin cho biết những đặc điểm sinh sản của ba ba?.

- Đáp: Ba ba hoa cỡ 0,5 kg mới bắt đầu đẻ trứng lần đầu, tuổi lúc đẻ là 2 năm. Ba ba gai cỡ 2 kg trở lên mới bắt đầu đẻ trứng. Trứng ba ba thụ tinh trong.

Ba ba sống dưới nước, nhưng đẻ trứng trên cạn. Mùa đẻ, thường là mùa mưa, ba ba ban đêm bò lên bờ sông, bờ ao hồ tìm chỗ kín đáo, có đất, cát ẩm và tơi xốp bới tổ đẻ trứng. Đẻ xong chúng dùng bụng xoa nhẵn mặt đất ổ trứng rồi xuống nước sinh sống, không biết ấp trứng. Trứng nằm trong ổ, trải qua mưa nắng và các điều kiện không thuận lợi về địch hại, sau 55 – 60 ngày nở thành ba ba con, điều kiện ấp tự nhiên này tỷ lệ trứng nở rất thấp. Trong điều kiện nuôi, con người có thể tạo chỗ cho ba ba đẻ thuận lợi hơn và có nhiều phương pháp ấp trứng nhân tạo đảm bảo tỷ lệ nở cao trên dưới 90%. Trứng ba ba phần lớn hình tròn như hòn bi, màu trắng.

Ba ba càng lớn đẻ trứng càng to dần và càng nhiều. Ba ba hoa cỡ khoảng 500g đẻ 1 lứa từ 4- 6 trứng, đường kính trứng từ 17- 19mm, trọng lượng 3 -4g/quả. Ba ba hoa cỡ 1 -1,5kg mỗi lứa đẻ từ 8- 15 trứng, đường kính trứng từ 20 – 23 mm, trọng lượng 4-7g; ba ba cỡ 2 -3kg có thể đẻ 20 -30 trứng một lứa. Trứng ba ba gai lớn hơn trứng ba ba hoa.

Cua đinh (ba ba Nam bô_) cỡ 4 – 4,5 kg/con, đẻ trứng nặng từ 20 – 25g/quả.

Ba ba có thể đẻ từ 2-5 lứa trong 1 năm, ba ba cái càng lớn, chế độ nuôi vỗ cho ăn càng tốt đẻ càng nhiều lứa, mỗi lứa cách nhau từ 25 – 30 ngày. Tại các tỉnh ở phía Bắc, một số gia đình có ghi chép theo dõi, bình quân cả đàn ba ba nuôi trong ao một năm đẻ 3,5 lứa. Số trứng ba ba đẻ thu được từ 40 – 55 quả/1kg ba ba. Ba ba cái cỡ từ 1 – 1,5 kg.

 

Câu 50: Xin cho biết thời vụ nuôi ba ba ở 2 miền nam , bắc?.

- Đáp: Tính thời vụ rất rõ rệt giữa hai vùng:

Ba ba hoa nuôi ở các tỉnh phía Bắc. loại để sớm vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 dương lịch. Ba ba đẻ rộ trong các tháng 5,6,7, sau đó đẻ rải rác tiếp các tháng 8,9,10, cuối tháng 10 thường là kết thúc vụ đẻ.

 

Thời vụ nuôi thịt cũng bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 12. Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 2 thời tiết lạnh nhiệt độ nước dưới 180c có khi dưới 15 0c ba ba không ăn và không lớn. Các tháng ba ba sinh trưởng nhanh nhất là từ tháng 5 tháng10.

Thời vụ nuôi ba ba hoa ở các tỉnh miền trung và phía Nam tất cả các tháng trong năm. Ba ba sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm, do khí hậu ấm áp quanh năm không có mùa đong lạnh như các tỉnh phía Băc. Trong vùng này, nhiệt độ các ao nuôi ba ba trong năm dao động chủ yếu trong phạm vi từ 24 -320c, ít khi dưới 220c hoặc trên 330c. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26 – 300c.

 

Câu 51: Để ba ba ít bệnh tật người nuôi ba ba phải đảm bảo nguồn nước và chất lượng nước như thế nào?

- Đáp: Nuôi ba ba chủ yếu là nuôi phạm vi gia đình, mỗi gia đình nuôi ba ba có từ một đến vài ao nuôi, có gia đình chuyên nuôi ba ba thịt, có gia đình chuyên sản xuất ba ba giống, có gia đình chỉ làm một công đoạn ương ba ba giống. Những gia đình nuôi ba ba có háng chục ao các loại, họ xây dựng thành trại nuôi ba ba.

Muốn nuôi ba ba có kết quả tốt, điều quan trọng đầu tiên là phải xây dựng được ao nuôi phù hợp với điều kiện sống của ba ba và quản lý được đàn ba ba nuôi.

Xây dựng ao nuôi ba ba cần phải đảm các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu sau:

1). Điều kiện về nguồn nước:

- Có nguồn nước cấp đảm bảo đủ nước nuôi quanh năm có thể chủ động tháo nước và thay nước khi cần. Nếu ao có nguồn nước cấp dồi dào,, có điều kiện thay nước luôn có thể áp dụng kỹ thuật nuôi thả mật độ dày, cho ăn thỏa mãn để đạt tốc độ lớn nhanh và năng xuất cao. Nếu điều kiện cấp nước không chủ động, thay nước khó khăn thì nuôi được mật độ thưa, năng xuất thấp hoặc vừa phải. Cần nhất là trong mùa nắng nóng, trong trường hợp nắng hạn kéo dài ao nuôi ba ba vẫn giữ được mức nước ở độ sâu thích hợp. Thuận tiện nhất là sử dụng nguồn nước tự chảy, nguồn nước cấp từ sông, suối, kênh mương, đầm hồ lớn. Nuôi quy mô nhỏ, nhu cầu lượng nước cấp không nhiều, có thể sử dụng nước giếng khoan, giếng xây. Ngoài ra một số nới có điều kiện có thể sử dụng mạch nước ngầm hoặc nguồn nước ấm để nuôi trong mùa đông ( đối với vùng núi và miền Bắc).

