Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
Kinh nghiệm xây dựng mô hình VAC giai đoạn 2004 - 2009 - Hội Làm vườn Việt Nam

Kinh nghiệm xây dựng mô hình VAC giai đoạn 2004 2009

Xây dựng các mô hình VAC tiêu biểu, thông qua đó góp phần phát triển VAC tại các địa phương giúp nông dân và các hội viên nâng cao thu nhập, thoát nghèo tiến tới làm giàu theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển nông nghiệp bền vững.

NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ TỒN TẠI XÂY DỰNG MÔ HÌNH VAC

GIAI DOẠN 2004 – 2009 

  1. Nhiệm vụ và kết quả

Nhiệm vụ:

          Xây dựng các mô hình VAC tiêu biểu, thông qua đó góp phần phát triển VAC tại các địa phương giúp nông dân và các hội viên nâng cao thu nhập, thoát nghèo tiến tới làm giàu theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển nông nghiệp bền vững.

Kết quả:

  • Diện tích mô hình cây ăn quả: 1.140 ha.
  • Quy mô mô hình chăn nuôi : 107.000 gia cầm chủ yếu là gà, 230 đầu

lợn, 221 đầu bò, 50 đầu dê.

  • Số lượt tỉnh tham gia: 171
  • Số lượt hộ tham gia: 4.058
  • Đào tạo do TW Hội
  • Số lớp TOT: 26
  • Số học viên: 1.090
  • Số cuộc giao lưu Bắc Nam: 2 cuộc với 80 đại biểu

Dưới đây là một sơ mô hình tiêu biểu:

  1. Sản xuất VAC thoát nghèo:
  2. Tên mô hình: “An ninh lương thực hộ và phát triển lâm nghiệp cộng đồng (2004- 2009)

- Địa điểm: Bản Hùn, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, dân tộc Thái, thiếu đất trồng lúa.

- Các hoạt động: Chăn nuôi dê gà, trồng đào chín sớm; xây dựng vườn ươm cây lâm nghiệp cung cấp giống cho các hộ. Bảo vệ, trồng bổ sung cây lâm nghiệp ven rừng phòng hộ.

- Kết quả: 60 hộ thoát nghèo có tích luỹ phát triển cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Bản Hùn được công nhận “Bản văn hoá” Mô hình mở rộng ta cả xã nhất là các hộ tái định cư vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

  1. Tên mô hình: “Sản xuất VAC vùng cát trắng ven biển Nam Trung bộ 2004-2006”

- Địa điểm: Xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Hộ ông Châu Văn Năm. Đất cát trắng, mực nước ngầm sâu.

- Hoạt động: Trồng cam chanh, nuôi gà sinh sản.

- Kết quả: Tạo công ăn việc làm thường xuyên, thu nhập hàng năm 10 – 15 triệu từ cây ăn quả, từ chăn nuôi 3-4 triệu. Thoát được nghèo, có vốn đào ao trữ nước nuôi thêm vịt, lợn.

  1. Sàn xuất VAC hàng hoá
  2. Tên mô hình: “Câu lạc bộ sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn.

- Địa bàn: Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Số hộ tham gia: 20, diện tích: 47 ha.

- Hoạt động: Hội viên ứng dụng kỹ thuật tạo tán, tỉa cánh và thâm canh để nâng cao chất lượng quả. Dự án hỗ trợ chi phí bao bì, tập huấn phân loại quả và đóng gói, xây dựng thương hiệu “Vải thiều Lục Ngạn”

- Kết quả: Nâng cao giá bán 1000-2000 đ/kg. Năm 2005 tiêu thụ được trên 200 tấn vải có thương hiệu.

  1. Tên mô hình: “Trồng thâm canh xoài hàng hoá”

- Địa điểm: Xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh và xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Số hộ tham gia: 80. Diện tích: 16 ha.

- Các hoạt động: Huấn luyện kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh đầu vụ và bao trái chống bệnh thán thư và ruồi đục quả. Vận động thành lập đơn vị sản xuất túi bao trái, cây bán cho các hộ trồng xoài.

- Kết quả: Nông dân trong và ngoài mô hình nâng cao thu nhập nhờ giảm 7-8 lần phun thuốc BVTV, tăng năng suất và chất lượng quả. Cụ thể: Xoài cát Chu đạt năng suất bình quân 11 – 13 tấn/ha, giá thành 3000đ/kg. Xoài cát Hoà Lộc năng suất 4-6 tấn/ha, giá bán 25.000-30.000đ/kg (giá năm 2009).

          Những kết quả nêu trên gắn kết chặt chẽ với phát triển phong trào VAC ở các địa phương và thể hiện ở các mặt sau:

          - Hàng trăm lớp tập huấn, cuộc giao lưu, hội thảo kỹ thuật VAC quy mô vùng, miền sinh thái và tỉnh do Ban dự án trực thuộc TW Hội và các tỉnh hội tổ chức đã là những điểm hẹn sinh động giữa hàng chục ngàn nông dân và hội viên các bộ địa phương với các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, vavs chuyên gia cây ăn quả, chăn nuôi, các nghệ nhân làm vườn tiêu biểu như ông Hiện, ông Hơn…

          - Nhiều mô hình tiêu biểu đã dược nhân rộng do sức hấp dẫn của kinh tế và kỹ thuật. Ví dụ: Bưởi Diễn từ vùng Canh Diễn của Hà Tây và Hà Nội đã dược trồng rộng ở Hà Nam bắt đầu từ sau dự án VAC năm 2004-2006; Xoài cát Chu, Xoài cát Hoà Lộc từ Tiền Giang mở rộng sang các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long …Sầu riêng hạt lép và bưởi Năm Roi vượt ranh giới ĐBSCL định cư ngon lành tại huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước.

