Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
MỘT SỐ Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - Hội Làm vườn Việt Nam

MỘT SỐ Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

BBT: Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV hóa học trong sản xuất nông nghiệp nói chung  đã để lại hậu quả nặng nề về môi trường, đặc biệt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe  con người và mọi sinh vật. Vì vậy trong những năm gần đây xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) với nội dung cốt lõi là không sử dụng hóa chất trong nông nghiệp đang ngày càng phát triển, mở rộng ra ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. BBT xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Kim Vân về vấn đề này.

 

1. Nông nghiệp hữu cơ là hướng đi tíềm năng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

     Những năm gần đây mất an toàn nông sản thực phẩm và ô nhiễm môi trường là những vấn đề nóng bỏng đang được toàn xã hội nước ta hết sức quan tâm  do tình trạng sử dụng thái quá hóa chất trong sản xuất nông nghiệp  nước ta những năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng nông sản, sức khỏe con người và môi trường sống lâu dài. Việc tìm kiếm hướng đi và tìm các giải pháp tích cực để  phát triển nông nghiệp bền vững trong đó đặc biệt chú trọng  các giải pháp an toàn trong sản xuất trồng trọt để đảm bảo  chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường lâu dài là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. Vì vậy cả về mục tiêu và nội dung thực hiện phương thức canh tác Nông nghiệp hữu cơ (NNHC)  được coi  là một trong những  hướng đi tiềm năng và là giải  pháp có nhiều ưu điểm để thực hiện mục tiêu  chung phát triển nông nghiệp nước ta bền vững.

         Mặt khác, vấn đề nông sẩn thực phẩm an toàn hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của tất cả mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của tất cả mọi người trên Thế giới. Trong nhiều năm qua với nhiều nguyên nhân trong đó có nhu cầu an ninh lương thực và tác động của biến đổi khí hậu,  không chỉ riêng nước ta mà ở nhiều nước khác trên thế giới sản xuất trồng trọt  vẫn còn mang nặng tính thâm canh để tăng năng suất, tăng sản lượng cây trồng  mà còn ít được quan tâm đến vấn đề  môi trường.  Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV hóa học trong sản xuất nông nghiệp nói chung  đã để lại hậu quả nặng nề về môi trường, đặc biệt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe  con người và mọi sinh vật. Vì vậy trong những năm gần đây xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) với nội dung cốt lõi là không sử dụng hóa chất trong nông nghiệp đang ngày càng phát triển, mở rộng ra ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Trong  bối cảnh hiện nay, NNHC ngày càng được quan tâm và chú trọng phát triển vì nhũng lợi ích cơ bản, lâu dài đáp ứng một số mục tiêu quan trọng của phát triển nông nghiệp bền vững.

            Theo quan điểm của Liên đoàn Nông nghiệp hữu cơ quốc tế ( IFOAM): Nông nghiệp hữu cơ( Organic Agriculture)  là một hệ thống sản xuất nông nghiệp với mục tiêu  và nội dung nhằm duy trì sức khỏe của hệ sinh thái, của đất, của mọi sinh vật (từ những vi sinh vật nhỏ nhất trong đất cho đến con người). Quá trình vận hành hệ thống sản xuất NNHC phải bảo đảm tính hợp lý nhằm khai thác tốt nhất các nguồn tài nguyên như đất, nước, năng lượng v.v. để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp  có chất lượng cao, an toàn với người sử dụng, có hiệu quả  kinh tế  nhưng vẫn bảo đảm sự đa dạng sinh học, làm phong phú các quần thể côn trùng,  hệ vi sinh vật đất,  trả lại nhiều phụ phẩm nông nghiệp vào đất,  làm tăng độ màu mỡ của đất về lâu dài, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại một cách tự nhiên, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng  địa phương. Những quy định nghiêm ngặt bắt buộc phải thực hiện trong các hệ thống sản xuất  nông nghiệp hữu cơ là:  Không sử dung phân bón  và thuốc BVTV hóa học trong trồng trọt; không sử dụng chất kháng sinh, chất tăng trưởng trong chăn nuôi, thủy sản; không sử dụng các cây, con chuyển gen…

Nói cách khác Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) hay còn gọi là nông nghiệp tự nhiên là hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp đồng bộ nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của cả hệ sinh thái nông nghiệp  trong đó Nông nghiệp hữu cơ chú trọng việc quản lý các hoạt động trong quá trình sản xuất để  đảm bảo hệ sinh thái bền vững, đảm bảo thực phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng tốt, chăm sóc sức khỏe động vật và công bằng xã hội. Nội dung trọng tâm của NNHC là hệ thống sản xuất  nông nghiệp không sử dụng hoặc loại trừ các hóa chất tổng hợp và vật liệu biến đổi gen trong các vật tư đầu vào và chỉ sử dụng các vật tư  đầu vào theo quy định của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ.