2). Điều kiện về chất lượng nước:

- Nguồn nước cấp cần sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải hoặc thuốc trừ sâu pH của nước từ 6,5 -8 , hàm lượng Oxy cao khoảng 4 mmg/lít trở lên. Nơi không có điều kiện phân tích nước có thể lấy nước sinh hoạt tắm giặt bình thường để làm tiêu chuẩn. Đối với vùng gần biển, nơi có ảnh hưởng của thủy triều và nước lợ độ mặn của nguồn nước cấp cho ao nuôi ba ba không quá 3- 4 phần nghìn (0, 3 - 0,4 % ).

 

Các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng ao nuôi. Địa điểm xây dựng ao nuôi nên bố trí vào nơi yên tĩnh , kín đáo, không bị cớm rợp, dễ thoát nước, không bị úng ngập, có nguồn nước cấp độc lập để đảm bảo cấp nước sạch.

Diện tích ao rộng hẹp vừa phải. ao rộng nuôi dễ lớn nhanh, nhưng khó quản lý, đầu tư lớn mới có năng xuất sản lượng cao. Ao hẹp dễ quản lý nhưng nuôi chậm lớn hơn ao rộng.

 

Câu 52: Kích thước ao nuôi và mực nước trong ao cho các loại ba ba như thế nào là hợp lý?

- Đáp:

Diện tích ao nuôi ba ba bố mẹ là từ 100- 200m2 tối đa 1000m2. Diện tích bể nuôi ba ba giống khi mới nở đến 1 tháng tuổi là từ 1- 10m2 cần xây nhiều bể nhỏ riêng rẽ để nuôi ba ba giống.

Ba ba 1- 2ngày tuổI diện tích bể hoặc ao để ương giống ba ba 2 – 3 tháng tuổi từ 10 – 50 m2, 4- 6 tháng tuổi là từ 50 - 1502

- Độ sâu của ao ( tính từ đáy ao lên mặt bờ)

Để nuôi ba ba đẻ và ba ba thịt: mức nước cần 1,5 – 2m có mức nước thường xuyên là 1,2 – 1,5 m; độ sâu nước ao phải tăng thêm khi trời nóng. tốt nhất trong ao, nên có chỗ sâu, chỗ nông để ba ba tự lựa chọn.

Bể ương ba ba mới nở sâu từ 0,5 – 0,6m chưa mức nước sâu 10cm (lúc đầu) 40cm cuối giai đoạn ương.

Bể ương ba ba giống 2-3 tháng tuổI sâu 0,7 – 1m, mức nước sâu 0,4 – 0,6cm.

bể ương ba ba giống 4 – 6 tháng tuổI sâu từ 0,8 – 1,2m chứa nước sâu 0,6 – 0,8m, nếu nuôi trong ao thì sâu 1 – 1,5m chứa nước sâu 0,8 – 1m

Mỗi ao đều có cống cấp nước và thoát nước riêng. Cống thoát nước đặt ở sát đáy ao, cống cấp nước nên cho chảy ngầm không cho xối mạnh trên mặt nước làm cho ba ba sợ hãi cần thiết kế có chỗ cho ba ba nghỉ ngơi dưới nước và trên mặt bờ.Ba ba ăn no thường tìm chỗ nghỉ ngơi thích vùi mình xuống bùn chỉ để hở hai lỗ mũi để thở, lúc yên tĩnh, nắng ấm ba ba bò lên bờ trèo lên các vật nổi, ở mặt ao để phơi nắng ( phơi lưng, tắm nắng) cho đến mặt da khô, lại xuống nước. Ba ba được phơi nắng sẽ ít bệnh tật.

 

Câu 53: Cách thiết kế tạo chỗ cho ba ba khi nằm dưới đáy ao khi cho ba ba phơi nắng, cho ba ba ăn, cho ba ba đẻ và ngăn chặn ba ba bò ra ngoài ao?

- Đáp:

Phải vét hết bùn bẩn trong ao, đổ một lớp cát mịn sạch hoặc cát pha bùn sạch lên trên, diện tích dải cát bùn từ 20- 100% diện tích đáy ao hiặc đay bể chiều dày lớp cát khoảng 4- 15 cm tuỳ theo các cỡ ba ba như: Ba ba bố mẹ, ba ba thịt đã lớn, lớp cát dày 10 –15 cm đủ cho ba ba vùi kín mình trong cát, còn ba ba mớI nở chỉ cần lớp cát dày 3- 4cm, tránh dùng cát khô, cát bẩn lẫn các vật cứng sắc cạnh cọ xát làm ba ba mất nhớt, rách chảy máu, dẫn đến nhiễm bệnh.

