OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Bandar Toto Macau Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online Togel Online OLXTOTO https://www.jobservice.unina.it/log/-/ Slot gacor Togel 4D Tepercaya OLXTOTO
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG TRỒNG CÂY BƯỞI DIỄN ĐẠT OCOP - Hội Làm vườn Việt Nam

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG TRỒNG CÂY BƯỞI DIỄN ĐẠT OCOP

  BBT: Bưởi Diễn là cây ăn quả đặc sản bản địa có nguồn gốc từ bưởi Đoan Hùng, được trồng từ lâu đời ở làng vùng Phúc Diễn, Từ Liêm – Hà Nội.  Với đặc tính tự nhiên cộng với sự tính toán của người trồng, bưởi Diễn có thể chín vàng, thơm ngon vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Bưởi Diễn còn được coi là một cây cảnh chưng Tết vừa đẹp mắt, vừa mang nhiều ý nghĩa về những điều tích cực. Vào dịp cận Tết, lượng người tìm mua cây bưởi Diễn cảnh thường rất đông. Có những chậu cây lên tới vài chục triệu đồng. Tại những vùng trồng bưởi Diễn, không ít người đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần thay đổi bộ mặt của địa phương.  

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG

TRỒNG CÂY BƯỞI DIỄN ĐẠT OCOP

                                                               

                                                                TS. Nguyễn Văn Hiền

                                                            Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Dự án, Hội Làm vườn Việt Nam

 

  1. GÍA TRỊ KINH TẾ CỦA BƯỞI DIỄN

Bưởi Diễn là cây ăn quả đặc sản bản địa có nguồn gốc từ bưởi Đoan Hùng, được trồng từ lâu đời ở làng vùng Phúc Diễn, Từ Liêm – Hà Nội. Bưởi Diễn được trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc, là cây ăn quả cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng bảo quản được 2 – 3 tháng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bưởi Diễn thường chỉ cho ra quả 1 lần/năm. Với đặc tính tự nhiên cộng với sự tính toán của người trồng, bưởi Diễn có thể chín vàng, thơm ngon vào đúng dịp Tết Nguyên Đán.

Bưởi Diễn còn được coi là một cây cảnh chưng Tết vừa đẹp mắt, vừa mang nhiều ý nghĩa về những điều tích cực. Vào dịp cận Tết, lượng người tìm mua cây bưởi Diễn cảnh thường rất đông. Có những chậu cây lên tới vài chục triệu đồng.

Không thể phủ nhận một điều rằng bưởi Diễn đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại giá trị kinh tế cho nhiều người dân. Tại những vùng trồng bưởi Diễn, không ít người đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần thay đổi bộ mặt của địa phương.

II. YÊU CẦU VỀ SINH THÁI

2.1. Nhiệt độ

Bưởi có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 - 390C, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 - 290C. Nhiệt độ thấp hơn 12,50C và cao hơn 400C cây ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả.

2.2. Ánh sáng

           Bưởi không ưa ánh sáng mạnh, ưa ánh sáng tán xạ có cường độ  10.000 - 15.000 Lux, ứng với 0,6 cal/ cm2 và  tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ và 16 - 17 giờ những ngày quang mây mùa hè.

2.3. Đất

Bưởi có thể trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên trồng trên đất xấu, không thuận lợi việc đầu tư sẽ cao hơn và hiệu quả kinh tế sẽ thấp. Đất tốt đối cho trồng bưởi thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau:

- Đất phải giàu mùn (hàm lượng từ 2 - 2,5% trở lên) hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK, Ca, Mg... phải đạt mức độ từ trung bình trở lên (N: 0,1 - 0,15%, P2O5 dễ tiêu từ 5- 7mg/100 g. K2O dễ tiêu từ 7 - 10mg/100 g. Ca, Mg từ 3 - 4 mg/100 g)

- Độ chua (PH): Độ pH thích hợp là 5,5-6,5

- Tầng dầy: trên 1 m

- Thành phần cơ giới cát pha hoặc đất thịt nhẹ (cát thô đến đất thịt nhẹ chiếm 65- 70%) thoát nước (tốc độ thấm của nước từ 10 – 30 cm/giờ).