NNHC trong lĩnh vực sản xuất trồng trọt  cũng quy định cụ thể các loại vật tư  chính đầu vào  không được sử dụng là hóa chất bảo vệ thực vật ( bao gồm cả thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, trừ cỏ), phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng cây trồng, sản phẩm  cây trồng biến đổi gen và phân bắc. Nguồn vật liệu đầu vào chủ yếu của sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong trồng trọt là sử dụng phân chuồng , phân xanh đã qua quá trình ủ nóng,  phân vi sinh và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp ( IPM ) cây trồng theo hướng hữu cơ, sinh học để canh tác .

Như vậy có thể xác định rằng: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là phương thức sản xuất nông nghiệp hoàn toàn thân thiện với môi trường, trong đó mục tiêu  quan trọng là để phục hồi, duy trì hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường và để đáp ứng nhu cầu an toàn nông sản thực phẩm cho mọi người, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Về mặt lợi ích trước mắt và lâu dài NNHC sẽ mang lại những hiệu quả cơ bản sau:

- Góp phần cải thiện và nâng cao độ phì nhiêu( màu mỡ) của đất đai canh tác đang bị suy thoái dần hiện nay

-  Không gây ô nhiễm nguồn nước (nước ngầm, nước sông suối, ao hồ),

- Bảo vệ đời sống các loài động vật hoang dã (chim chóc, côn trùng v.v...)

-  Góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học trong tự nhiên, trong đất đai canh tác nông nghiệp

- Đối xử tốt hơn với động vật nuôi,

- Không có dư lượng thuốc BVTV trong nông sản thực phẩm,

- Không có hoocmon và chất kháng sinh trong các sản phẩm động vật,

-  Nâng cao chất lượng sản phẩm  ( chất dinh dưỡng, hương vị, …). vv..

Như vậy về mục đích, ý nghĩa NNHC đã thể hiện rõ sẽ mang lại lợi ích to lớn bảo vệ cả hệ sinh thái nông nghiệp , đảm bảo an toàn nông sản thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người đồng thời góp phần cải tạo đất đai, bảo vệ môi trường.  Xét về phương hướng, nội dung và cách thức hoạt động, NNHC là một trong những hướng đi tiềm năng và là giải pháp có nhiều ưu điểm để đáp ứng các yêu cầu cơ bản của phát triển nông nghiệp bền vững.

2. Bảo vệ thực vật hữu cơ là nhiệm vụ cốt lõi trong sản xuất NNHC

Khi nói về nông nghiệp hữu cơ không thể không đề cập đến khái niệm cây trồng hữu cơ (CTHC) và Bảo vệ thực vật hữu cơ ( Organic Plant Protection - BVTVHC) bởi vì trong mục đích, yêu cầu và nội dung  của sản xuất NNHC cũng như trong tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ (TPHC) bắt buộc người sản xuât cây trồng hữu cơ phải đảm bảo thực hiện nhiều không; Đó là không phân hóa học, không thuốc hóa học( trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh), không thuốc kích thích tăng trưởng, không hóa chất bảo quản và không biến đổi gen. Nói cách khác Nông nghiệp hữu cơ tạo ra sản phẩm hữu cơ phải được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt tuyệt đối không sử dụng hoá chất trong sản xuất trồng trọt. Người sản xuất cây trồng hữu cơ chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp thủ công, cơ giới và sử dụng các biện pháp sinh học trong canh tác cây trồng. Sản xuất cây trồng hữu cơ cũng không chấp nhận việc sử dụng các vật liệu biến đổi gen trong quá trình sản xuất trồng trọt..Như vậy, nguồn vật liệu đầu vào  đã có 6/7 chỉ tiêu  liên quan trực tiếp đến hoạt động bảo vệ thực vật trong sản xuất NNHC nói chung và cây trồng hữu cơ nói riêng. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động bảo vệ thực vật có vị trí và nhiệm vụ quan trọng  trong sản xuất NNHC, hay nói cách khác: Từ nhũng yêu cầu nghiêm ngặt của NNHC  cho thấy  hoạt động BVTV  trong sản xuất cây trồng hữu cơ phải thể hiện được tính chất của Bảo vệ thực vật hữu cơ ( BVTVHC) vì nếu hoạt động BVTV  theo quản lý dịch hại tổng hợp ( IPM ) cây trồng thông thường sẽ chưa hoàn thành nhiệm vụ  trong sản xuất NNHC do vi phạm một số quy định của sản xuất cây trồng hữu cơ( như trong IPM còn  sử dụng thuốc hóa học BVTV, phân hóa học và cây trồng biến đổi gen khi cần thiết ( cần  chú ý các quy định của NNHC còn khắt khe hơn cả các quy định của thực hành nông nghiệp tốt- GAP).

