Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
Phát triển vườn đô thị tại Việt Nam - Đa mục tiêu, hình thức, cách tiếp cận mới - Hội Làm vườn Việt Nam

Phát triển vườn đô thị tại Việt Nam Đa mục tiêu, hình thức, cách tiếp cận mới

BBT: Ở nước ta, những năm gần đây vườn đô thị đang phát triển; hình thức, cách tiếp cận ngày một đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình đến quy mô cộng đồng đô thị. Vườn đô thị không chỉ là việc tận dụng các diện tích nhỏ, các lô đất trống, sân vườn, thảm cỏ, ban công, sân thượng, tường nhà…của từng gia đình để trồng rau, quả, hoa, cây cảnh… mà đang dần mở rộng ra quy mô công đồng với sự xuất hiện những khu vườn chung, vườn cộng đồng và những ý tưởng kiến trúc mới “ vườn trong phố”, “ phố trong vườn” nhằm tạo không gian xanh hài hòa của cả một khu đô thị mới, thậm trí của cả một thành phố trong tương lai, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng dân cư liên quan đến thực phẩm an toàn, sức khỏe, môi trường, giáo dục, gắn kết cộng đồng…

Phát triển vườn đô thị tại Việt Nam

Đa mục tiêu, hình thức, cách tiếp cận mới 

TS. Phạm Đồng Quảng

Tổng Thư ký Hội Làm vườn Việt Nam

           Trên thế giới, vườn đô thị có lịch sử phát triển lâu đời cách đây hàng thế kỷ. Điển hình như nước Mỹ, các Hiệp hội làm vườn cộng đồng Hoa Kỳ (ACGA) ra đời cách đây hơn 30 năm; hàng năm từ 1986 có “Tuần lễ Quốc gia về làm vườn” do đích thân Tổng thống Reagan đề xuất và từ năm 2002 tháng Tư đã trở thành “Tháng Quốc gia làm vườn” .

            Ở nước ta, những năm gần đây vườn đô thị cũng đang phát triển nhanh; hình thức, cách tiếp cận ngày một đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình đến quy mô cộng đồng đô thị. Vườn đô thị không chỉ là việc tận dụng các diện tích nhỏ, các lô đất trống, sân vườn, thảm cỏ, ban công, sân thượng, tường nhà…của từng gia đình để trồng rau, quả, hoa, cây cảnh… mà đang dần mở rộng ra quy mô công đồng với sự xuất hiện những khu vườn chung, vườn cộng đồng và những ý tưởng kiến trúc mới “ vườn trong phố”, “ phố trong vườn” nhằm tạo không gian xanh hài hòa của cả một khu đô thị mới, thậm trí của cả một thành phố trong tương lai, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng dân cư liên quan đến thực phẩm an toàn, sức khỏe, môi trường, giáo dục, gắn kết cộng đồng…

  1. Đa dạng mục tiêu phát triển

           Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tế nước ta, có thể tóm tắt những mục tiêu phát triển vườn đô thị xuất phát từ nhu cầu ngày càng đa dạng của từng cá nhân, hộ gia đình cũng như cộng đồng cư dân đô thị như sau:

a) Tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, thực phẩm hữu cơ phục vụ bữa ăn gia đình, vừa giảm chi phí, vừa góp phần đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, tạo công ăn việc làm và đem lại thu nhập cho người làm vườn; người làm vườn cảm thấy yên tâm khi tự tay trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm phục vụ bữa ăn của gia đình.

b) Tạo không gian đem lại niềm vui sau một ngày lao động, học tập căng thẳng thông qua hoạt động chăm sóc vườn; vừa tăng cường sức khỏe, loại bỏ stress, vừa tăng sự gắn kết của các thành viên trong gia đình, cũng như cộng đồng.

c) Bảo vệ môi trường, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, cải thiện cảnh quan không gian sống của mỗi gia đình và cộng đồng. Phát triển vườn đô thị thực chất là một cách đưa không gian xanh vào đô thị để bảo vệ môi trường sống, làm xanh hóa không gian ở đô thị từ bên trong, tức là từ các hộ gia đình, đến bên ngoài là không gian công cộng.

d) Thông qua tham gia làm vườn cùng gia đình hoặc du lịch, thăm quan, dã ngoại tại các vườn cây sẽ góp phần giáo dục và nuôi dưỡng tinh thần yêu lao động, yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người, nhất là con trẻ.

đ) Thông qua việc cùng làm vườn, quản lý, hưởng thụ từ các vườn cộng đồng, không gian xanh ở các khu dân cư sẽ tăng cường sự gắn kết cộng đồng, sự hiểu biết lẫn nhau, chung tay tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh, bảo vệ các giá trị cộng đồng tại khu dân cư, khu đô thị.

