Phát triển sản xuất rau quả hướng đến thị trường - Hội Làm vườn Việt Nam

Phát triển sản xuất rau quả hướng đến thị trường

Trong điều kiện nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, GS. Ngô Thế Dân- Chủ tịch HLV VN đã viết bài "Phát triển sản xuất rau quả hướng đến thị trường" để định hướng cho phong trào vận động phát triển kinh tế VAC trên phạm vi cả nước . Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc  

 rau qua 3

Đặt vấn đề

- Theo FAO nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới tăng khoảng 3,6%/ năm trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%/ năm có nghĩa là cung chưa đủ cầu.

           - Các nước càng phát triển công nghiệp thì nhu cầu nhập nội rua quả ngày càng tăng, đời sống nhân dân càng nâng cao thì nhu cầu rau quả tươi ngày càng lớn, giá cả ngày càng cao.

             - Kim ngạch xuất khẩu nông sản ở thị trường thương mại thế giới WTO với số dân gần 5 tỷ người trị giá khoảng 635 tỷ USD/năm trong đó rau quả là mặt hàng lớn nhất, chiếm thị phần 105 tỷ USD. Trong khi lúa gạo, cà phê, cao su mỗi loại chỉ đạt 10 tỷ USD, mỗi năm thị trường EU nhập 80 triệu tấn trái cây tươi và 60 triệu tấn rau tươi, trong đó nhập từ các nước đang phát triển như Việt Nam khoảng 40%

             - Tình hình trên cho thấy sản xuất rau quả không lo thiếu thị trường, mặt khác với phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” trái cây bản địa đã được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn. Vấn đề đặt ra là khả năng sản xuất rau quả cảu ta có thể mở rộng ra đến mức nào, chất lượng mẫu mã ra sao có đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với mẫu mã đẹp như tiêu chuẩn thế giới hoặc khu vực hay không, trong khi về mặt chính trị ngoại giao nước ta đã hội nhập sâu rộng với phân lớn các nước trên thế giới và ngành nông nghiệp đã khai thông được thị trường để rau quả Việt Nam có thể xuất khẩu đi 40 -50 nước trên thế giới.

rau qua 5

  1. Về khả năng sản xuất rau quả của Việt Nam

Việt Nam có lợi thế về khí hậu, có cả 3 loại khí hậu: nhiệt đới, á nhiệt đới và khí hậu ôn đới, có đủ loại rau quả. Từ năm 1990 đến nay diện tích CĂQ tăng 20 lần. Hiện nay diện tích CĂQ cả nước đạt 776.000ha, sản lượng 6,5 triệu tấn, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 8,5%

Bảng 1: Tình hình xuất khẩu rau quả

Năm

Kim ngạch

(triệu USD)

2009

438

2010

760

2013

970

2014

1.470

2015

2.000

 

 

Ở Việt Nam có rau quả quanh năm

Có 3 nhóm CĂQ chính:

                 + Nhóm CĂQ nhiệt đới như: chuối, chuối, dừa xoài

                 + Nhóm CĂQ á nhiệt đới như: cam quýt, vải, nhãn....

                 + Nhóm CĂQ ôn đới như:mận, đào, lê....

Nhóm CĂQ lớn nhất và phát triển mạnh là: nhãn, bưởi, cam, chôm chôm.

Hiện nay ở nươc ta đã hình thành một số vùng chuyên canh CAQ nối tiếng hàng chục vạn ha cho sản lượng hàng hóa lớn như: vải thiều ở Bắc giang (Lục Ngạn, Lục Nam), Hải Dương (Thanh Hà, Chí Linh)

+ Cam sành ở ĐBSCL ở Vĩnh Long, Bến tre, Tiền giang, Hà Giang.

+ Thanh long ở Bình Thuận, Tiền Giang.

+ Bưởi da xanh ở Bến tre, Hậu giang, bưởi năm roi ở Vĩnh long.

+ Xoài ở Tiền giang, Đông tháp.

+ Chôm chôm ở Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bến Tre)

+ Măng cụt ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Ngoài 7 loại CĂQ nói trên, các loại khác như: sầu riêng cơm vàng hạt lép, vú sữa lò rèn, nhãn cơm vàng cũng là những cây ăn quả nổi tiếng có khả năng xuất khẩu.

 

  • Sản xuất CĂQ hướng đến thị trường

             - Thị trường quốc tê và trong nước ngày càng lớn, khả năng phát triển nhiều, vấn đề đặt ra là sản xuất ra các loại CĂQ có sức cạnh tranh bảo đảm áp dụng đúng tiêu chuẩn quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và bảo đảm VSATTP, mặt khác phải tổ chức lại sản xuất hình thành chuỗi sản xuất hợp lý phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta hiện nay mới có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất, tăng được thu nhập cho người trồng rau quả. Cả 2 vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, việc áp dụng GAP với các loại cây ăn quả mới chỉ dừng lại ở mức hướng đến qui trình GAP, chưa áp dụng đầy đủ các qui trình GAP, nhà nhập khẩu nước ngoài chưa tin nên họ thường trực tiếp kiểm tra và cấp số mã xuất khẩu ví dụ tháng 7/2008 Mỹ công bố chấp nhận 117,7 ha thanh long ở Bình Thuận đạt tiêu chuẩn Euro GAP được xuất khẩu vào Mỹ.