BVTV1

   Từ nhũng phân tích trên cho thấy  rằng  hoạt động Bảo vệ thực vật hữu cơ là một vấn đề côt lõi  để đảm bảo thành công của sản xuất NNHC trong lĩnh vực trồng trọt nói riêng và NNHC nói chung.

- Thực tiễn ở nước ta  cũng như ở  nhiều nước trên Thế giới đều cho thấy: Vì sao  NNHC có nhiều tính chất ưu việt như vậy song rất  khó mở rộng quy mô sản xuất nông sản hữu cơ? ( Về diện tích NNHC cả Thế giới hiện nay mới chỉ đạt khoảng 1,1% tổng diện tích đất canh tác (FiBL& IFOAM, 2017) Có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính là do: Ngay cả nhiều nước phát triển vẫn còn khó khăn và thiếu các biện pháp quản lý sinh vật hại cây trồng có hiệu quả theo  yêu cầu của tiêu chuẩn sản xuất cây trồng hữu cơ. Đây là một thực tế khách quan minh chứng về mặt hạn chế của NNHC đồng thời cũng chứng tỏ rằng: Bảo vệ thực vật hữu cơ là một trong những công việc khó khăn nhất mà người sản xuất cây trồng phải đối mặt trong thực hành NNHC  Như vậy  Bảo vệ thực vật có nhiệm vụ rất nặng nề trong sản xuất cây trồng hữu cơ  và phải đi theo hướng BVTV hữu cơ mới hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3. Một số nguyên tắc chung của hoạt động BVTV trong sản xuất cây trồng hữu cơ:

1) Trong sản xuất cây trồng hữu cơ, các loại thuốc BVTV và phân hoá học không được phép sử dụng (trừ một số rất ít các hoạt chất có trong danh mục được phép sử dụng trong tiêu chuẩn hữu cơ trên một số cây trồng, đối tượng và mục đích cụ thể với số lượng rất hạn chế.)

- Để thay thế các thuốc hóa học  có thể sử dụng  các thuốc nguồn gốc thảo mộc, sử dụng thiên địch( ký sinh), sử dụng vi sinh vật đối kháng v.v. có thể kiểm soát một loài sâu hoặc bệnh mà không làm xáo trộn  sự cân bằng  của hệ sinh thái nông nghiệp.

2) BVTV trong sản xuất cây trồng hữu cơ chú trọng điều khiển các hoạt động theo hướng phát huy các chức năng trong hệ  sinh thái đồng ruộng để tăng cường sức khỏe của đất, sức khỏe của cây trồng theo xu hướng thuận lợi cho cây trồng  và hạn  chế quần thể sinh vật  gây hại ở dưới ngưỡng gây hại cho phép,  phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng sản xuất, từng địa phương.

- Việc tăng cường đa dạng sinh học là nhân tố hết sức quan trọng để bảo đảm sự ổn định của cả hệ thống. Vì vậy trong hệ thống canh tác NNHC có nhiều loài và nhiều nhóm sinh vật hơn  trong hệ canh tác thông thường.

- Việc tăng cường sử dụng phân hữu cơ và luân canh trên diện rộng làm cho mật độ côn trùng, mật độ vi sinh vật đất cao hơn,  hệ động vật trên đồng ruộng và hệ vi sinh vật đất vùng rễ cây phong phú hơn. Như vậy đảm bảo sự cân bằng giữa các loài trong quần thể sinh vật sẽ kìm hãm được sự bùng phát thành dịch hại của một loài sâu  hoặc một loài bệnh nào đó xuât hiện trên đồng ruộng

3) BVTV trong sản xuất cây trồng hữu cơ thực hiện phương châm phòng dịch hại là chính, các biện pháp chủ động phòng ngừa  được đặc biệt quan tâm và đóng vai trò chủ đạo  để loại trừ các nguyên nhân “ kích thích” sự phát sinh, phát triển, sự bùng phát dịch hại và chỉ áp dụng các biện pháp diệt trừ nhằm giảm mật độ sinh vật hại khi thật sự cần thiết.

