KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ONG CƯỚP MẬT![]() Có một số ong thợ bay vo ve xung quanh thùng ong tìm cách chui vào. Ở cửa tổ, ong thợ tăng cường cảnh giới, có ong đánh nhau chết rơi xuống, nhiều ong thợ chui vào bụng đói, chui ra bụng no.
Nguyên nhân: Do ong bị đói, người nuôi ong vẫn khai thác vòng mật cuối khi mùa hoa đã cạn. Cho ong ăn ban ngày hoặc cho ăn ban tối nhưng để nước đường rơi vãi hấp dẫn ong đàn khác đến cướp mật. Vào mùa khan hiếm thức ăn những thùng ong bị nứt nẻ bốc mùi mật hấp dẫn ong đàn khác đến cướp mật. Ong đặt quá dày, thế đàn không đồng đều, đàn yếu thường bị đàn khoẻ đến cướp mật. Nuôi 2 đàn ong khác nhau trên cùng một nguồn hoa. Nhận biết đàn ong bị cướp mật: Có một số ong thợ bay vo ve xung quanh thùng ong tìm cách chui vào. Ở cửa tổ, ong thợ tăng cường cảnh giới, có ong đánh nhau chết rơi xuống, nhiều ong thợ chui vào bụng đói, chui ra bụng no. Phòng chống ong cướp mật: Phải kết thúc quay mật sớm để ong có mật dự trữ. Cho toàn bộ đàn ong trong vườn ăn thêm. Bịt kín các khe hở thùng ong. Không đặt ong quá dày, không nuôi 2 loài ong gần nhau. Rửa sạch sẽ các dụng cụ chứa mật sau khai thác, đóng nút kỹ các dụng cụ đựng mật. Xử lý hiện tượng ong cướp mật: Dùng nước vẩy vào đám ong đánh nhau hoặc dùng giẻ tẩm dầu hoả thấm nhẹ vào gần cửa tổ. Chuyển đang ong ăn cướp sang nơi khác, đặt vào đó một thùng không, ong về không thấy gì sẽ thôi không đi cướp mật hoặc chuyển thùng bị cướp mật đi nơi khác, rồi đặt thùng không vào đó, ong đến ăn cướp không thấy có gì sẽ quay về tổ. Tối cho toàn bộ đàn ong ăn đầy đủ. Nếu cả trại bị ăn cướp nặng cần chuyển đi nơi khác, phân tán ra vài nhóm rồi cho ăn no. Theo Nguyễn Văn Duy, NNVN Tin mới hơn
Tin cũ hơn
|
|
Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam |
Hoạt động có hiệu quả |
Hoạt động không hiệu quả |
Không có ý kiến |