2.4. Nước

Lượng nước cần hàng năm đối với 1 ha bưởi từ 9.000 - 12.000 m3, tương đương với lượng mưa 900 - 1.200 mm/năm.

Độ ẩm đất thích hợp cho cây bưởi năng suất cao nhất là duy trì độ ẩm đất trong khoảng từ 55 - 80% từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và 55 - 75% từ tháng 5 đến tháng 10.

III. CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG TRỒNG CÂY BƯỞI DIỄN ĐẠT OCOP

  1. Lựa chọn vùng trồng

- Địa hình, độ dốc: Có thể trồng bưởi trên đất có độ dốc đến 20o , tuy nhiên, tốt nhất là nhỏ hơn 10o.

- Gió: Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thông không khí, điều hoà độ ẩm, giảm hại sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hoá của cây đặc biệt những vùng hay bị gió bão sẽ làm cây gẫy cành rụng quả ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất.

- Nguồn nước: Vùng trồng cần tránh những nơi khô hạn, khó khăn về nguồn nước tưới đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa, đậu quả, quả non và những nơi dễ bị ngập úng, thoát nước kém.

  1. Về qui mô diện tích, số hộ tham gia

Để sản xuất có hiệu quả, áp dụng được kỹ thuật IPM, ICM, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong canh tác, kiểm soát được đầu vào, đáp ứng được yêu cầu VSATTP và xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm thì khu vực sản xuất nên có diện tích từ 5 ha trở lên; Khi các hộ nông dân có diện tích nhỏ, nên liên kết lại thành nhóm hộ, câu lạc bộ hay HTX bưởi. Mỗi một nhóm hộ liên kết nên có tối thiểu từ 5 - 10 hộ tương ứng với diện tích tối thiểu là 5 ha.

Đối với những vườn trồng mới diện tích lớn, quy hoạch đường giao thông nội đồng để vận chuyển vật tư, phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới.

  1. Tiêu chuẩn cây giống bưởi Diễn

Giống là yếu tố vô cùng quan trọng, nó mang tính quyết định về năng suất và chất lượng sản phẩm. Tiêu chuẩn cây giống phải đảm bảo theo TCVN 9302 - 2013. Cây loại I có các đặc điểm chính như sau: Chiều cao cây tính từ mặt bầu (cm) >60; Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép đến ngọn cành dài nhất (cm) > 40; Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu 10 cm (cm) > 0,8; Đường kính cành ghép đo trên vết ghép 2 cm (cm) > 0,7; Số cành cấp 1 từ 2 - 3. Cây xanh tốt, không có dấu hiệu của sâu bệnh hại. Trồng cây ghép sẽ cho bộ rễ chắc khỏe có khả năng chống chụi tác động của gió bão tốt hơn so với cây chiết.

  1. Mật độ và thời vụ trồng

Hiện nay, mật độ trồng 500 cây/ha (hàng cách hàng 5 x 5 m, cây cách cây 4 x 4 m) là thích hợp nhất. Trồng theo hướng Bắc Nam là tốt nhất. Bưởi Diễn có thể trồng được quanh năm nếu tưới tiêu chủ động và cây có bầu. Tốt nhất là trồng vào vụ Xuân (tháng 2 - 4) và vụ Thu (tháng 8 - 10).

  1. Kỹ thuật chăm sóc

5.1. Chăm sóc ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây chưa cho quả)

- Tưới nước và giữ ẩm

  + Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc cây. Mặt đất xung quanh gốc, cách gốc cây 30 – 40 cm nên được che tủ bằng thân cây phân xanh, rơm rạ hoặc cỏ khô dày 10 – 15 cm để giữ ẩm, chống xói mòn , bổ sung chất hữu cơ cho đất và hạn chế cỏ dại.

 + Có thể sử dụng phương pháp tưới bề mặt hoặc phương pháp tưới tiết kiệm để tưới cho bưởi, lượng tưới tùy thuộc vào từng giai đoạn (thời kỳ) sinh trưởng của cây.