           - Hiện tại Việt Nam có khả năng cung cấp một khối lượng trái cây rất lớn nhưng hầu như chưa có công ty thu mua ở địa phương, hầu hết việc xuất khẩu đều do các Nhà vườn tự cố gắng tìm kiếm thị trường do đó các nhà xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn, chỉ giải quyết được các đơn hàng nhỏ bé. vì vậy các nhà nhập khẩu nước ngoài phải trực tiếp đến nhà vườn thu mua rồi đóng gói, bảo quản và vận chuyển về nước.Đây là hạn chế chính đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam.

               - Việc chế biến bảo quản CĂQ sau thu hoạch cũng còn rất hạn chế. Cả nước hiện có 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với cong suất 300.000 tấn/năm trong đố 50% là cơ sở chế biến đóng hộp. Hiên nay mới chí có khoảng 30% sản lượng bưởi đáp ứng được tiêu chuẩn GP và VSATTP đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

             - Có thể nâng lên 70 – 80% nếu có đầu tư vốn cho việc chế biến bảo quản trái cay sau thu hoạch. Công nghệ đóng gói bảo quản còn sơ sài lạc hậu so với các nước trong vùng. Mặt khác sự liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên mất thế cạnh tranh. Ngoài ra, nông dân sản xuất CĂQ còn phải đối mặt với cạnh tranh ngay tại sân nhà. Một số người dân có thu nhập cao lại có tâm lý ưa chuộng dùng trái cây ngoại của Thái, của Úc, Newsland do chất lượng VSATTP của họ bảo đảm hơn. Thêm vào đó giá thành hợp lý hợp nhất lại là trái cây Trung Quốc.

           - Để rau quả Việt Nam có thể phát triển ra thị trường thế giới Nhà nước phải có những sự trợ giúp tích cực để hình thành nên các HTX tổ chức sản xuất chuyên canh và áp dụng kỹ thuật sản uất hiện đại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, làm đầu mối giao nhận sản phẩm rau quả của nông dân.

Trong tương lai phải hình thành chuỗi giá trị ngành rau quả như minh họa sau:

  1. Nhà vườn (người trồng rau quả) phải lập HTX hoặc hình thành các tổ chức liên kết theo chuyên ngành và hình thành những vũng nguyên liệu lớn.
  2. Nông dân trồng rau quả phải tham gia vào các HTX chuyên xuất khẩu và các tổ chức hoạt động hỗ trợ xuất khẩu.
  3. Có mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với người làm xuất khẩu chế biến và với các tổ chức hỗ trợ thương mại từ khâu sản xuất đến tiếp thị sản phẩm.
  4. Phát triển mạng lưới cung cấp đầu vào như hạt giống, cây giống, phân bón, thuốc sâu, khuyến nông, công nghệ sau thu hoạch.
  5. Các hoạt động quản lý nhà nước, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cần được cải thiện
  6. Mở rộng thị trường cho sản phẩm rau quả Việt Nam sang các thị trường.
  7. Tình hình mở cửa thị trường của mặt hàng rau quả.

Từ năm 2014 rau quả Việt Nam đã xuất khẩu vào 60 quốc gia, vùng lãnh thổ Bộ Nông nghiệp & PTNT đã lập Ban chỉ đạo thị trường do 1 thứ trưởng phụ trách, Cục BVTV là cơ quan thường trực. Ban đã rốt ráo cử nhiều đoàn ra nước ngoài đàm phán, trao đổi, thương lượng với các cơ quan kiểm dịch thực vật quốc tế kết quả nhiều thị trường khó tính cũng đã chấp nhận mở cửa cho rau quả Việt Nam. Ngay cả thị trường khó tính nhất là Newsland cũng đã chấp nhận nhập thanh long xoài của Việt Nam.

Mở được thị trường tuy khó nhưng giữ được thị trường còn khó hơn ngoài việc phải áp dụng đúng quy trình sản xuất theo GAP còn phải khống chế được một số sâu bệnh nhiệt đới. với sản xuất Thanh Long xuất khẩu là phải kiểm soát được bệnh đốm nâu với nhãn phải kiểm soát được bệnh chổi rồng và kiểm soát nhiễm dòi phương đông đối với các loại quả.

Mặt khác các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiểu thị hiếu thị trường nước nào thích loại quả gì và biết hàng rào kỹ thuật của họ để xử lý thích ứng. Việc này các nhà xuất khẩu nên tìm hiểu qua cơ quan thương vụ của các sứ quán sở tại.

Kinh nghiệm cho thấy phải làm đủ các thủ tục cần thiết khi làm xuất khẩu như:

+ Giấy chứng nhận GAP

+ Giấy chứng nhận xuất xứ

+ Giấy chứng nhận KDTV

+Giấy khai báo nhập khẩu thực phẩm

Nếu xuất khẩu sang Nhật thì đặc biệt chú ý mời cơ quan KDTV Nhật kiểm tra và cấp giấy chứng nhận sản phẩm rau quả ở địa phương không bị nhiều dòi Phương Đông.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 60
  • Lượt xem theo ngày: 2303
  • Tổng truy cập: 3827205