Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa phát triển nhiều mô hình kinh tế VAC sáng tạo và hiệu quả![]() BBT: Ngày 20-21/4/2022 Đoàn Lãnh đạo Hội Làm vườn Việt Nam do Chủ tịch Hội Nguyễn Xuân Hồng dẫn đầu đã làm việc với ông Lôi Xuân Len và Ban lãnh đạo Hội Làm vườn và Trang trại ( Hội LV và TT) tỉnh Thanh Hóa và đi thăm khảo sát một số mô hình kinh tế VAC và trang trại tiêu biểu tại Thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn.
Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa phát triển nhiều mô hình kinh tế VAC sáng tạo và hiệu quả Tin và ảnh : Huy Thông – Hội LV VN Trong chuyến công tác tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ của Lãnh đạo Hội Làm vườn Việt Nam do Chủ tịch Hội Nguyễn Xuân Hồng đẫn đầu, trong các ngày 20 - 21/4/2022 Đoàn đã thăm, làm việc tại tỉnh Thanh Hóa. Tiếp và làm vệc với Đoàn có ông Lôi Xuân Len, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Làm vườn Việt Nam, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại ( Hội LV và TT) tỉnh Thanh Hóa cùng 1 số lãnh đạo và cán bộ của Hội làm vườn tỉnh và một số Hội cấp huyện trong tỉnh. Sau khi nghe Chủ tịch Hôi LV và TT tỉnh Thanh Hóa thông tin tóm tắt về hệ thống tổ chức, phương thức hoặt động và một số kết quả nổi bật của Hội trong năm 2021 và Quý 1 năm 2022, Đoàn đã đi khảo sát một số mô hình kinh tế VAC và trang trại tiêu biểu tại Thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn. 1. Trang trại của gia đình ông Lê Đình Thuận Tới thăm trang trại của gia đình ông Lê Đình Thuận ( hội viên Hội Làm vườn và Trang trại của tỉnh) tại phường Đông Cương, Thành phố Thanh Hóa. Trang trại được hình thành trên cơ sở chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng thanh long ruột đỏ, rau, hoa và nuôi ốc nhồi theo kỹ thuật tiên tiến. Chủ trang trại cho biết: với quy mô hơn 2 ha, trong đó đất của gia đình dồn đổi chỉ có khoảng 0,5 ha, diện tích còn lại gia đình ông “mượn” lâu dài lại của 37 hộ khác trong vùng theo cam kết giữa 2 bên được UBND Phường đồng ý xác nhận : nếu trong thời gian “mượn”, chủ đất đòi lại đất thì phải bồi thường lại hoa màu do bên mượ đã đầu tư trên đất; nếu nhà nước thu hồi đất, chủ đất được hưởng tiền đền bù thu hồi đất , bên mượn dất được nhận tiền đền bù hoa màu đã đầu tư trên đất. Trang trai được phân chia thành 03 phân khu : (1) trồng thanh long ruột đỏ, ruột vàng diện tích khỏng 0,5 ha theo mô hình đào mương, liếp kết tiêu thoát nước kết hợp nuôi ốc nhồi. Các liếp trồng thanh long được bố trí hệ thống tưới phun tại gốc, sử dụng màng phủ nông nghiệp bán phân hủy để hạn chế cỏ dại; dàn đỡ là các trụ bên tông 2 đầu liếp cùng cáp bọc nhựa được kéo căng theo hàng có lưới che di động để hạn chế tác hại của nắng nóng và sương muối. Khu lên liếp trồng thanh long ruôt đỏ kết hợp nuôi ốc nhồi thương phẩm (2) Khu ao ươm ốc giống và nuôi ốc nhồi thương phẩm khoảng 0,5 ha, có hệ thống mương cấp và tiêu nước, xung quanh và phía trên che lưới nilon để giảm tác động của nắng nóng mùa hề, giá lạnh mùa đông và chống thất thoát ốc. (3) Khu trồng rau, hoa an toàn, chất lượng cao trong nhà màng, nhà lưới khoảng 1,0 ha. Các khâu sản xuất trong trại thực hiện theo hướng tuần hoàn khép kín: các loại rau, quả 1 phần được sử dụng làm thức ăn cho ốc, nước thải, bùn thải từ ao nuôi ốc xử lý để tưới cho được tái sử dụng tưới cho Thanh long, phụ phẩm rau, hoa được chế phẩm vi sinh ủ phân hứu cơ bón cho cây trồng.
