Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRIỂN KHAI MÔ HÌNH CẢI TẠO ĐÀN BÒ ĐỊA PHƯƠNG TẠI NGHỆ AN - Hội Làm vườn Việt Nam

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRIỂN KHAI MÔ HÌNH CẢI TẠO ĐÀN BÒ ĐỊA PHƯƠNG TẠI NGHỆ AN

BBT: Năm 2017,  Hội Làm vườn Việt Nam ký hợp đồng với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia để triển khai “Mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo tại tỉnh Nghệ An” với quy mô 145 con bò cái và 70 hộ tham gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu kết quả bước đầu của mô hình này  

 1. Đặt vấn đề

          Từ trước tới nay chúng ta vẫn nuôi chủ yếu các giống bò địa phương. Đó là tập hợp các quần thể bò, phân bố tương đối tập trung ở các vùng có yêu cầu về sức kéo trên đất nhẹ: vùng ven biển Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà...... và các vùng đồi núi. Các giống bò này có ưu điểm là chịu kham khổ, thích nghi tốt với các điều kiện nóng ẩm nhưng nhược điểm lớn nhất của chúng là nhỏ con (khối lượng cơ thể khoảng 140-200 kg), tăng trọng thấp, tỷ lệ thịt xẻ thấp (40-42%)... Chính vì vậy, ngay từ những năm 90 của Thế kỷ trước, được sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới chúng ta đã triển khai „Chương trình cải tạo đàn bò Vàng Việt nam“. Chương trình được tiếp tục những năm sau này bằng nguồn ngân sách khuyến nông Nhà nước. Bò đực các giống Zebu (Red Sindhi, Sahiwal, Brahman), đực giống Droughtmaster, con lai Zebu nhiều máu ngoại .... được sử dụng để cải tạo đàn bò cái địa phương theo phương thức thụ tinh nhân tạo hoặc cho nhảy trực tiếp. Chương trình này mang lại hiệu quả rất rõ rệt: khối lượng cơ thể tăng trên 20% ở ngay thế hệ đầu tiên; chất lượng thịt và tỷ lệ thịt xẻ tăng lên đáng kể ...

Trải qua trên mười năm tiến hành cải tạo, đến nay tỷ lệ bò lai cả nước đã đạt 57,27% (theo Tổng cục Thống kê - 2016). Như vậy, tỷ lệ bò địa phương vẫn còn khá cao và công cuộc cải tạo chúng cần tiếp tục, làm cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi bò theo hướng chuyên thịt

  1. Tổ chức thực hiện và kết quả

Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp với Trung tâm Giống chăn nuôi Nghệ An triển khai mô hình. Hai  xã Thanh Phong và Thanh Lĩnh (huyện Thanh Chương) là 2 xã thuộc vùng miền núi, đang triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, được chọn là điểm xây dựng mô hình.

Tổng số 70 hộ thuộc hai xã được chọn tham gia mô hình với tổng số 145 con bò cái nền (Thanh Phong: 75 con và Thanh Lĩnh: 70 con). Số bò này có khối lượng bình quân 246 kg/con, chủ yếu đã đẻ từ 1 lứa đến 2 lứa (94 con đã đẻ 1-2 lứa, chiếm 64,8% và 51 con đã đẻ > 2 – 5 lứa, chiếm 35,2%). Không có con nào đẻ trên 5 lứa.

Các bò cái được theo dõi động dục và phối giống bằng TTNTvới tinh đực giống Red Sindhi và Brahman. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ số bò cái (145 con) trong mô hình đã được phối giống và đã được xác định có chửa. Trong đó, số con phối có chửa lần 1 là 103 con, chiếm 71,0% (Thanh Phong: 54 con, chiếm 72% và Thanh Lĩnh: 49 con, chiếm 70%).

Qua theo dõi của cán bộ kỹ thuật và các dẫn tinh viên, tỷ lệ phối giống có chửa lần 1 của đàn bò trong mô hình cao hơn các năm trước (tỷ lệ phối giống có chửa lần 1 các năm trước tại xã Thanh Phong trung bình 65%, tại xã Thanh Lĩnh trung bình 64%). Điều đó là do các bò cái trong mô hình được chọn lựa kỹ lưỡng, chất lượng con giống được đảm bảo. Mặt khác, người chăn nuôi được tập huấn kỹ thuật, có kinh nghiệm hơn trong việc phát hiện động dục và thông báo kịp thời cho dẫn tinh viên đến phối giống.