Để ba ba bò lên phơi nắng cách đơn giản nhất là thả các vật nổi như bó tre, bó nứa cây, gỗ tấm, phên tre v.v … Để ba ba bò từ ao lên bờ, cần đắp một luống đất ở rìa ao, hoặc tạo một vườn bờ bên ao. Công phu hơn thì đắp ụ trong ao, hoặc xây bể nổi trên ao có cầu để ba ba lên xuống hoặc lát một dải nghiêng từ bờ xuống ao phần ngập dướI ao sử dụng làm chỗ cho ba ba ăn, phần lộ thiên là chỗ cho ba ba phơi nắng. diện tích phần lát khoáng 10 – 20% diện tích ao

Thiết kế phương tiện cho ba ba ăn đơn giản nhất là đổ thức ăn vào rổ rá, nia, mẹt, khay, buộc dây treo cho ngập xuống nước là từ 0,3 – 06m. Có điều kiện thì xây một bệ máng ở góc ao rộng 0,4- 0,6m ngập sâu dưới nước 0,3 – 0,6m. Những chỗ ba ba hay bò leo như đáy bể, sườn ao, góc tường xây nên xây phẳng hoặc trát nhẵn để ba ba khó leo và không xước da bụng.

Ao hoặc bể nhỏ và nông, đáy sạch cỏ thể thả trực tiếp thức ăn xuống đáy ao nên thả thức ăn ở gần cửa cống để dễ dàng cho việc tháo rửa phần thức ăn thừa, cặn bã bẩn hàng ngày và cũng là để luyện cho ba ba quen tính ăn ở sát mép nước.

Để ngăn chặn ba ba vượt ao ra ngoài cần thiết kế như sau:

Cửa cống tháo và cấp nước phải có lướI sắt bịt kín. Với ao nuôi ba ba bố mẹ phải xây bờ từ đáy ao lên, mặt bờ cao hơn mặt nước ít nhất 0,4m. Thành bể nuôi ba ba con phảI phải cao hơn mặt nước bể từ 0,2 – 0,5m, đỉnh tường và góc tường xây gờ chắn (gờ rộng 5- 10cm) nhô về phía lòng ao. Ao nuôi ba ba thịt không cần xây bờ nhưng phải có tường và rào chắn xung quanh. Ao nuôi ba ba rộng lớn có thể dùng tấm tôn, tấm nhựa rào quanh bờ. Bờ đất ngăn giữa hai ao phải đắp chắc chắn, không để nước rò rỉ, hạn chế ba ba đào khoét chui ra ngoài..

Để ba ba bố mẹ sinh sản phải xây nhà đẻ trứng hoặc “ phòng đẻ” ở một phía bờ ao có cửa thông với ao, cửa rộng 0,5 – 0,6m có lốI dốc thoai thoải cho ba ba bò lên. Diện tích nhà đẻ từ 2 – 6m2 bình quân mỗI mét vuông để 15 – 20cm vào đẻ. Nền nhà để cao hơn mặt nước ao 0,4 – 05m. Xây tường gạch bao quanh, rải lớp cát mịn (chú ý không để cát ướt nhão, ba ba sẽ không đẻ) và có lợp mái. Nền nhà đẻ có lỗ thoát nước không để cát đọng nước làm hỏng trứng.

 

Câu 54: Xin được hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật sản xuất ba ba giống?

- Đáp:

Những năm vừa qua đã có khỏang 10 – 15% số hộ gia đình nuôi ba ba chuyên sản xuất ba ba giống để bán có người bán loại từ mới nở đến 1 tháng tuổi là chính. Có người mua loại mới nở về ươm thành con giống cái cỡ từ 15 – 20 gam hoặc từ 50 – 150 gam để bán kiếm lời có người mua giống nhỏ về ươm thành giống lớn hoặc mua giống lớn về để nuôi thành ba ba thịt. Từ năm 1997 giá ba ba giống giảm hơn các năm trước Kỹ thuật nuôi ba ba. Một phần do ảnh hưởng của giá ba ba thịt giảm một phần do có nhiều người sản xuất, lượng ba ba giống trên thị trường nhiều hơn các năm trước.

Sản xuất ba ba going gồm 3 khâu kỹ thuật chủ yếu: Nuôi vỗ ba ba bố mẹ sinh sản, thu trứng và ấp trứng, ương nuôi ba ba giống.

1) Nuôi vỗ ba ba bố mẹ ( nói cách khác là nuôi ba ba sinh sản, nuôi ba ba đẻ trứng) Chỉ tiêu chính trình độ kỹ thuật của khâu này là năng xuất dẻ trứng và tỷ lệ trứng thụ tinh cao. Những người nuôi có kỹ thuật tốt đã đạt 40- 50 trứng/ 1kg ba ba cái trong 1 năm tỷ lệ trứng thụ tinh đạt trên dưới 80% và đầu vụ và đạt trên 90% vào chính vụ. Muốn đạt các chỉ tiêu cao cần thực hiện tốt các vấn đề kỹ thuật sau:

a). Xây dựng ao nuôi phù hợp như đã nói ở phần trên với các yêu cầu sinh sản của ba ba.

b). Làm tốt công tác chuẩn bị ao nuôi, ao, bể mới xây cần ngâm rửa nhiều lần, thử nước đảm bảo độ PH thích hợp từ 7- 8 mới thả ba ba vào. Ao nuôi sau một vụ cần tẩy dọn sạch để diệt mầm bệnh, phải thay lớp bùn cát đã bị thối bẩn nặng.

c). Nuôi đúng thời vụ. Các tỉnh phía Bắc phải bắt đầu nuôi vỗ từ tháng 8 -9 để đến khi bắt đầu rét ba ba bố mẹ béo khỏe, sang xuân đẻ sớm. Sauk hi đẻ xong lứa thứ nhất, tiếp tục nuôi vỗ để ba ba đẻ các lứa 2,3,4 v.v.. Các tỉnh phía Nam có thể nuôi vỗ cho đẻ quanh năm cho đẻ tập trung vào các tháng 1- 2 là tốt nhất vì các tháng có nhiệt độ cao.

d). Chọn ba ba bố mẹ có các tiêu chuẩn tốt về hình dạng, sức khỏe và quy cỡ. Cỡ chọn nuôi nên từ 1kg trở lên với ba ba hoa, 2kg trở lên với ba ba gai cỡ nuôi càng lớn chất lượng trứng càng tốt, ba ba con nở ra càng khỏe và mau lớn. Ba ba cái đực thả chung một ao, nhưng thả phải đồng cỡ số lượng nuôi một ao cần thả đủ một lần không thả rải rác.