Theo ông Chủ trang trại, số vốn đã đầu tư vào trang trại những năm qua hàng tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn vốn tự có của gia đình theo hình thức “ lấy ngắn nuôi dài”. Nhờ sản xuất theo quy trình tiên tiến, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm nên sản phẩm của trang trại luôn được người tiêu dùng tin tưởng, chủ yếu gia đình tự bán tại các chợ và các gia đình công nhân trong các điểm, khu công nghiệp địa phương. Năm 2021, trừ chi phí sản xuất và sinh hoạt của gia đình, lợi nhuận thu được khoảng 250 - 300 triệu đồng. Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam đánh giá cao tinh thần dám nghĩ dám làm, kiên trì vận động các hộ dân cho mượn đất để có mặt bằng sản xuất, mạnh dạn sáng tạo trong việc áp dụng KHCN tiến bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương , tân dụng nguồn vốn và sức lao động gia đình nên đạt hiệu quả khá cao. Đồng thời gợi ý chủ trang trại nên chủ động vận động các hộ dân có cùng chí hướng thành lập Tổ hợp tác hoặc HTX để chia sẻ, hỗ trợ nhau về kiến thức KHCN, lao động, trang thiết bị sản xuất và liên kết với doanh nghiệp để chủ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm. 2. HTX dịch vụ cơ giới hóa NN và Nông nghiệp Công nghệ cao Thăm HTX dịch vụ cơ giới hóa NN và Nông nghiệp Công nghệ cao tại xã Đồng tiến huyện Đông Sơn. Đây là mô hình HTX Nông nghiệp k có 01 Doanh nghiệp là Công ty bao gồm 1 thành viên là doanh nghiệp là Công ty TNHH dịch vụ và thương mại “Thiên Trường 36 “, các xã viên khác là các hộ sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau. HTX thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh , dịch vụ đa dạng bao gồm: sản xuất rau, quả ( sản xuất cây giống và trồng cây thương phẩm dưa chuột, dưa Kim Hoàng Hậu, các loại rau ăn lá cao cấp trong nhà màng; sản xuất khay và giá thể gieo mạ cấy bằng máy; đại lý bán , sửa chữa máy máy cấy, máy gặt đập liên hợp; dịch vụ gieo cấy, thu hoạch bằng máy, dịch vụ cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản ….Tổng giá trị tài sản của HTX hiện nay khoảng trên 10 tỷ đồng, bao gồm các tài sản là đất đai, máy móc, nhà xưởng, nhà màng và vốn lưu động, trong đó riêng tài sản của Công ty Thiên trường khoảng 5 tỷ đồng. Cửa hàng bán và sửa chữa máy nông nghiệp của HTX dịch vụ cơ giới hóa NN và Nông nghiệp Công nghệ cao tại xã Đồng tiến huyện Đông Sơn Mô hình “ Doanh nghiệp tham gia là thành viên góp vốn với HTX”: đã tạo điều kiện giải quyết nhiều khó khăn vướng mắc vốn có của các HTX Nông nghiệp lâu nay như: tăng tiềm lực vốn, tài sản, cơ sở hạ tầng cho HTX; Doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình thế chấp vay vốn cho HTX sản xuất kinh doanh, phân công các thành viên trong HTX sản xuất các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau theo kế hoach và quy trình kỹ thuật thống nhất để có sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn, có khối lượng hợp lý theo từng thời điểm, tránh bị dư thừa, rớt giá, chủ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm của các thành viên HTX. Doanh nghiệp cũng giúp các thành viên Ban Quản lý HTX nâng cao năng lực quản lý, điều hành theo hướng chuyên nghiệp hơn. 3. Trang trại Nông nghiệp CNC của Công ty Thiên Trường 36 Trang trại Nông nghiệp CNC của Công ty Thiên Trường 36 ( thành viên HTX NN CNC và Dịch vụ Đồng Tiến) tại thôn Triệu Tiến có quy mô 3,2 ha, trong đó diện tích nhà màng 1,1 ha, còn lại diện tích trồng cây ăn quả và các cơ sở hạn tầng kỹ thuật khác ( khu sơ chế, đóng gói sản phẩm, trạm lọc nước, kho chứa vật tư, hệ thống xử lý chất thải và hồ chứa nước phục vụ tưới tiêu…). Tổng vốn đầu tư (kể cả tiền thuê đất) đến hết năm 2021 khoảng 9 tỷ đồng. Với diện tích 1,1 ha nhà màng áp dụng Nông nghiệp CNC, hiện tại Công ty chủ yếu sản xuất 02 loại sản phẩm cao cấp là Dưa chuột F1 và dưa vàng Kim Hoàng Hậu; mỗi năm sản xuất 03 lứa, mỗi lứa 70 – 80 ngày , thời gian nghỉ giữa các lứa là 60 ngày để vệ sinh vườn, thay giá thế và bảo dưỡng thiết bị. Đoàn cán bộ Hội Làm vườn Việt Nam và Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa thăm Trang trại Nông nghiệp CNC của Công ty TNHH Thiên Trường 36 tại thôn Triệu Tiến, xã Đồng Tiến huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa Mô hình áp dụng đồng bộ và nghiêm ngặt các công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại như : Nhà màng kín, dùng giá thể hữu cơ, phân bón kết hợp giữa hữu cơ và hóa học ; thuốc BVTV sinh học; hệ thống tưới nhỏ giọt tự động theo lập trình. Toàn bộ quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản đều tuân thủ theo Quy trình VietGAP và có hê thống camera giám sát được kết nối internet để người tiêu dùng có thể truy cập, kiểm tra. Công ty đã xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của mình và được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh; năm 2019 các sản phẩm dưa chuột, dưa vàng của Công ty đã được Tổ chức TQC của Hà Nội kiểm tra và cấp Chứng nhận “ sản phẩm hữu cơ” . Hiện tại sản phẩm của Công ty tiêu thụ chủ yếu chủ yếu thông qua hệ thống các cửa hàng thực phẩm sạch của các chuỗi Siêu Thị lớn như BigC, Lotte ở Thanh Hóa và Hà Nội, Quảng Ninh; Công ty cũng giới thiệu sản phẩm và bán hàng online trên Website của Công ty. Doanh thu bình quân trong những năm gần đây của Trang trại khảng 3,5 – 4,0 tỷ đồng/ năm, lợi nhuận khoảng 2,0 tỷ đồng/ năm. Có thể nói, mô hình NN CNC của Công ty TNHH Thiên trường 36 đã tích hợp cả công nghệ sản xuất và công nghệ quản trị nông trại tiên tiến, tổ chức chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ khá đồng bộ và hiệu quả. Chủ tịch Hội Nguyễn Xuân Hồng chúc mững những cố gắng và thành công bước đầu của Chủ trang trại và Doanh nghiệp, bày tỏ mong muốn Doanh nghiệp mở rộng hợp tác, dịch vụ cho các hộ dân , các HTX trong vùng về khoa học kỹ thuật, vật tư chuyên dùng và thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp./.
Tin mới hơnTin cũ hơn
|
|
Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam |
Hoạt động có hiệu quả |
Hoạt động không hiệu quả |
Không có ý kiến |