 

  1. Đa dạng hình thức, cách tiếp cận mới để phát triển vườn đô thị

          

           2.1. Đa dạng về hình thức sở hữu và sử dụng

           Theo cách phân loại này, sở hữu không chỉ là “sở hữu đất” mà được hiểu một cách tổng quát là “sở hữu không gian chứa vườn”. Sử dụng vườn được hiểu theo nghĩa rộng là “tham gia toàn bộ hoặc một phần vào quá trình chăm sóc, duy trì vườn, thu hoạch và được hưởng lợi từ vườn”.

a) Sở hữu riêng - sử dụng riêng

           Đây là hình thức phổ biến ở nước ta và thường gắn với quy mô hộ gia đình. Mỗi gia đình có thể có một diện tích nhỏ sân, vườn, ban công, sân thượng, thậm chí khoảng không gian ngõ, vách tường, ban công… những nơi có thể trồng cây bằng đất, giá thể, thủy canh…Có nhiều mô hình vườn sân thượng rất thành công đã được giới thiệu trên các báo cũng như trang web VACVINA. Ở nước ngoài, mô hình có nhà vườn riêng ở ngoại ô rất phổ biến với cư dân đô thị. Ở nước ta, những gia đình có điều kiện kinh tế đầu tư nhà vườn ở ven đô kết hợp nghỉ dưỡng, tuy nhiên chưa phổ biến do giá đất ngoại ô cao và khâu an ninh, bảo vệ chưa tốt.

Những khu vườn trĩu quả, triệu người mê trên sân thượng

Vườn dưa lưới công nghệ cao trên sân thượng của vợ chồng anh Nguyễn Công Bằng

(SN 1990, ở quận Tân Phú, TP.HCM). 

 

b) Sở hữu riêng - sử dụng chung:

           Hình thức này do cá nhân, tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lí, sở hữu và cung cấp dịch vụ cho dân cư đô thị có nhu cầu. Bên mua dịch vụ được hỗ trợ về kỹ thuật, vật tư, cây giống, chăm sóc và được đảm bảo về chất lượng sản phẩm.

           Hình thức mới này đang phát triển ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Phổ biến là mô hình cho thuê đất trồng rau phục vụ gia đình hoặc đầu tư nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp làm vườn ở vùng ven đô.

           Ví dụ, Trang trại IFARM tại Trại thực nghiệm Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội đang cung cấp 2 dịch vụ: Mảnh vườn gia đình là vườn riêng của khách, có diện tích nhỏ nhất là 30m2,  giá thuê là 2,5 triệu/tháng; cho sản lượng rau khoảng 17-20kg/tháng hoặc Vườn chia sẻ là vườn chung với nhiều gia đình khác nữa, giá khoảng 1.090.000đ/tháng, gồm 8 lần nhận rau. IFARM giúp gieo trồng rau theo hướng hữu cơ và gửi rau đến tận nhà; hộ gia đình có thể tự tay gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch kết hợp vui chơi, cho con trẻ thả diều, học cách làm nông nghiệp, nướng BBQ…

 

Pure Green là Trang trại Trúc An Viên nằm tại xã Ngọc Thanh, Đại Lải,Vĩnh Phúc. Vườn rau của khách hàng sẽ được đánh số lô, có biển ghi rõ thông tin khách hàng. Khách hàng có thể tham quan vườn rau hoặc tự mình đến chăm sóc, thu hoạch rau vào bất cứ lúc nào.

c) Vườn sở hữu chung – sử dụng chung ( Vườn cộng đồng):

           Đây là mô hình vườn được nhóm cư dân hoặc cộng đồng đầu tư, xây dựng, quản lí và cùng sở hữu với các mục đích chung (cảnh quan, không gian chơi và kết hợp cung cấp nông sản tại chỗ). Mô hình vườn cộng đồng rất phổ biến trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam còn mới mẻ. Ví dụ, ở Mỹ cách đây hơn 30 năm đã có những khu vườn cộng đồng đầu tiên, sau đó phát triển mạnh thành phong trào vườn cộng đồng, dẫn đến thành lập Hiệp hội làm vườn cộng đồng Hoa Kỳ (ACGA). Phong trào làm vườn cộng đồng hiện đại được khởi xướng bởi các khu dân cư cùng với sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Hình thức phổ biến là các khu đất trống có kích thước khác nhau được cộng đồng dân cư chia thành từng mảnh đất riêng lẻ để thành viên làm vườn, trồng rau, hoa, cây cảnh. Vườn cộng đồng còn có ở trường học, nhà thờ, khu công cộng…

           Càng ngày người ta càng nhận thấy giá trị của mô hình vườn cộng đồng, sở hữu chung – sử dụng chung, không chỉ tạo ra nguồn thực phẩm tại chỗ mà quan trọng hơn đó là cách tạo ra mối quan hệ giữa con người, tạo lập nền tảng sinh thái xã hội – nhân văn cho đô thị mới, góp phần tạo nên một cộng đồng gắn bó với nhau vì có chung mục tiêu, chung lợi ích, chung mối quan tâm và chia sẻ các giá trị cộng đồng.

           Ở nước ta, qũy đất dành cho vườn cộng đồng ở khu đô thị là khó khả thi. Gần đây, có 1 số kiến trúc sư có ý tưởng muốn biến tầng mái các nhà chung cư cao tầng trở thành vườn cộng đồng ứng dụng công nghệ cao, thủy canh, khí canh. Ý tưởng này có thể là phù hợp với điều kiện Việt Nam.