 + Tưới nước đầy đủ đảm bảo độ ẩm đất 65 - 70% độ ẩm đồng ruộng bằng  phương pháp tưới bề mặt hoặc phương pháp tưới tiết kiệm.

- Cắt tỉa tạo hình

Khung tán hợp lý cho bưởi nói chung là hình bán cầu. Để có được dạng hình dạnh này cần thực hiện theo các bước sau:

           - Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 - 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn  cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 450 - 600 để khung tán đều và thoáng.

- Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng.

- Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt.

-  Bón phân

+ Thời kỳ và tỷ lệ bón: Bón phân cho cây thời kỳ kiến thiết cơ bản phụ thuộc vào từng điểm trồng và tính chất của các loại đất, thường bón 4 đợt/năm vào các tháng 3, 6, 8, 12.

* Đợt bón tháng 3: 40% đạm + 40% kali

* Đợt bón tháng 6: 20% đạm + 20% kali

* Đợt bón tháng 8: 20% đạm + 20% kali

* Đợt bón tháng 12: 100% phân chuồng + 20% đạm + 20% kali + 100% lân + 100% vôi.

+ Lượng bón: Lượng phân bón/cây/năm như sau:

Năm trồng

Phân chuồng (kg)

Đạm Ure (gam)

Lân supe (gam)

Kaliclo rua (gam)

Vôi bột (kg)

Năm thứ 1

25

300 – 350

500

300 – 350

0,5 - 1

Năm thứ 2

30

500 – 550

700 - 800

500 – 550

0,5 - 1

Năm thứ 3

35 – 40

600 – 800

1000

600 – 800

0,5 - 1

+ Phương pháp bón

Rạch rãnh xung quanh tán cây sâu khoảng 10 - 15 cm, rắc phân vào rãnh rồi lấp đất lại. Mỗi lần bón phân đều phải kết hợp với làm cỏ, xới xáo gốc, tưới nước và tủ gốc cây. Với lần bón tháng 12 (có phân hữu cơ) rãnh bón được cuốc sâu và rộng hơn, sâu từ 15 - 20 cm, rộng từ 20 - 30 cm.

5.2. Chăm sóc ở thời kỳ kinh doanh (cây cho quả)

             - Tưới nước và quản lý độ ẩm:

             Tưới nước bằng cách vận hành hệ thống tưới tiết kiệm khi độ ẩm đất xuống dưới 60% và ngừng tưới khi độ ẩm đạt 65 – 70%. Kiểm tra độ ẩm đất bằng máy đo độ ẩm đất, cứ 5 - 7 ngày kiểm tra một lần.

           + Chế độ tưới cho cây bưởi:

           * Thời kỳ ra hoa vào tháng 1 đến tháng 2, lượng nước tưới 70 đến 80 lít/cây/lần tưới. Theo khoảng cách thời gian giữa 2 lần tưới là từ 3 đến 4 ngày;

           * Thời kỳ dưỡng quả vào tháng 3 đến tháng 4, lượng nước tưới 60 đến 70 lít/cây/lần tưới. Theo khoảng cách thời gian giữa 2 lần tưới là từ 2 đến 4 ngày;

           * Thời kỳ thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 12, lượng nước tưới 60 đến 70 lít/cây/lần tưới. Theo khoảng cách thời gian giữa 2 lần tưới là từ 15 đến 20 ngày;

           * Thời kỳ sau thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12 tưới với lượng nước từ 70 đến 80 lít/cây/ lần tưới, theo khoảng cách thời gian giữa 2 lần tưới là từ 5 đến 6 ngày.

+ Kỹ thuật tưới

* Xây dựng hệ thống tưới phun mưa nhỏ (1péc phun/1 cây), kết hợp với bón phân.

