Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
Những triệu phú đinh lăng ở Nghĩa Hưng- Nam định - Hội Làm vườn Việt Nam

Những triệu phú đinh lăng ở Nghĩa Hưng Nam định

BBT: Đinh lăng là loại cây từng được danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là ‘nhân sâm’ với những công dụng chữa bệnh thần kỳ, cây đinh lăng là một loại cây khá quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam. Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều người sử dụng lá cây đinh lăng như một loại rau sống hoặc ăn kèm trong món gỏi cá. Trong Y học cổ truyền, rễ cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, giúp thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Ngoài ra, rễ đinh lăng có chứa saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1 cùng 13 loại axit amin rất cần thiết cho cơ thể; lá đinh lăng có vị đắng, tính mát tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Hiện nay nhiều gia đình ở Nghĩa Hưng Nam Định làm giàu lên nhở trồng đinh lăng theo tiêu chuẩn GACP-WHO do Công ty Traphaco hướng dẫn và thu mua 

Nghĩa Hưng là một trong hai huyện của tỉnh được Viện Dược liệu và Cty CP Traphaco chọn thực hiện Dự án phát triển dược liệu đinh lăng theo “Hướng dẫn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO)”. Hiện tại, toàn huyện đã duy trì trồng được hơn 200ha đinh lăng. Việc chuyển đổi từ diện tích cây trồng kém hiệu quả sang đinh lăng đã giúp cho cuộc sống của người nông dân ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Thị trấn Rạng Đông, địa phương được mệnh danh là “vựa” đinh lăng lớn nhất, nhì của huyện Nghĩa Hưng, anh Lâm Văn Tạo được mệnh danh là “tỷ phú đinh lăng”. Anh Tạo cho biết, gia đình anh trồng cây đinh lăng từ năm 2006. Hiện tại, diện tích trồng đinh lăng của gia đình anh đã mở rộng lên 5ha với những gốc đinh lăng chủ yếu là từ 5 năm đến 11 năm. Với diện tích trồng 5ha, bình quân mỗi năm anh cung cấp ra thị trường khoảng 10-15 tấn đinh lăng tươi, gồm cả rễ, củ, lá, thân, cành. Sau khi đã trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu nhập khoảng gần 1 tỷ đồng từ trồng đinh lăng.

Ngoài trồng đinh lăng, anh còn trồng xen canh khoảng 400 gốc bưởi diễn và 500 gốc cam vinh để vừa có thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng vừa che tán cho cây đinh lăng phát triển. Từ việc phát triển mô hình trồng đinh lăng, kinh tế gia đình anh Tạo đã trở nên khá giả, có của ăn của để và nuôi các con ăn học thành đạt.

Bác Vũ Văn An, xóm 7 năm nay 66 tuổi, là người đầu tiên khởi xướng mô hình trồng dược liệu đinh lăng ở xã Nghĩa Thắng. Bác An đã trồng đinh lăng từ năm 1981 để cung cấp nguồn dược liệu này cho các nhà thuốc trên toàn quốc. Bác An cho biết, hiện tại xã Nghĩa Thắng đã có trên 300 hộ/1.000 hộ làm nông nghiệp tham gia trồng đinh lăng. Quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nhất bắt đầu từ thời điểm năm 2012, khi Cty CP Traphaco về khảo sát đất, thí nghiệm giống, sau đó ký hợp đồng trồng và thu mua sản phẩm từ cây đinh lăng với người dân. Cty CP Traphaco đã thường xuyên mở lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và thu hái cây thuốc theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế thế giới cho các hộ dân trồng đinh lăng trên địa bàn xã. Là người có kinh nghiệm trồng đinh lăng lâu năm, bác An được cử là trưởng nhóm sản xuất đinh lăng của HTXNN Nghĩa Thắng. Thời gian đầu, bác đứng ra thành lập tổ sản xuất gồm 18 thành viên và hướng dẫn các thành viên cách trồng, chăm sóc cây đinh lăng. Với trên 300 hộ trồng đinh lăng hiện tại, trung bình mỗi năm xã Nghĩa Thắng cung cấp cho Cty CP Traphaco khoảng 100 tấn đinh lăng tươi. Riêng tại vườn của gia đình bác An hiện trồng 1,2 mẫu đinh lăng theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Giá bán đinh lăng hiện nay khoảng 20 nghìn đồng/1kg lá; thân và rễ cây khoảng 3 năm tuổi được Cty CP Traphaco thu mua với giá khoảng 30 nghìn đồng/1kg; củ từ 3 năm tuổi trở lên gần 200 nghìn đồng/1kg. Với giá thành như trên, trung bình, mỗi năm gia đình bác An cung cấp cho Cty CP Traphaco khoảng 3 tấn thân, rễ, củ, đinh lăng tươi, sau khi trừ chi phí, cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Ngoài trồng đinh lăng là chủ đạo, gia đình bác An còn trồng thêm các loại rau, củ, quả như cải bắp, su hào, cải bẹ, cà rốt, cà ghém… cho thêm thu nhập khoảng 30-40 triệu đồng mỗi năm…

Để tiếp tục duy trì và phát triển cây dược liệu đinh lăng trên địa bàn, huyện Nghĩa Hưng tiếp tục phối hợp với Viện Dược liệu, Cty CP Traphaco xây dựng quy trình sản xuất từ khâu giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến cây đinh lăng theo tiêu chuẩn GACP-WHO, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cho nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua, hỗ trợ xây dựng tổ hợp tác sản xuất, cơ sở sơ chế... Trước mắt huyện chỉ đạo các xã, thị trấn làm tốt công tác quy hoạch vùng phát triển dược liệu đinh lăng theo hướng bền vững nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho Cty CP Traphaco, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân./.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 53
  • Lượt xem theo ngày: 3075
  • Tổng truy cập: 3851119