đ). Phối ghép tỷ lệ đực/ cái thích hợp: tỷ lệ thích hợp là một con đực ghép với 2,5 – 3 con cái có một số người nuôi ghép tỷ lệ 1/4 - 1/5. thả nhiều ba ba đực có hại vì chúng hay cắn nhau sinh bệnh và quấy nhiều ba ba cái làm ba ba cái sinh sản không bình thường lại vừa tốn thức ăn.

e). Lựa chọn mật độ nuôi thích hợp: Nuôi mật độ cao tới 2- 3kg/m2, mật độ nuôi bổ biến và thích hợp chỉ nên từ 0,5 – 1 kg/m2.

2/ Thụ trứng và ấp trứng ba ba

Trứng ba ba ấp nở tự nhiên tỷ nở rất thấp, thời gian ấp nở lâu. Muốn ấp nở nhanh, tỷ lệ nở cao cần phải có kỹ thuật. Trước hết phải biết kỹ thuật thu trứng. Nên theo dõi ba ba đẻ, thu trứng vào các buổi sang, lúc ba ba đẻ rộ thu hang ngày, lúc ba ba đẻ thưa 3- 5 ngày thu một lần, không nên để ba ba đẻ sau 15 – 20 ngày mới thu trứng đem ấp. Các quả trứng nhỏ, hình dạng không bình thường và trứng không thụ tinh cần loại ngay, chỉ giữ trứng thụ tinh để ấp. Trứng thụ tinh phần lớn tròn, vỏ trứng có màu sắc bình thường, phần trên màu trắng là túi chứa hơi để phôi thở, phần dưới màu phớt hồng là phần phôi và noãn hoàng (lòng đỏ trứng). Trứng hỏng (trứng khong thụ tinh) Màu sắc không bình thường, hay có vết đốm loang lổ, không phân biệt rõ 2 phần như trứng thụ tinh. Cần ghi chép các số liệu tứng ao nuôi và ngày đẻ, ngày thu trứng ấp, số lượng trứng thu được, số lượng trứng thu tinh v.v.. để giúp cho việc xử lý kỹ thuật ấp và dự đoán kết quả nuôi vỗ tỷ lệ nở…

Cách ấp trứng: Dụng cụ ấp trứng thường dung là khay, chậu bằng nhôm, sắt tráng men hoặc bằng nhựa. Diện tích khay, chậu to nhỏ tùy theo số lượng trứng cần ấp. Một chậu rửa mặt có thể ấp trên dưới 100 trứng, một chậu nhôm to có thể ấp trên dưới 300 trứng.Khay, chậu ấp chiều cao trên 10 cm trong rải lớp cát sạch mịn, tơi xốp dày 7- 8cm, đáy khay chậu có lỗ thoát nước tránh cát bị đọng nước. Nhắt trứng thụ tinh rải đều lên mặt cát quả nọ cách quả kia 2cm, đầu có túi hơi để ở phía trên ( chú ý không đặt ngược), không đặt nghiêng lấy cát bột rải lên trên cho kín, lớp cát cao hơn trứng 2- 3cm. Để khay trứng vào nơi yên tĩnh để ấp nên khống chế hàm lượng nước trong cát ấp từ 7 – 10% ( cát ẩm cho lên tay bóp rời không vón cục) và độ ẩm không khí trong phòng ấp khoảng 85%. Các cơ sở sản xuất lớn có thể xây phòng ấp dùng máy ấp trứng.

Thời gian ấp từ 50 – 55 ngày chú ý nhất là giữ cho nhiệt độ và độ ẩm cát ấp được ổn định. Cách 1- 2 ngày lớp cát trên mặt bị bốc hơi cần phun nước cho ẩm, tránh dội nước làm cho nhiệt độ cát ấp bị thay đổi đột ngột, phôi trứng sẽ chết. Trong những ngày mưa lớn, hoặc ban đêm nhiệt dộ không khí xuống thấp dưới 25oC ( nơi có điện có thể thắp bong điện 100 – 200W để tỏa nhiệt, cần che đền để cho nhiệt độ tỏa đều. những ngày quá nóng nên để thoáng gió hoặc làm mát bằng quạt… Nhiệt độ ấp thích hợp nhất ổn định từ 30 – 32oC ở nhiệt độ này thời gian ấp chỉ từ 40 – 50 ngày. Dưới 20oC và trên 35oC phôi trứng bị chết. Khi thấy trứng sắp nở (có chỗ nứt vỏ) cần đặt khay nước sạch hoặc bát nước vào giữa khay, ba ba con nở ra biết tự bò vào nước; cũng có thể kê khay, chậu ấp trứng trong chậu hoặc bể chứa nước ba ba con nở ra tự nhảy vào nước. Nếu không để sẵn nước, ba ba con bị khô da sẽ chết.

Trong quá trình quản lý ấp trứng có thể bới cát kiểm tra trứng, nhưng không được đảo trứng và cần có các biện pháp bảo vệ không cho kiến, chuột, mèo, rắn, gà lọt vào ăn hại trứng và ba ba con.