* Sử dụng kỹ thuật tưới phun mưa nhỏ có đặc điểm là lưu lượng vòi phun mưa <250 lít/giờ, áp lực làm việc của vòi thấp từ (10 đến 15 m), cung cấp một lượng nước nhỏ hòa phân bón dưới dạng hạt mưa nhỏ nhờ đường ống áp lực và kết cấu vòi đặc trưng để phun nước vào lá và gốc cây một cách đồng đều, chính xác theo nhu cầu nước của cây trồng, nhằm sử dụng nước tối ưu do chỉ làm ẩm diện tích đất cục bộ vùng gốc cây.

* Dựa trên nhu cầu sử dụng nước và yêu cầu chất lượng nguồn nước, chọn biện pháp xử lý lọc nước phù hợp để đạt tiêu chuẩn.

- Cắt tỉa và quản lý kích thước cây

    +  Sau khi thu hoạch, cắt ngọn cành mẹ để tạo ra nhiều cành mang quả và tỉa bỏ cành vừa mang quả vì cành này không cho quả vào năm sau.

           + Tỉa các cành bị sâu bệnh, tỉa ngay sau khi phát hiện và tiêu hủy chúng.

           + Tỉa thưa các cành vô hiệu hoặc không phù hợp: Thường xuyên cắt tỉa mầm dại (nếu trồng bằng cây ghép), cành mọc thẳng, cành mọc đâm vào trong tán cây, các cành mọc song song với nhau, cành mọc kẹp nhau, cành nạng chữ Y, cành mọc dày. Cắt ngọn những cành quá dài mọc không cân đối với tán cây.

           + Với những cây bị khuyết tán có thể tận dụng cành vượt để tạo cành mới lấp vào khoảng trống. Có hai cách như sau: Hoặc là không cưa quá sát gốc cành vượt, sau một thời gian một số chồi sẽ mọc quanh vết cắt, chọn chồi khỏe và đúng hướng để lấp khoảng trống. Hoặc là cắt cành vượt ngay vị trí trên lá (càng sát gốc càng tốt) chọn chồi khỏe có hướng mọc về khoảng trống của tán cây.

           + Tỉa cành tạo tán theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong trên nền khung tán đã định dạnh từ giai đoạn kiến thiết cơ bản.

           + Tỉa hoa, quả:  Cần tỉa bỏ sớm những hoa, quả dị hình, những cành hoa không có lá, những quả nhỏ ở những vị trí không thuận lợi hoặc những chùm quả dày.

           Lưu ý: Những năm gần đây, do những BĐKH đã dẫn đến hiện tượng cây bưởi ra hoa rải rác từ 2 đến 3 đợt trước đợt hoa chính vụ làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả chính vụ. Để khắc phục cần tiến hành tỉa bỏ hết các đợt hoa, quả trái vụ.

- Bón phân.

+  Thời kỳ và tỷ lệ bón: Phân được chia làm 4 lần với tỷ lệ bón như sau:

* Lần 1: bón sau thu hoạch quả: 100 % lượng phân chuồng hoai + 100 % lượng super lân + 20 % lượng đạm + 20 % lượng Kali.

* Lân 2: bón thúc hoa (cuối tháng 11, đầu tháng 12): 30 % lượng đạm + 30 % lượng Kali.

* Lần 3: bón dưỡng hoa, quả non (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 30 % lượng đạm + 30 % lượng Kali.

* Lần 4: bón thúc quả (cuối tháng 5): Bón hết lượng phân còn lại.

+ Lượng bón hàng năm cho cây thời kỳ kinh doanh như sau: 50 kg phân hữu cơ hoai mục + 600g N (tương đương với 1,3 kg đạm Urê) + 500g P2O5 (tương đương với 2,5 kg Super lân) + 1.200g K2O (tương đương với 2 kg Kaliclorua)

Lượng bón cho năm thứ 10 trở đi về cơ bản như năm thứ 9 và tuỳ thuộc vào sự sinh trưởng tốt xấu mà bổ sung phân bón tăng giảm.

