Mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thảo NguyênĐà LạtNhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ lâu, tỉnh Lâm Đồng đã hình thành vùng chuyên canh rau nổi tiếng. Đến nay, nhiều nhà nông của vùng đất này đã tiếp cận mô hình canh tác rau công nghệ cao, từng bước chinh phục thị trường rau cao cấp trong nước và vươn ra thế giới. Đã có nhiều mô hình sản xuất rau sạch theo chuỗi liên kế có hiệu quả ở đây. Trong dịp đi nghiên cứu tại Lâm Đồng, GS Ngô Thế Dân – Chủ tịch HLV VN có đến thăm và viết bài giới thiệu về mô hình Mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thảo Nguyên-Đà Lạt. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Cơ sở ản xuất rau cải cúc trong nhà kính của Công ty TNHH Thảo Nguyên ở Lâm Đồng Công ty TNHH Nông sản Thực phẩm Thảo Nguyên chuyên cung cấp Rau an toàn (Rau sạch Đà Lạt) các loại, được sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap.Tổng diện tích đất canh tác của công ty là 60 ha, trong đó diện tích được chứng nhận Vietgap là 47,2 ha. Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Thảo nguyên như sau:
Theo ông Sơn- Giám đốc: Công ty Thảo Nguyên có 24 hộ, mỗi hộ có 1 loại sản phẩm rau của Công ty sản xuất ra theo quy trình VietGAP bảo đảm chắc chắn là sản phẩm an toàn nhưng không phải nông nghiệp hữu cơ 100%. Công ty không sử dụng thuốc BVTV, luôn căng bẫy vải có tẩm thuốc độc loại màu vàng để trừ ruồi vàng, muỗi, bướm, loại màu xanh diệt bọ trĩ. Đầu tư cho công trình nhà màn che mưa , tưới phun mưa bình quân 150 triệu đồng/1000 m2, năng suất ra đạt đình quân 1500 kg/m2 (15 tấn/ha) , mỗi năm trồng 8 vụ đạt 120 tấn /ha/năm. Rau của Công ty hiện cung cấp cho một số nhà hàng ở Hà nội, TP. Hồ Chí Minh theo hợp đồng ổn định.Lãi dòng sau khi trừ khấu hao và công lao động là 50%. Giám đốc Công ty cho biêt: Chi phí cho tái chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP là 10 triệu đồng.năm./.
Tin mới hơn
Tin cũ hơn
|
|
Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam |
Hoạt động có hiệu quả |
Hoạt động không hiệu quả |
Không có ý kiến |