Nhặt ba ba mới nở cho và chậu nước sạch, chọn những con đã “rụng rốn” để đưa vào bể ương.

3). Ương ba ba giống.

- Giai đoạn 1: Ương trứng từ lúc mới nở cỡ 4- 6g thành cỡ 15 – 25 g, thời gian ương từ 25 – 30 ngày. Chăm sóc kém thời gian có thể kéo dài gấp đôi. Ba nở đầu vụ và giữa vụ, đúng mùa sinh trưởng ương ba ba lớn nhanh hơn ba ba ở cuối vụ. Mức nước trong bể ương từ 10 – 15 cm mấy ngày đầu, tăng dần đến 40 cm vào cuối tháng. Không nên để nước quá sâu vì ba ba con luôn phải ngoi lên mặt nước thở, tốn năng lượng. Mặt bể có thể thả bèo tây non, sạch cho ba ba con nằm thở giap mặt nước. Mật độ ương trung bình 50 con/m2, có thể ương dày 100- 150 con/m2 nhưng sau 10 – 15 ngày phải san thưa, cho ăn đầy đủ và thay nước luôn. Cho ăn giun đỏ, giun đất thả vào khay đưa xuống bể cho ba ba ăn vào sang hoặc chiều tối.

- Giai đoạn 2: Ương từ cỡ giống 15 – 25 g thành cỡ giống 50 – 80 g, thời gian ương nuôi cần 2- 3 tháng với ba ba nở đầu vụ. Giai đoạn này tốt nhất vẫn nên ương trong bể xây cỡ 20 – 30cm2

- Giai đoạn 3: Ương cỡ giống nhỏ 50 – 80g, con to trên 200g. thời gian ương cần 2-3 tháng, nếu thả qua mùa đông thì mất 5- 6 tháng. Giai đoạn này nuôi trong ao đất lớn nhanh hpn trong bể xây. diện tích bể ương trên dưới 50m2 , cao nhất 15 con/m2, diện tích ao ương 100- 150m2. Mật độ ương trung bình 7- 10 con/m2, cao nhất 15 con m2. Cho ăn no đủ bằng cá mè luộc, gỡ cho ăn vào sang, chiều. Quản lý chăm sóc tốt, tỷ lệ sống có thể đạt 90 – 100%.

Cần định kỳ 1 tháng kiểm tra 1 lần để phân cỡ, tách con to con nhỏ nuôi riêng. Quá trình nuôi cần đảm bảo ao bể ương có nhiệt dộ thích hợp từ 25 – 300C.

 

Câu 55: Xin được cung cấp thông tin nội dung cơ bản của kĩ thuật nuôi ba ba thịt?

- Đáp: Nuôi ba ba thịt còn gọi là ba ba thương phẩm quy cỡ khi xuất bán từ 0,4 kg trở lên chủ yếu có trọng lượng 0,5 – 0,8 kg/con. Hiện thị trường có nhu cầu lớn. Mùa tiêu thụ rải rác quanh năm

Kỹ thuật nuôi ba ba thịt có 2 nội dung chính

1) Điều kiện ao nuôi: Muốn nuôi ba ba thịt lớn nhanh, tỷ lệ sống cao, lãi nhiều, cần thực hiện tốt các kỹ thuật gồm::

a) Chuẩn bị ao bể nuôi đảm bảo chất lượng nước và đáy ao sạch

b) Thả ba ba giống vào các tháng có nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất. Các tỉnh phía Bắc thả từ tháng 3- tháng 4, các tỉnh phía Nam thả từ tháng 1- tháng 2 đến cuối năm tu hoạch.

c) Cỡ con giống thả từ 100 – 200g/con. Trong một ao thả cùng cỡ, chọn ba ba giống khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh. Nên mua giống từ các cơ sở dịch vụ giống đáng tin cậy.

d) Mật độ nuôi từ 1- 5 con/m2, nếu có điều kiện thay nước chủ động, khả năng thức ăn dồi dào nuôi mật độ cao.

đ) Cho ăn, quản lý chăm sóc và phòng bệnh tốt, sau 8 đến 10 tháng nuôi, ba ba thịt có thể đạt quy cỡ 0,6 – 1,3 kg/con, tỷ lệ sống 90 – 100%. Nhiều cơ sở nuôi ở phíâ Nam nuôi lớn nhanh hơn ở phía Bắc. Mức tăng trọng trung bình mỗi con có thể đạt 100g/tháng.

 

Câu 56: Ba ba ăn loại thức ăn nào và cách cho ba ba ăn?

- Đáp: Thức ăn nuôi ba ba có thể chia 3 loại chủ yếu:

- Thức ăn động vật tươi sống.

- Thức ăn động vật khô.

- thức ăn chế biến ( thức ăn công nghiệp).

Cho đến hiện nay các hộ nuôi ba ba đều sử dụng thức ăn động vật tươi sống là chính

1). Thức ăn tươi sống: Gồm động vật còn nguyên con, còn sống hoặc đã chết nhưng thịt còn tươi. Không dùng thịt động vật đã ướp mặn. Thức ăn cho ba ba gồm:

- Cá tươi: Các tỉnh phía Bắ thường sử dụng cá mè trắng, cá tép dầu, cá mương, cá lành canh nước ngọt và các loài cá biển vụn. Các tỉnh phía Nam và vùng hồ chứa nước sử dụngnhiều cá sơn, cá linh, cá chốt chuột, cá biện vụn v.v...

