OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO Togel Online
Hội thảo “ Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm từ việc lạm dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta”, - Hội Làm vườn Việt Nam

Hội thảo “ Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm từ việc lạm dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta”,

Với chủ đề “ Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm từ việc lạm dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta”, ngày 08 tháng 6 năm 2016, Liên hiệp các Hội KH & KT Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức diễn đàn khoa học chuyên đề. Tham dự Diễn đàn có gần 50 đại biểu là các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia …. thuộc các cơ quan Đảng, Quốc hội, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức khoa học thuộc Liên hiệp Hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và một số đơn vị liên quan

Các báo cáo được trình bày trong hội thảo gồm:

- Lạm dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng tới vệ sinh an toàn thực phẩm (Liên Hiệp Hội VN).

- Công tác Quản lý Nhà nước liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp (Cục Quản lý Chất lượng NLTS).

- Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, tồn dư kháng sinh và các giải pháp giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi (Hội Thú y Việt Nam).

- Sử dụng thuốc BVTV trong trồng trọt với vấn đề an toàn thực phẩm (Hội KHKT Bảo vệ thực vật VN).

- Sử dụng chất cấm trong nuôi trồng thủy sản – Thực trạng và giải pháp (Hội nghề cá Việt Nam).

- Thực trạng công tác đảm bảo An toàn thực phẩm hiện nay ở Việt Nam và các giải pháp (Hội KHKT An toàn thực phẩm VN).

- Vai trò của tổ chức xã hội trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam)

Đối với công tác Quản lý Nhà nước, đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng, đến nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất, kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã cơ bản đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cho từng công đoạn sản xuất nông lâm thủy sản và yêu cầu về quản lý kỹ thuật. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành trình ban hành 09 Nghị định, 02 Quyết định, 02 đề án của Chính Phủ; Bộ đã sửa đổi và ban hành 64 Thông tư hướng dẫn. Ngoài ra, Bộ đã ban hành 198 quy chuẩn kỹ thuật, 439 tiêu chuẩn Việt Nam về lĩnh vực vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

Các báo cáo tại diễn đàn chỉ ra rằng, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, việc lạm dụng hóa chất, chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay đang ở mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Khối lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây và ở mức cao, khoảng trên 100 ngàn tấn/năm (chỉ tính đường chính ngạch). Tính chung, trong vòng 10 năm từ 2000-2011, số lượng thuốc bảo vệ thực vật tăng 2,5 lần. Năm 2013 nước ta sử dụng 1.643 họat chất BVTV với 3.902 tên thương phẩm (trong khi Trung Quốc 630 loại, Thái Lan và Malaysia: 400-600 loại). Bình quân nước ta sử dụng 2kg hoạt chất thuốc BVTV trên 01 ha cây trồng/01 năm. Điều đáng lo ngại là liều lượng sử dụng vượt quá khuyến cáo, thời gian cách ly không được tuân thủ. Thậm chí nhiều hoạt chất độc hại đã bị cấm nhưng hiện vẫn lưu hành và vẫn được sử dụng.

Trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, việc lạm dụng các kháng sinh để phòng trị bệnh và kích thích tăng trọng vũng rất phổ biến, dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc và tồn dư kháng sinh trong thực phẩm. Một số chất cấm như Salbutamol, Auramine O (chất vàng ô) cũng được sử dụng trong chăn nuôi với khối lượng lớn. Theo số liệu của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an, trong năm 2015 đã có trên 20 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu 9.140kg Salbutamol về Việt Nam. Trong đó khoảng 3 tấn đang được lưu trữ trong kho của các doanh nghiệp, trên 6 tấn đã được bán ra thị trường nhưng chỉ có 10kg được sử dụng đúng quy định.

Theo số liệu của các cơ quan quản lý, trong các đợt kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy mức độ tồn dư các chất độc hại, các chất cấm trong các loại thực phẩm vẫn còn cao, đáng báo động. Năm 2014, dư lượng thuốc BVTV vượt giới hạn cho phép trong rau là 5,43%. Các chỉ tiêu về chất cấm, kháng sinh trong thịt vượt giới hạn là 6,84%, trong thủy sản là 7,27%.

 

Nhìn chung, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nổi lên những vấn đề sau đây:

1)- Việc tổ chức thực hiện bảo đảm VSATTP còn nhiều hạn chế, công tác quản lý ATTP còn chồng chéo và hiện có 3  bộ cùng được giao: Bộ Nông nghiệp và PTNT có 7 cơ quan; Bộ Công thương có 3 cơ quan và Bộ Y tế có 2 cơ quan.

2)- Việc ban hành các văn bản QPPL, dưới luật, đặc biệt là các thông tư hướng dẫn còn chậm. Hệ thống văn bản phức tạp, chồng chéo thậm chí còn có  mâu thuẫn.

3)- Công tác tuyên truyền về VSATTP còn hạn chế, chưa có hình thức phát huy sức mạnh thông tin, tuyên truyền của các tổ chức xã hội, hội quần chúng.

4)- Chưa phát huy được vai trò của các tổ chức xã hội.

Từ thực trạng về công tác VSATTP hiện nay, các đại biểu tham dự diễn đàn nêu một số kiến nghị như sau:

  1. Cần rà soát lại hệ thống các văn bản QPPL về VSATTP, đảm bảo không

chồng chéo, dễ hiểu. Đến nay Luật An toàn thực phẩm đã ra đời được 3 năm, cần có cuộc khảo sát, đánh giá tại các doanh nghiệp, người tiêu dùng … xem có gì còn bất cập.

  1. Cần thay đổi cách tiếp cận quản lý VSATTP theo nhóm đối tượng: cơ quan quản lý, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên quan và người tiêu dùng. Với mỗi nhóm đối tượng này cần có các giải pháp phù hợp. Với nhóm cơ quan quản lý, cần tăng cường vai trò của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở.
  2. Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, trong các cuộc kiểm tra cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội, đại diện người tiêu dùng. Cần minh bạch thông tin và thông tin rộng rãi về các cơ sở vi phạm VSATTP trên các phương tiện truyền thông và trong xã hội. Có chế tài phù hợp để kiểm soát các mặt hàng nông lâm thủy sản tạm nhập tái xuất
  3. Đổi mới hoạt động thông tin tuyên truyền: không nên chỉ thông tin tuyên truyền các nội dung theo hướng tiêu cực mà cần ủng hộ, tuyên truyền những doanh nghiệp, những cơ sở SXKD nghiêm túc, đảm bảo VSATTP để tạo sự cạnh tranh lành mạnh. Cũng cần có chế tài giám sát, quản lý quảng cáo sản phẩm, đảm bảo không lạm dụng.
  4. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong việc phản biện, thẩm định các chính sách về VSATTP

 

                                                                                                         Phùng Quốc Quảng (VACVINA)

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 21
  • Lượt xem theo ngày: 1094
  • Tổng truy cập: 3684611