 

Bảng: Kết quả theo dõi tỷ lệ phối chửa của đàn bò

 

TT

Địa bàn triển khai

Quy mô

(con)

Số con phối chửa lần 1 (con)

Tỷ lệ phối chửa lần 1 (%)

Tinh bò giống

1

Thanh Phong

75

54

72

Brahman

Red Sindhi

2

Thanh Lĩnh

70

49

70

Brahman

 Red Sindhi

Tổng/BQ

145

103

71,0

 

 

  1. Hiệu quả kinh tế và khả năng nhân rộng

* Hiệu quả kinh tế

Mô hình cải tạo đàn bò mới triển khai được gần 10 tháng, đến nay chưa có bê con sinh ra nên chưa thể tính toán cụ thể hiệu quả kinh tế (các khoản thu, chi, lợi nhuận …. ) nhưng có thể phân tích hiệu quả kinh tế trên hai khía cạnh chủ yếu:

Thứ nhất, tỷ lệ phối giống có chửa lần đầu cao, làm rút ngắn khoảng cách lứa đẻ. Khảo sát sơ bộ cho thấy khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn khoảng 01 tháng so với sản xuất đại trà. Rút ngắn khoảng cách lứa đẻ đồng nghĩa với việc giảm chí phí thức ăn, công chăm sóc …. và như vậy, làm tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sinh sản.

 Ở khía cạnh thứ hai, các chỉ tiêu kỹ thuật của bê con sinh ra từ mô hình đều cao hơn sản xuất đại trà, khi không áp dụng phối giống nhân tạo. Do bò cái được chọn lựa kỹ và được phối với tinh đực giống chất lượng cao nên bê con sinh ra trong mô hình có ngoại hình đẹp, nhanh lớn, phù hợp với thị hiếu người chăn nuôi và dễ bán. Mặt khác, các bê sinh ra từ mô hình cải tạo chắc chắn sẽ có khối lượng sơ sinh cao hơn và khi nuôi đến 6 tháng tuổi cũng đạt khối lượng cao hơn so với bê sinh ra từ bò mẹ được nhảy trực tiếp. Số liệu theo dõi tại Nghệ An, khối lượng bê sơ sinh đàn bò địa phương khoảng 16-18kg/con và khi nuôi đến 6 tháng tuổi chỉ đạt 80-100kg/con. Như vậy, với việc áp dụng công nghệ TTNT và chọn lọc bò cái theo đúng chỉ tiêu kỹ thuật, khối lượng bê sơ sinh trung bình có thể cao hơn sản xuất đại trà khoảng 5kg/con và khi nuôi đến 6 tháng tuổi cao hơn 50-55kg/con. Với thời giá tại địa phương đối với bê lai là 110.000 đồng/kg hơi và bê nội là 95.000 đồng/kg hơi chúng ta có thể tạm tính bê trong mô hình bán được khoảng 16.500.000 đồng/con (110.000 đ. x 150 kg/con = 16.500.000 đồng/con). Trong khi đó bê ngoài mô hình (bê nội) chỉ bán được khoảng 9.500.000 đồng/con (95.000 đồng  x  100 kg/con = 9.500.000 đồng/con). Như vậy, tính sơ bộ có thể thấy cao hơn khoảng 7.000.000 đồng/con và hiệu quả kinh tế tăng 13,2% so với các hộ ngoài mô hình.

  • Khả năng nhân rộng của mô hình

Mô hình có nhiều khả năng nhân rộng trong cộng đồng do tạo được niềm tin cho người chăn nuôi với KHKT, làm thay đổi nhận thức, tập quán, trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi, từ chăn nuôi quảng canh, tự phát sang chăn nuôi có đầu tư và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế tại địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Mô hình cải tạo đàn bò mang lại hiệu quả thiết thực, rõ rệt, đặc biệt là hiệu quả kinh tế (bê con đẹp, lớn nhanh, bán giá cao hơn khoảng 7.000.000 đồng/con). Mặt khác, quy trình công nghệ áp dụng trong mô hình này không phức tạp, dễ thực hiện vì vậy, việc triển khai mô hình với các hoạt động xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, tham quan, hội thảo, thông tin tuyên truyền… và sự thành công của mô hình có sức lan tỏa trong cộng đồng, giúp nhiều người học tập kinh nghiệm chăn nuôi bò sinh sản áp dụng thụ tinh nhân tạo.

Qua theo dõi cho thấy, từ quy mô hỗ trợ ban đầu 145 con với 70 hộ tham gia, sau thời gian triển khai đến nay đã nhân rộng thêm 82 hộ (Thanh Phong: 42 hộ; Thanh Lĩnh: 40 hộ) với quy mô 92 con (Thanh Phong: 47 con; Thanh Lĩnh: 45 con)

TS. Phùng Quốc Quảng-HLV VN

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 20
  • Lượt xem theo ngày: 2714
  • Tổng truy cập: 3847213