+ Cách bón: Cuốc một rãnh rộng từ 30 cm từ mép tán vào trong, sâu 20 - 30 cm, phân trộn đều với nhau và rẵc vào rãnh, lấp đất (mỗi lần bón kết hợp với làm cỏ, tưới nước và tủ lại gốc)

* Chú ý: Ngoài lượng phân bón kể trên hàng năm nên bón bổ sung phân trung và vi lượng cho bưởi như Bo, Mn, Zn, Fe, Mg, Ca, S…bằng cách phun qua lá hoặc tưới gốc trong trường hợp bón ít phân chuồng.

  1. Quản lý dịch hại

 Có nhiều loại sâu bệnh gây hại trên cây bưởi như:

- Sâu hại: Sâu vẽ bùa; Sâu đục thân, đục cành; Nhện đỏ, Nhện trắng,  Rệp sáp, Ruồi vàng hại quả…

- Bệnh hại: Bệnh loét, bệnh sẹo; Bệnh chảy gôm; Bệnh greening (Bệnh gân xanh lá vàng); Bệnh Tristeza...

    Mỗi loại sâu bệnh đều có biện pháp phòng trừ khác nhau. Để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả cần:

     - Ngăn chặn sự xâm nhập vào vườn của sâu bệnh hại

      + Khi đốn tỉa dùng kéo, cưa cắt tạo vết cắt phẳng, thoát nước. Vết cắt lớn cần quét vôi. Cần quét vôi vào gốc cây mỗi lần cắt tỉa sau thu hoạch để ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bệnh hại’

      + Chuyển các cành đốn tỉa ra khỏi vườn để đốt, nhặt bỏ và xử lý quả thối rụng trong vườn diệt trừ nguồn sâu bệnh hại.

      + Không nên bón quá nhiều đạm, lá cây xanh mềm sẽ thu hút nhiều đối tượng sâu hại gây hại.

      + Áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV.

      - Tạo điều kiện môi trường trong vườn không thích hợp cho sâu bệnh phát triển

      + Làm cho vườn cây thông thoáng: Tỉa bớt cây hàng rào quanh vườn quả, thiết kế hàng cây tận dụng hướng gió thổi.

      + Đốn tỉa cành tạo tán cây, tạo điều kiện cho ánh sáng, gió tới được tất cả các cành trong tán.

           + Hỗ trợ các loài thiên địch của sâu bệnh hại trong vườn.

- Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật

          + Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi cần thiết. Thuốc BVTV được sử dụng theo 4 đúng: Đúng thuốc, Đúng liều lượng, Đúng thời điểm và Đúng cách. Sử dụng thuốc BVTV đúng theo chỉ dẫn ghi trên nhãn mác hàng hóa, đúng thời gian cách ly theo quy định đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm.

         + Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc đã cấm sử dụng, thuốc có độ độc cao. Chỉ sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép sử dụng trên rau, quả. Không mua thuốc trôi nổi ngoài thị trường.

         + Sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh hại có nguồn gốc tự nhiên, thuốc trừ sâu sinh học BT.

          + Thuốc BVTV dùng không hết cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.                                             

          + Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.  Vỏ bao thuốc phải được thu gom để tiêu hủy.                                          

  1. Một số biện pháp làm tăng khả năng ra ha, đậu quả

7.1. Thụ phấn bổ sung

           Thụ phấn bổ sung là biện pháp kỹ thuật có tính quyết định đến năng suất các giống bưởi tại miền Bắc, có tác dụng rõ trong việc giảm thiểu những tác động của BĐKH ở giai đoạn bưởi ra hoa, đậu quả như: ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thất thường, mưa nhiều,... Có thể thụ phấn bổ sung thủ công hoặc bằng cơ giới. Cụ thể như sau:

- Thụ phấn bằng tay

           Lấy hoa bưởi chua đã chuẩn bị quét phấn hoa lên đầu nhụy của hoa cần thụ. Một hoa bưởi chua (hoa cho phấn) dùng thụ cho từ 8 – 10 hoa bưởi cần thụ. Một ngày thụ 2 lần, buổi sáng từ 8h30 đến 10h30, buổi chiều từ 2h đến 4h. Thụ bổ sung liên tục từ khi hoa nở rộ đến khi hoa bắt đầu tàn. Một chùm hoa bưởi chua chỉ cần thu từ 1 đến 2 hoa, mỗi hoa chỉ cần thụ bổ sung 1 lần duy nhất.