           2.2. Đa dạng dựa trên các yếu tố kỹ thuật mới

           Sự đa dạng của vườn đô thị còn dựa trên các các tiến bộ về kỹ thuật trồng trọt, ngoài phương pháp thổ canh ( trồng trên đất) truyền thống, các phương pháp mới như thủy canh, trồng khí canh và các kĩ thuật mới gắn với các công nghệ này đang ngày càng phổ biến trong làm vườn đô thị.

           Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể mà không phải là đất. Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn… Khí canh là một dạng kỹ thuật cao nhất của thủy canh, chưa phổ biến như thủy canh. Hiểu một cách đơn giản nhất, khí canh là hệ thống trồng cây không cần đất, nước mà ở đó rễ phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng.

           Ở nước ta, công nghệ thủy canh đang ngày càng hoàn thiện, đa dạng từ quy mô cho gia đình để trồng hoa, rau xanh trên sân thượng, lan can, bậu cửa đến quy mô công nghiệp trong nhà kính, nhà màng hay lắp đặt trên tầng thượng các tòa nhà chung cư cao tầng...   

       Giàn thủy canh chữ  A của Công ty Thủy canh miền Nam - TPHCM

           Giá trị lớn nhất của vườn đô thị thủy canh,  khí canh là hoàn toàn không phụ thuộc vào đất, nhất là không gian mặt đất. Điều đó có nghĩa là mỗi căn hộ, mỗi văn phòng, mỗi tầng, mỗi tòa nhà, mỗi sân thượng… đều có thể thành vườn rau, hoa, quả, cây cảnh; tạo không gian xanh bên trong, bên trên, bên ngoài các công trình đô thị.

           2.3. Đa dạng về không gian, quy mô

           Ngày nay, các tiến bộ kỹ thuật mới ( giống mới, giá thể, kỹ thuật hữu cơ, công nghệ cao như tưới nhỏ giọt, hệ thống thủy canh, khí canh, …) và các ý tưởng mới về quy hoạch, kiến trúc đô thị xanh - bền vững đang nâng đỡ sự phát triển vườn đô thị, không chỉ còn bó hẹp trong không gian truyền thống, quy mô hộ gia đình mà dần mở rộng ra các không gian mới, quy mô công đồng, rộng lớn hơn nhiều.

           Trong không gian hộ gia đình, ngoài vườn đất truyền thống là vườn trên mái nhà, vườn sân thượng, vườn ban công, vườn treo tường…Trong không gian công đồng, đó là vườn cộng đồng gắn với khu dân cư, tòa nhà chung cư, trường học; đó là vườn thẳng đứng tạo không gian xanh cho cả tòa nhà cao tầng; ở quy mô lớn hơn đó là “vườn trong phố”, “ phố trong vườn” đang từng bước được đưa vào quy hoạch kiên trúc các khu dân cư lớn, ví dụ như Khu đô thị sinh thái ECopark hay Quy hoạch khu đô thị Chũ nằm trong vùng vải nổi tiếng Lục Ngạn, Bắc Giang…

          Tại Singapore trang trại trên mái nhà ngày càng phổ biến, được coi là một giải pháp gia tăng sản xuất lương thực thực phẩm tại chỗ. Công ty Edible Garden City là một trong những công ty trang trại đô thị lớn nhất, đang vận hành tới 80 khu vườn xanh mát trên mái nhà các tòa nhà tại quốc đảo sư tử này.

  1. Một vài đề xuất phát triển vườn đô thị

           Có thể khẳng định phát triển vườn đô thị là xu thế tất yếu gắn liền với phát triển đô thị xanh, đô thị bền vững ở nước ta, vì đó là nhu cầu có thật và ngày càng tăng lên của cư dân đô thị. Tuy nhiên, vườn đô thị ở nước ta vẫn chủ yếu phát triển tự phát, vai trò của vườn đô thị trong phát triển đô thị bền vững chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta nên quan tâm một số việc như sau:

           - Nhà nước nên có quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn liên quan đến không gian xanh, phát triển các dạng hình vườn đô thị trong quy hoạch, thiết kế khu đô thị, nhà ở, văn phòng, trường học…

           - Ưu tiên đầu tư của nhà nước và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu, sản xuất, thương mại về giống, công nghệ, kỹ thuật, vật tư, dụng cụ… phục vụ vườn đô thị hữu cơ, vườn đô thi  công nghệ cao, thủy canh, khí canh…với giá hợp lý, thuận tiện sử dụng, lắp đặt.

           - Hội Làm vườn Việt Nam, đặc biệt là các hội thành viên ở thành phố, đô thị cần chuyển hướng ưu tiên hơn cho phát triển vườn đô thị; cần tập hợp, hỗ trợ các hội viên làm vườn đô thị; phát hiện, tổng kết, nhân rộng các mô hình, kỹ thuật, công nghệ làm vườn đô thị mới, hiệu quả./.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 43
  • Lượt xem theo ngày: 2460
  • Tổng truy cập: 3850504