4)  Quản lý dịch hại cây trồng(IPM) theo hướng hữu cơ sinh học trong NNHC bao gồm các biện pháp trực tiếp và gián tiếp. Trong đó ưu tiên hàng đầu là các biện pháp gián tiếp để phỏng ngừa sâu bệnh và  biện pháp chủ chốt trong sản xuất cây trồng hữu cơ là sử dụng nhiều giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh trên đồng ruộng.

- Các biện pháp kỹ thuật canh tác như luân canh, xen canh , áp dụng đúng thời vụ gieo trồng, các biện pháp vật lý, thủ công cơ giới  hay vệ sinh đồng ruộng vv… đều có ý nghĩa lớn cần  khuyến khích sử dụng trong sản xuất cây trồng hữu cơ.

5) Không  sử dụng giống cây trồng và các vật liệu biến đổi gen.

4. Một số biện pháp chính phòng chống sâu bệnh hại có thể áp dụng trong sản xuất cây trồng hữu cơ : 

a) Các biện pháp “ phòng’ gồm:

+ Lựa chọn vùng sản xuất thích hợp với từng loại giống cây trồng

+ Cách ly không gian và thời gian (vườn ươm, vườn trồng…)

+ Áp dụng thời vụ  và  mật độ  gieo trồng hợp lý đối với từng giống cây trồng cụ thể.

+  Sử dụng biện pháp thủ công, cơ giới trong quá trình canh tác đất, làm cỏ, vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dư cây bị nhiễm sâu, bệnh

+ Điều khiển độ ẩm đất thích hợp( nhìn chung không để độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát triển)

+ Sử dụng phân xanh, phân chuồng qua ủ,  sử dụng phân vi sinh và các chế phẩm chứa vi sinh vật đối kháng với sinh vật hại cây trồng

+ Luân canh cây trồng  cách ly không gian và thời gian để cắt nguồn dinh dưỡng thích hợp của sinh vật hại cây trồng đồng thời làm giảm nguồn ( sâu, bệnh..) hại tích lũy trong đất canh tác cây trồng

+ Xen canh, gối vụ hợp lý để giảm mức độ thiệt hại của sâu, bệnh

+ Sử dụng cây “đồng hành” và  đa dạng giống cây trồng để giảm mức độ gây hại của của sâu, bệnh trên đồng ruộng.

+Sử dụng nhiều giống cây trồng hỗn hợp, giống chống chịu sâu, bệnh

+ Sử dụng hạt giống, hom giống sạch sâu bệnh để sản xuất cây trồng

+ Đa dạng cây trồng trên vùng sản xuất để giảm mức độ thiệt hại do sâu, bệnh gây ra trên đồng ruộng

+Áp dụng công nghệ sinh thái, khai thác và nhân nuôi thiên địch của các loài dịch hại trong tự nhiên

b) Các biện pháp “Trừ” gồm:

+ Biện pháp vật lý ( Đốt hoặc sử dụng ánh nắng mặt trời để tiêu hủy tàn dư cây trồng đã bị nhiễm sâu bệnh), cắt tỉa cành, lá bị nhiễm bệnh

+ Sử dụng bẫy, bả ( Pheromones, protein.. và một số ít hoá chất diệt sâu hại được phép sử dụng trong sản xuất cây trồng hữu co )

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học ( Bt, NPV, Metarhizium, Trichoderma, Bacillus….) trong phòng chống sâu bệnh hại( các chế phẩm sinh học, vi sinh vật đối kháng thường được trộn với phân hữu cơ tạo phân hữu cơ sinh học vừa có tác dụng phòng chống sâu, bệnh hại trong đất vừa có tác dụng cải tạo, nâng cao độ phì của đất canh tác

+ Sử dụng các thuốc trừ sâu thảo mộc có nguồn gốc tự nhiên ( Azadirachtin, Rotenone…)

+ Sử dụng một số thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học ( Spinosad…)

+ Sử dụng một số thuốc hoá học hạn chế trong danh mục cho phép của tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Thuốc gốc đồng, Lưu huỳnh, vôi, thuốc tím, dầu khoáng…)

Trong nhiều trường hợp khi cây trồng bị bệnh hại với tốc độ lây lan nhanh, khó trừ bằng thuốc hóa học và gây nhiều thiệt hại  như bệnh chết nhanh cây hồ tiêu, bệnh đốm trên thanh long, bệnh thán thư cây ăn quả v.v. các biện pháp thủ công như tỉa cành tạo tán, vệ sinh đồng ruộng, bón phân hữu cơ ủ đúng kỹ thuật v.v. luôn phát huy tác dụng tốt trong việc làm giảm thiệt hại do dịch hại gây ra trong sản xuất