- Động vật nhuyễn thể: Gồm các động vật nhuyễn thể nước ngọt (ốc vặn, ốc sên, ốc đồng, ốc nhồi, trai, hến) và các động vật nhuyễn thể biển như don, dắt ...

- Động vật giáp xác: Là các loại tôm, cua rẻ tiền cả ở nước ngọt và nước mặn.

- Côn trùng: chủ yếu là giun đất có thể bắt giun tự nhiên (trong vườn, bãi ven sông...) cho ăn.

- Động vật khác: Tận dụng thịt của các động vật rẻ tiển và thịt phế liệu của các xí nghiệp chế biến thực phẩm.

2). Thức ăn khô: Có thể cá khô nhạt, tôm khô nhạt ... loại rẻ tiền để cho ăn kèm thức ăn tươi hàng ngày

3). Thức ăn công nghiệp: Trên thế giới, một số nước đã sử dụng khá phổ biến, hiệu quả kinh tế cao. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn rất toàn diện, đặc biệt hàm lượng đạm rất cao (50 – 55%) nhưng ở nước ta chưa sản xuất.

Cách cho ăn thức ăn tươi sống như sau:

- Cho ăn theo địa điẻm quy định thành thói quen lại dễ theo dõi sức ăn hàng ngày, dễ làm vệ sinh khu vực cho ăn.

- Động vật cỡ nhỏ ba ba có thể nuốt được cả con, động vật cỡ lớn cần băm thái thành nhiều miếng

- Các phần cứng ba ba không ăn được như đầu cá, vây cá, vỏ động vật nhuyễn thể, xương động vật v.v..., không bỏ xuóng ao làm ô nhiễm nước ao.

- Rửa sạch thức ăn trước khi cho ăn

- Ba ba mới nở ngày cho ăn 3- 4lần, ba ba giống 2- 3 lần, ba ba thịt và ba ba bố mẹ 1 – 2 lần/ ngày lượng cho ăn buổi tối nhiều hơn buôi sáng.

- Lượng thức ăn cho ăn trong 1 ngày đêm: Ba ba mới nở 15 – 16 %, ba ba giống 10 – 12 % ba ba thịt và ba ba bố mẹ 3 – 6% so với trọng lượng ba ba nuôi trong ao.

Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung dinh dưỡng cho nhau. Không nên chỉ cho ăn một thứ thức ăn duy nhất. Ba ba mới nở cho ăn bằng động vật phù du ( thuỷ trần), giun nước (trùng chỉ), giun quế sau 5 – 7 ngày nuôi chuyển cho ăn cá, tôm là chính. Nên chọn cá nhiều nạc, luộc cá gỡ nạc cho ăn chín tốt hơn cho ăn sống. Các ao rộng có thể kết hợp nuôi ốc nuôi cá tép nhỏ cho ba ba tự bắt ăn dần.

 

Câu 57: Cách quản lý ao nuôi và phòng bệnh cho ba ba?

-Đáp: Quản lý ao nuôi: Công việc quản lý ao nuôi quyết định kết quả nuôi, quản lý không tốt có thể dẫn đến thiệt hại rất lớn.

1). Quản lý ao nuôi gồm những công việc chủ yếu sau.

- Luôn kiểm tra phát hiện đề phòng mất mát do hở cống, nước tràn bờ, ba ba leo vượt tường, vượt rào, vật có hại vào phá hoại, trộm cắp...

- Cho ăn đều đặn, no đủ, thức ăn sạch, theo dõi điều chỉnh mức thức ăn hợp lý hàng ngày. giữ sạch sẽ khu vực cho ăn, không để thức ăn thừa.

- Không để nước ao và đáy ao bị thối bẩn. Đáy ao bẩn cần tát cạn rắc vôi khử trùng cải tạo đáy.

- Không chế độ sâu, màu nước và chất lượng nước ao. Nên giữ nước sâu từ 1- 1,5m, giữ màu nước xanh lá chuối non, PH từ 7 – 8, Ô xy hoà tan 4mg/l trở lên.

- Mùa hè nhiệt độ cao cần chống nóng cho ba ba, nhiệt độ nước ao, bể nuôi không vượt quá 33 oC. Các biện pháp làm giàn che mát, thả rong, bèo trong ao, giữ nước sâu, thay nước mới …Mùa lạnh cần chống rét cho ba ba giữ nhiệt độ nước ao nuôi luôn trên 150C, giữ nước ao trên 1,5m, đáy ao có lớp bùn pha cát dày 20 – 25cm cho ba ba rúc năm, mặt ao thả bèo kín hoặc che chắn đỡ bị gió lạnh

2). Phòng bệnh cho ba ba

Ba ba là một động vật rất khoẻ, sống trong sông hồ tự nhiên rất ít khi bị bệnh. Ba ba nuôi ở các ao rộng mật độ thưa cho ăn và chăm sóc quản lý tốt cũng rất ít khi bị bệnh.

Những biện pháp phòng bệnh gồm:

- Tránh mua phải ba ba đang có bệnh, không để ba ba cắn nhau, cào móng vào lưng nhau, bài tiết nước tiểu lên nhau, đè lên nhau ngạt thở trong lúc bắt và vận chuyển từ nơi mua về nơi nuôi

- Ao nuôi cần tẩy dọn sạch sẽ trước khi thả ba ba. Ao, bể mới xây cần ngâm nướ thau rửa nhiều, thử độ PH còn 7- 8 hoặc thả thử ba ba nếu an toàn mới chính thức thả toàn bộ. Ba ba đưa về tới nhà nên tắm khử trùng nước khi thả. Dùng nước muối nồng độ 3 – 4% hoặc dung dịch xanh malachit 1-2ppm (1-2g/m3 nước) tắm 12- 20 phút để khử nấm ký sinh trùng và ký sinh. Nếu thấy bị xây xát chảy máu da nên tắm thêm bằng thuốc kháng sinh để phòng bệnh nhiễm trùng gây lở loét. Thường dùng Chloramphenicol hoặc Furazolidon liều lượng 20 – 50ppm ( 2- 50g/m3 nước ) tắm tróng chậu từ 30 phút đến 1- 2 giờ tuỳ theo vết thương nặng nhẹ, quan sát sức chịu đựng của ba ba.

