Kỹ thuật chăm sóc bưởi Diễn đầu dòng - Hội Làm vườn Việt Nam

Kỹ thuật chăm sóc bưởi Diễn đầu dòng

Hiện nay nhiều cây ăn quả bưởi Diễn được công nhận là cây đầu dòng, sau thu hoạch cần tiến hành ngay các biện pháp chăm sóc nhằm bổ xung dinh dưỡng cho cây đầu dòng sinh trưởng phát triển tốt phục vụ cho việc khai thác mắt ghép để nhân giống vô tính

Sau đây là quy trình chăm sóc cây đầu dòng giống bưởi Diễn:

I. Các thuật ngữ sử dụng

Cây đầu dòng – giống bưởi Diễn: là cây có đặc điểm đặc trưng của giống, có năng suất, chất lượng, tính chống chịu cao hơn các cây khác trong quần thể giống đã qua bình tuyển và đã được công nhận để nhân giống bằng phương pháp vô tính.  

Mắt ghép: là những mắt được khai thác từ cây đầu dòng, dùng để ghép vào cây gốc ghép phục vụ cho công tác nhân giống.

II. Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi Diễn đầu dòng

1. Làm cỏ, xới xáo và vệ sinh vườn cây: Cắt cỏ thường xuyên kết hợp với xới xáo nhẹ trên mặt luống cách gốc 30 - 40cm. Khơi thông rãnh tránh đọng nước vào đầu mùa mưa, quét vôi cho gốc cây ở độ cao 60 - 70cm vào 2 đợt đầu và cuối mùa mưa (tháng 2 - 3 và 8 - 9).

2. Tưới và thoát nước: Tưới đủ ẩm và tưới theo phương pháp phun cho cây để tránh dí đất. Ở vùng đất trũng hoặc bằng phẳng cần đào rãnh thoát nước vào mùa mưa, không để vườn đọng nước quá lâu để tránh làm thối bộ rễ tơ.

3. Bón phân:

Bón phân cho cây đầu dòng vào các thời điểm: tháng 2 – 3; 5 – 6; 8 – 9; 12.

Loại phân bón sử dụng để bón là: phân chuồng hoai mục; phân đạm, lân, kali.

Lượng bón và phương pháp bón

 

Thời gian

Giai đoạn sinh trưởng

Lượng phân bón (kg/cây)

Phương pháp bón

Phân chuồng

Đạm

Lân

Kali

Tháng

12

Sau thu hoạch 5 – 10 ngày

80 -100

0

2,5 – 3

0

- Cuốc rãnh rộng 15 - 20 cm, sâu 15 – 20 cm theo tán cây. Rải đều phân + 1kg vôi bột xuống rãnh lấp đất kín, tưới đủ ẩm.

Tháng

2 – 3 

Bón thúc lộc xuân , hỗ trợ dinh dưỡng cho cây ra hoa, tăng khẳ năng đậu quả

-

0,5

 

0,5

- Nếu khô hạn: Hòa phân tưới theo hình chiếu của tán cây, tốt nhất là đào rãnh rộng 10 cm, sâu 10 cm theo tán cây để bón sau đó lấp đất lại, tưới nước và luôn giữ ẩm cho cây.

- Nếu mưa ẩm: Rắc phân trực tiếp theo tán cây.

Tháng 5 – 6

Bón thúc lộc hè, cung cấp thêm dinh dưỡng cho quả.

0

0,5

 

1

 

0,5

Tháng  8 – 9 

Cung cấp thêm dinh dưỡng cho quả lớn, thúc lộc thu.

-

0,5

 

1

 

0,5

 

4. Cắt tỉa đối với cây đầu dòng

- Cắt tỉa sau thu hoạch: Hàng năm tiến hành cắt tỉa tạo tán vào thời điểm sau khi thu hoạch quả; cắt tỉa những cành vượt, cành tăm, cành vô hiệu, cành bị sâu bệnh hại.

 - Tỉa hoa, tỉa quả: Cần tỉa bớt hoa, quả cho cây đầu dòng nhằm bảo dưỡng cây tốt hơn.

5. Phòng trừ sâu bệnh hại chủ yếu

5.1. Sâu vẽ bùa

Triệu chứng và tác hại: Hại chủ yếu thời kỳ ra lộc non, hại mạnh vào tháng 2-10. Lá bị hại có các đường ngoằn nghèo màu trắng đục, phiến lá cong queo.

Phương pháp phòng trừ: phun thuốc Polytrin hoặc Selecron; phun phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non, quả non và hiệu quả nhất (lúc lộc non dài từ 1-2cm, quả non có đường kính vành 2 – 3 cm); phun ướt hết mặt lá non, quả non.

5.2. Sâu đục gốc, sâu đục thân, sâu đục cành

Triệu chứng và tác hại:

+ Sâu đục gốc: trưởng thành thường đẻ trứng vào tháng 5–6, sâu non di chuyển xuống phía dưới, phá hại phần gốc, rễ cây tiếp giáp với thân, sau đó đục vào phần gỗ.

+ Sâu đục thân: trưởng thành đẻ trứng vào những kẽ nứt, chỗ gồ ghề ở thân cây, cách mặt đất 0,3 - 1m. Sâu non nở ra chui vào vỏ, phá hoại phần gỗ, tạo thành những đường ngoằn ngoèo dọc theo thân cây.

+ Sâu đục cành: trường thành thường đẻ trứng vào tháng 5-6 trên các nách lá ngọn, cành tăm. Sau khi sâu non nở, bắt đầu gặm vỏ cành để sống. Khoảng 8 - 9 tháng sau, sâu non đục đến cành cấp 1,2, thậm chí có thể tới thân. Sâu thường tập trung ở cành cấp 1, làm buồng hoá nhộng bằng mùn cưa và chất bài tiết rồi đục một lỗ ra ngoài.