          - Năm đầu sách kỹ thuật đã được soạn thảo, in ấn và phân phối đến các địa phương trong csr nước (trừ Cà Mau).

          - Ban là địa chỉ liên hệ thường xuyên về hỏi đáp chuyên môn kỹ thuật VAC của các nông dân, hội viên từ nhiều tỉnh, ví dụ: tối 23/3 tôi đã có cuộc điện thoại với một hội viên Lạng Sơn có số máy 01655225439 về chăm sóc hồng mới ra lộc và trừ rệp sáp thế nào.

          Những thể hiện như trên đây là minh chứng sự thâm nhập của xây dựng mô hình vào phong trào sản xuất VAC ở các địa phương trong car nước.

  1. Những kinh nghiệm:

          - Chọn cây, con cho xây dựng mô hình VAC thoát nghèo phải dựa vào nguyện vọng của người dân sở tại. Với mô hình VAC theo hướng hàng hoá cần phải lựa chọn loại cây đặc sản dụa phương nằm trong danh sách các loại cây ăn quả, vật nuôi xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

          - Nên mạnh dạn tham gia tư vấn với cơ quan chủ đầu tư. Ví dụ: Đề nghị kéo dài thời gian xây dựng mô hình cây ăn quả từ 1 năm lên 3 năm được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chấp nhận và cho thực hiện từ năm 2007 trong chương trình Khuyến nông cây ăn quả hàng năm.

          - Phát hiện sáng kiến nôing dân để nghiên cứu biến thành tiến bộ kỹ thuật đưa vào sản xuất. Ví dụ: Đề tái ghép nhãn lên vải thiều do GS. TS Ngô Thế Dân chủ trì, ngân hàng ADB là cơ quan tài trợ. Đề tài dựa trên sáng kiến của ông Lê Thế Hơn, nghệ nhân làm vườn tại Lục Ngạn.

          - Cải tiến phương pháp tạp huấn từ giáo viên độc diễn trên bục giảng sang huấn luyện có sự tham gia của người nông dân và học viên. Đây là phương pháp thích hợp vì phần đông học viên là người lớn tuổi. Phương pháp mới nâng cao tính chủ độn của học viên, tạo môi trường thân thiện giữa người dạy và người học, giúp giảng viên khai thác được kiến thức bản địa.

          - Lồng ghép các lớp tập huấn chương trình khuyến nông VAC với họp lãnh đạo TW Hội làm vườn và các tỉnh hội làm vườn theo vùng sinh thái nông nghiệp.

          Lợi ích: Cung cấp kiến thức sản xuất giống cây ăn quả theo định hướng sinh thái nông nghiệp nhiệt đới và á nhiệt đới, đồng thời giúp Ban làm tốt hơn nhiệm vụ phát triển VAC qua họp giao ban giữa Trung ương và địa phương.

          Tồn tại:

          - Ban chưa làm tốt việc kiểm tra đôn đốc xây dựng mô hình để kịp thời điều chỉnh và khắc phục các thiếu sót.

          - Nhiều tỉnh không gửi báo cáo tiến độ. Các báo cáo tổng kết thường gửi cùng vói các hoá đơn chứng từ để thanh quyết toán. Do vậy báo cáo được viết theo kiểu quản lý hành chính, không nêu các thông tin kỹ thuật như: Các chỉ số sinh trưởng, tình hình phát triển cây trồng, vật nuôi; các biện pháp kỹ thuật thực hiện và hiệu quả của mô hình so với ngoài mô hình.

          - Một số đơn vị chưa nắm được quy định hiện hành về sử dụng tiền ngân sách trong chương trình khuyến nông nên chứng từ chỉ tiêu không hợp lệ gây khó khăn chung cho quyết toán. Càng ngày càng khó khăn hơn do các thay đổi mới trong quản lý KHKT và ngân sách nhà nước.

          - Hầu hết các đơn vụ được trang bị công nghệ thông tin nhưng không sử dụng trong liên lạc với Ban. Do vậy thông tin 2 chiều khó khăn và tốn kém.

          - Thực hiện chưa đầy đủ các hướng dẫn kỹ thuật trong xây dựng mô hình nhất là khâu tỉa cành, tạo tán và phòng trừ sâu bệnh.

          - Nhiều tỉnh Hội làm vườn chưa bao giờ đề cập đến việc thực hiện và kết quả xây dựng mô hình trong báo cáo tổng kết hàng năm gửi vêd Văn phòng TW Hội làm vườn Việt Nam.

          III. Định hướng giai đoạn 2010- 2015

          Bộ Nông nghiệp&PTNT quy định rau quả và thịt gia súc, gia cầm là những mặt hàng có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm. Do vậy cần sản xuất theo VietGAP.

         Các mặt hàng trên cũng là sản phẩm chính của dản xuất VAC. Do vậy việc xây dựng mô hình tiêu biểu cũng phải theo định hường trên. Để làm tốt nhiệm vụ xần tiếp tục phát huy những kinh nghiệm hay và khắc phục những tồn tại. Việc chọn hộ tham gia xây dựng mô hình phải là những hộ có điều kiện đóng góp vốn đối ứng vì mục tiêu là phổ biến các tiền bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, không thuộc chương trình mục tiêu giảm nghèo quốc gia mà ở đấy các hộ tham gia được hưởng 100% kinh phí thực hiện mô hình.

 

                       Ban Phát triển VAC và Dự án

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 39
  • Lượt xem theo ngày: 5297
  • Tổng truy cập: 3853341