- Không để nước ao nuôi có màu đen có mùi tanh thối bẩn ao nuôi mật độ dày, mùa hè phải thay nước luôn, tốt nhất mỗi ngày thay 20% lượng nước trong ao, tháo hoặc hút lớp nước dưới đáy là chính lớp nước này bẩn. Trường hợp nước ao bẩn nhưng khó bơm tát thì nên định kỳ 20 – 30 ngày 1 lần khử trùng nước ao bằng cách rắc vôi bột với lượng 1,5 – 2 kg vôi/100m3 nước chia làm 2- 3 ngày, mỗi ngày rắc trên một phần ao.

- Không để lớp bùn cát đáy ao bị bẩn. Trước vụ nuôi mới cần xử lý sạch lớp bùn cát bẩn ở đáy ao, khử trùng triệt để phải tháo cạn nước, rắc vôi bột hoặc vôi sống lên mặt bùn với lượng 10 – 15 kg vôi trên 100m2 đáy ao, đảo đều và phơi nắng 1- 2 tuần, sau đó cho nước sạch vào ao. Trường hợp ao, bể nhỏ, khối lượng bùn cát ít, nên thay toàn bộ bùn, cát mới.

- Chủ động phòng bệnh nấm thuỷ mi bằng cách treo túi thuốc xanh malachit ở khu vực cho ba ba ăn, mỗi túi 5 – 10g, thuốc ngấm dần ra ao, khi hết thay túi khác. Cũng có thể rắc trực tiếp xuống ao với lượng 5- 10g/100m3 nước, 10 – 30 ngày thực hiện một lần. Quan trọng nhất là thực hiện vào lúc giao thời giữâ mùa đông và mùa xuân, giữa mùa thu và mùa đông, có nhiệt độ nước thấp 15 -220C kéo dài.

- Khi thấy ba ba nào bị bệnh hoặc nghi bị bệnh cần bắt nhốt riêng theo dõi, chưa trị.

 

Câu 58: Phòng chữa các bệnh chính cho ba ba?

- Đáp: Ba ba có các bệnh chính là:

- Bệnh nấm thuỷ mi: Lúc đầu trên da, cổ, chân của ba ba xuất hiện những vùng trắng xamd, trên đó có các sợi nấm mêm. Sau vài ngày sợi nấm phát triển thành búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, để dưới nước nhìn rõ hơn để trên cạn. Khi ba ba bị viêm loét, trên vết loét có thể có nấm ký sinh phát triển làm cho bệnh nặng thêm, dễ chết hơn. Khả năng lây lan rất nhanh.

- Bệnh ký sinh đơn bào: do loại ký sinh trùng, ký sinh trên da, trên cổ và kẽ chân ba ba. Khi bệnh phát triển nhiều, mắt thường có thể nhìn thấy được như sợi bông, nhưng dễ nhầm với nấm thuỷ mi. Ba ba con bị bệnh này nhiều hơn ba ba lớn.

Cách chữa chung cho 2 bệnh này là:

- Bắt ba ba bệnh thả vào chậu, tắm bằng thuốc xanh malachit nồng độ 2- 4ppm ( 2- 4g/m3 nước) trong 1- 2 giờ. Nếu chữa cho cả đàn ba ba trong ao thì rắc thuốc xanh malachit trực tiếp xuống ao với liều lượng 005 – 1,10ppm (0,05 – 0,10g/m3 ) mỗi tuần rắc một lần cho đến khi hét bệnh.

- Chữa bệnh viêm loét do nhiễm khuẩn. Có nơi còn gọi là nấm bã đậu. Ao nuôi bị bẩn thường sinh ra bệnh này. Do ba ba cắn nhau hoặc bò leo, vận chuyển, hoặc đánh bắt bị xây sát da, sau đó vết thương bị nhiễm bởi các vi khuẩn (Aeromonashydrophyla pseudomonas sp) gây viêm loét. Vết loét không có hình dạng và kích cỡ nhất định, thường thấy ở cổ, đầu, lưng, bụng, chân của ba ba. Miệng vết loét bị xuất huyết. Các vết loét sâu bị đóng kén bên trong, khêu miệng vết loét bóp ra những cục trắng như bã đậu, cỡ nhỏ như hạt tấm, cỡ to có thể bằng hạt đậu, hạt ngô. Ba ba bị bệnh này có màu da không bình thường tựa khô da , mắt xuất huyết màu đỏ, móng chân, tay bị cụt, hay nổi lên mặt ao hoặc bò lên bờ, phản ứng chậm chạp yếu ớt. Sau 1- 2 tuần có thể chết. Bệnh này có thể chữa khỏi được 70 – 80 % theo cách chữa sau đây

+ Tắm cho ba ba bằng các loại thuốc kháng sinh Choloramphenicol, Tetracylin, Furazolidon với liều lượng 20 – 50 ppm từ 6 – 12 giờ một ngày, tiến hành liên tục 3- 5 ngày

+ Dùng đầu kim, đầu panh cậy vảy các vết loét, bóp sạch kén trắng ra, dùng bông cồn lau sạch miệng vết loét, sau đó rắc một trong các loại thuốc kháng sinh bôi bên ngoài để giữ thuốc bột lại. Có thể dùng thuốc Rifamicin hiệu quả nhanh. Bôi thuốc xong để ba ba vào nơi yên tĩnh, tách riêng từng con không cho cắn nhau. Sau vài ngày khi thấy miệng vết thương đã khô và co lại thì có thể bắt ba ba thả trở lại ao nuôi.