Phương pháp phòng trừ: Quét vôi hàng năm vào gốc cây và cành cấp 1; Thăm vườn thường xuyên, bắt xén tóc trưởng thành, bắt sâu non; Dùng thuốc Supracide hoặc Ofatox nồng độ 1-1,5/1000 bơm vào lỗ đục của cây sau đó dùng đất sét bịt miệng lỗ lại.

5.3. Ruồi vàng

Triệu chứng và tác hại: trên quả bị gây hại có những lỗ nhỏ khoảng 1mm, dần dần trở thành màu nâu. Cuối cùng quả rụng xuống và bị hủy toàn bộ. Ruồi vàng xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 10 trong năm.

Phương pháp phòng trừ: sử dụng bẫy có thuốc diệt ruồi vàng đục trái Vizibon D pha trộn theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Treo từ 2-3 bẫy cho mỗi 1000m2.

5.4. Bệnh loét 

Triệu chứng và tác hại: Trên lá xuất hiện các vết bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề; bệnh trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi như ghẻ lở, màu vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ bị khô và chết, thời kỳ mang quả bệnh nặng làm rụng quả.

Phương pháp phòng trừ: phun Boocdo 1% (15g suphatđồng+20g vôi tôi/12lít nước) hoặc Kocide: 35g/10 lít nước; Oxyclorua Đồng.

5.5. Nhện đỏ; nhện trắng

Triệu chứng và tác hại: Lá bị hại (do nhện đỏ) chuyển vàng ánh bạc, bị nặng héo úa và có thể rụng sớm. Quả bị hại thường biểu hiện rám quả (do nhện trắng).

Phòng trừ nhện hai: dùng thuốc Comite 10ml/10lít nước; Furmite:12ml + 30ml dàu khoáng SK hoặc Ortus Pegasus; hoặc thuốc có chứa hoạt chất Abamectin kết hợp với dầu khoáng trừ sâu… phun lúc cây ra lộc non;

5.6. Rệp muội xanh, rệp muội nâu đen, rệp sáp và rệp vẩy

Triệu chứng và tác hại:

+ Rệp muội xanh và loài rệp muội nâu đen là 2 loài gây hại phổ biến với mật độ cao trên cây bưởi Diễn. Rệp muội gây hại chủ yếu trên lá non, cành non, lá bị xoắn rộp lên, rệp tiếp nước nhờn khiến lá bị muội đen.

+ Rệp sáp chích hút lá, cành, quả, cuống quả. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, quả cũng có thể bị biến mầu, biến dạng, phát triển kém và bị rụng.

+ Rệp vẩy hình tròn như vẩy ốc, nhỏ, xung quanh màu xám, ở giữa có màu hồng đỏ, phía dưới có lớp bám dính vào lá cây, quả bưởi Diễn dể hút dinh dưỡng

Phương pháp phòng trừ nhóm rệp: Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt lộc ra tập trung; Dùng thuốc Cung tên 100g/16l nước kết hợp với Dầu khoáng DC-Tronc Plus 0,5%, Suprasite 20ml/10l nước; phun 1-2 lần ở thời kỳ lộc non, quả non.

5.7. Bệnh sẹo

Triệu chứng và tác hại: bệnh thường gây hại lá và quả lúc còn nhỏ tạo thành những nốt nổi gồ ghề màu nâu. Bệnh gây hại trên cành làm cho cành bị khô và chết, bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa theo các đợt lá và chồi non.

Phương pháp phòng trừ: cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận cây bị nhiễm bệnh. Phun định kỳ các loại thuốc trừ nấm theo các đợt lá, chồi non như Kumulus hoặc Kasuran, Kocide, Coc 85. Các biện pháp khác áp dụng như đối với bệnh loét.

5.8. Bệnh chảy gôm 

Triệu chứng và tác hại: bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây, cách mặt đất khoảng 20-30cm trở xuống cổ rễ và phần rễ. Bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị nứt và chảy nhựa (chảy gôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ.

Phương pháp phòng trừ:

- Đối với vết hại cục bộ phần thân gốc: Cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc Aliette nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh.

- Đối với những cây có biểu hiện triệu trứng nhẹ phun Aliette nồng độ 0,3% lên toàn bộ cây.

6. Quản lý và khai thác cây đầu dòng

- Hàng năm tiến hành kiểm tra tình hình sinh trưởng phát triển của cây; giám định mẫu bệnh vàng lá greening và tristeza.

- Kiểm tra chất lượng quả bưởi Diễn đầu dòng thông qua việc lấy mẫu quả phân tích các chỉ tiêu: hàm lượng chất khô (%); đường tổng số (%); vitamin C; axit; độ brix…

- Kiểm tra, đánh giá hàng năm những cây đầu dòng nếu không đạt các tiêu chí của cây đầu dòng sẽ loại bỏ và thay thế các cây đầu dòng khác.

- Khai thác cành lấy mắt ghép nhân giống:

+ Cành lấy mắt ghép nhân giống được lấy từ cây đầu dòng đã được tuyển chọn và công nhận.

+ Khai thác tối đa 100 cành/năm (800 mắt ghép) đối với cây từ 8 – 10 năm tuổi; 140 cành/năm (1000 mắt ghép) đối với cây từ 11 – 15 năm tuổi; 200 cành/năm (1200 mắt ghép) đối với cây trên 15 năm tuổi.

+ Chỉ khai thác cành lấy mắt ghép sau khi bón phân vô cơ ít nhất 45 ngày./.

Theo Sở Nông nghiệp & PTNT HN

 

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 26
  • Lượt xem theo ngày: 818
  • Tổng truy cập: 3804850