- Thụ phấn bằng cơ giới

           Dùng máy phun phấn phun hỗn hợp phấn lên các vị trí có hoa bưởi nở. Phun từ trên cao xuống thấp để khi phun ra, nếu hỗn hợp phấn chưa bám vào đầu nhụy của những hoa phía trên có thể rơi xuống bám vào hoa ở phía dưới. Phun 1 ngày 1 lần, có thể sáng hoặc chiều tùy điều kiện cụ thể. Buổi sáng phun trong khoảng thời gian từ  8h30 đến 10h30. Buổi chiều từ 2h đến 4h. Việc thụ phấn bằng cách phun phấn được thực hiện liên tục từ khi hoa bắt đầu nở rộ đến tàn hoa.

           7.2. Các biện pháp hỗ trợ khác

                     Có thể áp dụng thêm một số biện pháp phụ trợ khác như phun bổ sung chất điều tiết sinh trưởng, phân bón lá như: Bortrac, Yogen, Grow.

- Để có thể giảm hiện tượng rụng trái non trên cây bưởi, có thể sử dụng chất điều hòa sinh trưởng 4-CPA-Na giúp cây hạn chế được cây hiện tượng rụng hoa và rụng quả trên cây, giúp tăng tỷ lệ đậu trái, kích thích to trái, tăng sản lượng cây trồng được cây hấp thụ qua rễ, thân, lá, hoa và quả. Sử dụng phun 4-CPA-Na phun với nồng độ 10 - 25mg/L nước phun lên toàn bộ cây giai đoạn ra hoa đậu quả của cây. Phun đợt 2 cách đợt 1 từ 7 - 10 ngày giúp cho cây có thể phát triển khỏe mạnh.

  1. Thu hoạch, bảo quản

8.1. Thu hoạch

Cần thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả. Thu khi quả có 1/3 - 1/2 vỏ quả chuyển từ mầu xanh sang mầu vàng. Chất lượng quả tốt nhất khi thu vào thời điểm tất cả vỏ quả chuyển vàng.

           Thu khi trời mát, khi thu hái nên dung kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Cần có dụng cụ để đựng quả trong và sau thu hoạch, tránh làm tổn thương đến vỏ quả, Không để quả tiếp xúc trực tiếp với đất. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.

8.2. Bảo quản

Thông thường bảo quản bưởi Diễn theo phương pháp truyền thống như sau:

Dùng khăn mềm nhúng vào nước vôi bột và lau sạch vỏ bưởi nhằm sát khuẩn cho quả tránh được những sâu bệnh còn sót lại trên quả.

Để quả bưởi khô ráo rồi sau đó bôi vôi đã hòa tan vào cuống quả. Chú ý: không dùng nước vôi nóng. Sử dụng vôi sạch với lượng vôi đặc, bôi kín cuống quả.

Làm giàn bằng tre hay gỗ nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau khoảng 30 - 40 cm, xếp bưởi vào kín từng tầng, không xếp chồng lên nhau. Để giàn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Định kỳ 10 - 15 ngày, tiến hành kiểm tra từng lớp quả để loại bỏ những quả bị hư hỏng tránh làm lây lan sang những quả khác.

  1. Các biện pháp kỹ thuật khác

9.1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng quả bưởi và cách khắc phục

Đối với những cây bưởi chưa chín mà đã có hiện tượng rụng quả hàng loạt thì có thể do các nguyên nhân sau:

- Do ruồi vàng và các côn trùng chích hút gây hại.
   
Để khắc phục hiện hiện tượng bị rụng quả non trên cây bưởi tốt nhất là:- Do nấm bệnh thán thu gây hại trên cuống quả. Khi quan sát quả bị rụng nhưng phần cuống quả vẫn nằm ở trên cây. Tại vị trí cuống quả bị rụng có màu vàng nâu.