Tóm lại:

-Có nhiều biện pháp phi hóa học trong việc phòng chống sâu, bệnh hại có hiệu quả trong sản xuất  cây trồng hữu cơ trên nguyên tắc chính là bảo vệ sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái nông nghiệp trong vùng sản xuất NNHC, trong đó không chỉ quan tâm đến sức khoẻ cây trồng mà còn quan tâm đến sức khoẻ của đất canh tác và cả hệ sinh thái đồng ruộng.

-Tất cả các biện pháp phòng chống dịch hại nêu trên là nội dung của hoạt động Quản lý dịch hại tổng hợp( IPM) cây trồng theo hướng hữu cơ sinh học.  Vì vậy sản xuất cây trồng hưu cơ có thành công hay không phải dựa trên nền tảng của hoạt động Quản lý dịch hại tổng hợp ( IPM) cây trồng theo hướng hữu co sinh học và hoạt động này cũng là cơ sở của hoạt động Bảo vệ thực vật hữu cơ ( BVTVHC)        

Kết luận

1-Nông nghiệp hữu cơ  mang nhiều đặc điểm ưu việt đảm bảo an toàn cho cả hệ sinh thái tự nhiên  trong sản xuất nông nghiệp. Đây là một hướng đi tiềm năng, nhiều lợi thế và là một trong nhũng giải pháp có hiệu quả cao trong việc đảm bảo an toàn nông sản thực phẩm, bảo sức khoẻ cộng đồng xã hội, bảo vệ môi trường lâu dài và đáp úng nhiều  tiêu chí quan trọng của phát triển nông nghiệp bền vững.

 2-Bảo vệ thực vật hữu cơ là một vấn đề mới mẻ, có vai trò quan trọng để đảm bảo thành công của sản xuất NNHC trong lĩnh vực trồng trọt,.Bảo vệ thực vật hữu cơ dựa trên cơ sở phát triển của hoạt động Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cây trồng theo hướng hữu cơ sinh học. Để  phát triển sản xuất NNHC, cần đẩy mạnh việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ về Bảo vệ thực vật hữu cơ.

3- Để tạo điều kiện thuận lợi cho NNHC nước ta phát triển đề nghị nhà nước và các cơ quan chức năng  sớm xây dựng những quy định, tiêu chuẩn cho sản xuất NNHC và có những chính sách thích hợp để khuyến khích và hỗ trợ cho sản xuất NNHC. Mặt khác cần tổng kết thực tiễn sản xuất NNHC của  nước ta và rút kinh nghiệm của thế giới để có chiến lược phát triển NNHC lâu dài.

4-  NNHC là hướng đi tiềm năng có nhiều lợi thế  trong phát triển  nông nghiệp bền vững hiện nay, tuy vậy NNHC vẫn còn nhiều han chế, cản trở  sự phát triển. Vì vậy bên cạnh việc đầu tư phát triển NNHC cần tiếp tục chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) kết hợp ứng dụng các TBKT mới, đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiêp.

PGS.TS Nguyễn Kim Vân 

Hội KH BVTV

Tài liệu tham khảo chính

  1. Bộ NN-PTNT, 2006. Tiêu chuẩn ngành số 10 TCN602-2006 về sản xuất và chế biến các sản phẩm NNHC Việt Nam.
  2. Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT, 2016. Thực trạng và định hướng phát triển trồng trọt hữu cơ Việt Nam.

Báo cáo Hội thảo: “Nhận diện sản phẩm nông nghiệp organic Việt Nam- Xu hướng phát triển và xúc tiến liên kết sản xuất tiêu thụ” TP Hồ Chí Minh, 19 tháng 5 năm 2016

  1. Nguyên xuân Hồng, 2016. Báo cáo hội thảo “ Quản lý dịch hại tổng hợp cây trồng theo hướng hữu cơ sinh học để giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp. TP.Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2017
  2. Urs Niggli, Jane Earley and Kevin Ogorzalek, 2007. Organic Agriculture and Environmental Stabilityof The Food Supply. Issues Paper in International Conference on Organic Agriculture and Food, Security, FAO, Rome, Italy, 3-5 May, 2007

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 48
  • Lượt xem theo ngày: 1870
  • Tổng truy cập: 3846369