+ Khi thấy ba ba có nhiều vết sưng đỏ có thể tiêm thuốc Choloramphenicol với liều 100 – 150mg/kg hoặc ti êm Streptomycin với liều 50 100mg cho 1kg ba ba. Cần tiêm liều 2 – 3 l ần trong một tuần.

 

Câu 59: Xin cho biết kỹ thuật nuôi tôm cá trong ruộng lúa?

- Đáp: Trồng lúa kết hợp nuôi tôm cá có giá trị thu nhập tăng gấp 4-5 lần so với trồng lúa chuyên.

- Việc nuôi tôm, cá trong ruộng lúa (Nuôi tôm, cá kết hợp với cây lúa) cần nắm vững tác động qua lại giữa lúa và tôm, cá cùng sống trong một môi trường. Nuôi tôm, cá ít ảnh hưởng đến lúa, trồng lúa ít ảnh hưởng đến tôm, cá. Vấn đề đặt ra là áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm, cá hợp lý.

Các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm, cá trong ruộng lúa gồm:

1. Chọn địa điểm:

- Ruộng nuôi tôm, cá cần có đủ nguồn nước cấp vào và tiêu đi dễ dàng, không tràn ngập, không khô hạn.

- Nước ngọt có độ PH từ 7-8, không thối bẩn, đủ nguồn dưỡng khí cho tôm, cá thở.

- Vùng ruộng phải có mương, ao cho tôm cá trú ẩn và tìm kiếm mồi. Diện tích của ao và mương phải đảm bảo bằng 18 - 20% tổng diện tích vùng ruộng.

- Có cống cấp thoát nước chắc chắn, có đăng lưới chắn giữ tôm, cá để chúng không đi được.

2. Xây dựng vùng nuôi:

- Tùy tình hình cụ thể từng khu ruộng, tùy mức độ hợp tác giữa các gia đình có ruộng với nhau và khả năng quản lý chăm sóc mà tiến hành đầu tư xây dựng vùng ruộng nuôi cho phù hợp.

- Vùng nuôi tôm, cá kết hợp trồng lúa nên có diện tích lớn (50 – 100ha) thì tốt hơn. Nếu diện tích lớn thì chia thành các khoảnh, trong khoảnh chia ra thành từng thửa.

- Trong mỗi vùng, mỗi khoảnh, mỗi thửa có cấu trúc mương hoặc ao, cống , bờ vùng, bờ khoảnh, bờ thửa, hệ thông đăng chắn giữ tôm, cá. Hệ thống bờ, cống, đăng phải đảm bảo độ cao và chắc chắn. Tổng diện tích ao, mương phải đảm bảo từ 18 – 20% diện tích toàn ruộng.

3. Cải tạo ao, mương, ruộng nuôi tôm, cá:

Trước khi nuôi, tất cả ao, mương, ruộng phải được tháo cạn, tát cạn, lấp hết các hang hốc ven bờ, vét sạch cỏ rác, vét vợi lớp bùn dày ở lòng mương, lòng ao. Dùng vôi bột vãi đáy ao, mương để diệt tạp. Lượng vôi dùng 15 kg/100m2 ao, mương. Tu sửa lại cống, đăng, bờ mương, bờ ao, bờ ruộng trước khi thả tôm, cá vào nuôi.

4. Thả giống:

+ Chọn đối tượng nuôi:

- Các đối tượng tôm, cá chọn nuôi kết hợp ở ruộng lúa là tôm, cá ăn các chất hữu cơ, ăn động vật, ăn sâu bọ, ăn thức ăn trực tiếp như cám, bột ngô, khoai, sắn, thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp.

- Các đối tượng nuôi ở các tỉnh miền Bắc bao gồm: Cá Trôi ấn độ, Chép, Rô phi (đối với vùng nuôi xen canh); Cá Trôi ấn độ, Mrigal, Chép, Rô phi, cá Trắm cỏ (đối với vùng nuôi luân canh), các đối tượng có giá trị kinh tế và xuất khẩu như: Rô phi đơn tính, tôm Càng xanh, Chép lai 3 máu được nhiều nơi quan tâm phát triển.

+ Cách thả:

- Chọn giống có độ đồng đều đàn cao, giống khỏe, không bị bệnh, không xây sát, cỡ giống càng to càng tốt.

- Tiêu chuẩn quy cỡ giống tối thiểu để thả trong ruộng lúa như sau: Cá Rô phi từ 4-6cm; cá Chép từ 3 - 5cm; cá Trôi từ 6 - 7 cm, tôm Càng xanh từ 3 - 5cm.

- Mật độ thả:

+ Nếu thả riêng tôm từ 4 – 6con/m2.

+ Nếu thả riêng cá từ 0,3 – 1con/m2.

Thường thả ghép các loại cá với nhau, tỷ lệ thả ghép các loại cá như sau:

· Rô phi = 50%; Chép lai = 30%; Trôi = 20%.

· Chép = 50%; Trôi = 30%; Rô phi = 10%; cá khác 10%.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 37
  • Lượt xem theo ngày: 1320
  • Tổng truy cập: 3826221