Bao quả từ sớm, lúc qủa bưởi mới ra to bằng quả chanh nên sử dụng một trong các thuốc trừ sâu sinh học có  hoạt chất như Abamectin hoặc Ebamectin benzoate hoặc azadirachtin, kết hợp với một trong các thuốc trừ nấm có gốc như Fosetyl aluminnium hoặc mancozeb phun cho cây 1 lần. Sau phun thuốc 3 - 4 tiếng đồng hồ khi nước thuốc phun trên cây vừa khô. Lúc này dùng bao túi chuyên dùng để bao quả. Tốt nhất bao quả bằng túi bao chuyên dụng mã số: 3B - 27 (do Đài Loan sản xuất), kích thước bao 37 x 33 cm, có dây kẽm buộc miệng bao và để bao đến khi thu hoạch, không bị ruồi vàng gây hại. Việc bao quả sẽ đảm bảo được không có bất kỳ sâu bệnh hại nào có thể gây hại đến quả. Giúp mẫu mã quả đẹp khi thu hoạch, chất lượng quả tốt và đặc biệt có thể đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu cây không bao quả cần quan sát khi thấy cây bị ruồi vàng và côn trùng chích hút cần sử dùng Methyl Eugenol hoặc Methyl Eugenol + Naled hoặc Methyl Eugenol + Imidachloprid làm bẫy bả treo trên vườn để thu hút ruồi vàng đến và tiêu diệt. Sử dụng đặt bẩy sớm để thu hút ruồi đực, để lại mình ruồi cái không có khả năng sinh sản.

Hoặc dùng Protein thủy phân phun lên tán cây đọng lại trên lá cây, sẽ thu hút ruồi vàng đến ăn và sẽ bị tiêu diệt, sẽ làm giảm tác hại của ruồi vàng gây hại, chứ không thể tiêu diệt được hết toàn bộ gây hại.

         9.2. Cải tạo vườn

Hàng năm lượng phân bón hữu cơ cho cây rất thiếu, phân vô cơ bón vừa thiếu vừa không hợp lý, thiếu lân, vôi khử chua, thiếu nguyên tố vi lượng khiến hệ vi sinh vật trong đất hoạt động khó khăn, không đủ chất dinh dưỡng cho cây. Hậu quả là vườn cây ngày một già cỗi và thoái hóa.

– Cải tạo nương máng khơi thông mương rãnh để đẽ thoát nước vào mùa mưa và giữ nước tưới vào mùa khô hanh. Đất vườn bị chai, cần cầy sới, sau đó bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục, đất bùn ao. Chú ý không cày xới quá sâu làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây.

- Mặt khác vườn cây lâu năm sẽ có cây bị thoái hóa, sâu bệnh, ít ra hoa đậu quả dẫn đến năng suất thấp. Những cây này cần được cải tạo phục tráng.

Đối với cây bị bệnh cần chặt bỏ, đào hết rễ, dùng vôi bột khử trùng ở đất và phơi đất khoảng 25 – 30 ngày, sau đó đào hố trồng cây mới. Nên trồng các cây từ 1 đến dưới  3 năm tuổi để sớm cho quả lại đảm bảo mật độ vườn cây, không bị lãng phí đất.

Đối với cây sống khỏe, còn xanh tốt không bị sâu bệnh hại nguy hiểm nhưng ra ít quả, chất lượng kém cần được ghép cải tạo bằng mắt ghép lấy từ vườn cây mẹ đã được chọn lọc có năng suất, chất lượng tốt. Chỉ sau 1 – 2 năm cây đã cho quả.

Để sản xuất cây ăn quả nói chung, cây bưởi Diễn nói riêng cần phải quy hoạch vùng trồng, tổ chức sản xuất thành tổ đội, HTX trồng bưởi. Xã viên HTX thường xuyên được tập huấn kỹ thuật mới về trồng bưởi theo GAP, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thực hiện đúng kỹ thuật canh tác. Và có sự chung tay của nhiều cấp ngành địa phương thì trái bưởi mới có sản lượng, phẩm chất, đạt thương hiệu OCOP.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 27
  • Lượt xem theo ngày: 3305
  • Tổng truy cập: 3630457