Quan niệm của Khổng Tử về đạo hiếu - Hội Làm vườn Việt Nam

Quan niệm của Khổng Tử về đạo hiếu

Hiếu là căn bản của Đức, giáo hóa từ chữ hiếu mà ra. Bước đầu của đạo hiếu là phải giữ mình, vì thân thể, tóc, da của ta có từ cha mẹ, nên không dám làm tổn thương đến. Lập thân hành đạo, để lại được tiếng thơm muôn thuở làm rạng rỡ đức hạnh của cha mẹ, đó là cái đích của Đạo hiếu.  
Đức Khổng tử dạy:Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích. Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích. Anh em không hòa, bạn bè vô ích. Làm việc bất chính, đọc sách. Làm trái lòng người, thông minh vô ích. Không giữ nguyên khí, thuốc bổ vô ích. Thời vận không thông, mưu cầu vô ích  
         Đạo hiếu, trước tiên phải thờ cha me, sau đó thề vua giúp nước, cuối cùng là lập thân.Người con hiếu thảo, ngày thường ở với cha mẹ phải hết lòng cung kính, phụng dưỡng thì phải làm cho cha mẹ vui, lúc cha mẹ có bệnh phải tỏ lòng quan tâm lo lắng. Trong trường hợp không may, khi cha mẹ mất thì phải buồn rầu thương khóc. Lúc tế lễ thì phải tỏ vẻ trang nghiêm. Làm trọn năm điều trên mới gọi là thờ phụng cha mẹ vậy.
         Mạnh Tôn hỏi về Hiếu, Đức Khổng Tử bảo: “Vô vi” (Không nên trái), Đức Khổng Tử nói với một học trò khác đang đánh xe là Phàn Trì: Mạnh Tôn hỏi ta về đạo Hiếu, ta bảo là “không nên trái”, Phàn Trì thưa lại: Ý nghĩa của thầy là như thế nào? Đức Khổng Tử đáp: “Lúc cha mẹ sống thì thờ bằng lễ, khi chết chôn cất bằng lễ, khi cúng tế cũng bằng lễ”.
         Mạnh Võ Bá hỏi về Hiếu, Đức Khổng Tử đáp: “phụ mẫu duy kỳ vật chi ưu”(Bổn phận làm con, điều lo láng nhất là bệnh tật của cha mẹ”. Tử Du hỏi về hiếu, Đức Khổng Tử đáp:”Trong thời đại này, nhiều người cho rằng nuôi dưỡng cha me chỉ cần ăn no mặc ấm là hiếu. Nếu không có lòng kính, thì có khác nào nuôi ngựa nuôi chó, làm sao gọi là hiếu được? Tử Hạ hỏi về hiếu, Đức Khổng Tử đáp: “Sắc nam”. Thờ phụng song thân, nếu để vẻ không vui thể hiện trên sắc mặt, trong trường hợp này, sắc mặt của cha mẹ cũng không được vui, như thế làm sao gọi là hiếu được!(Muốn làm vui lòng cha mẹ, bất cứ ở trong trường hợp nào, hoàn cảnh nào, đều phải giữ được một sắc mặt vui vẻ. Đó là một điều khó làm nhất. Nếu cho rằng cha mẹ có việc, bổn phận làm con phải gánh vác, có rượu thịt thì mời cha mẹ dùng… như thế cũng chưa phải là hiếu)
       Đức Khổng Tử dạy: “Lúc cha còn sống, hãy xem cái chí của cha. Khi cha mất, thì xem hành vi và việc làm của cha trong thời sinh tiền, trong vòng ba năm mà không thay đổi chí hướng của cha, như thế có thể gọi là Hiếu”. (Phụ tại quan kỳ chí, phu mạt quan kỳ hành, tam niên bất cải phu chi đạo, khả vi Hiếu dĩ).              Bổn phận làm con phải biết rõ tuổi tác của cha mẹ. Một mặt là mừng, vì song thân tuổi cao mà vẫn còn khỏe, mặt khác là lo, vì tuổi cao chồng chất, e rằng thời gian song thân ở với ta sẽ không được bao lâu. Cha mẹ còn lại thế, không nên đi chơi xa. Nếu cần đi xa, phải báo cho cha mẹ hay nơi đi chỗ ở. Cha mẹ có điều gì không hợp với lẽ phải, bỏn phận làm con phải can gián. Nếu cha mẹ không nghe lời can gián cũng không nên làm phật lòng cha mẹ, vẫn phải tôn kính mà không dám trái ý, dù lao khổ cũng không tỏ vẻ oán hơn. Cha mẹ tuy không hiền từ, nhưng bổn phận làm con không thể bất hiếu./.

 

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 12
  • Lượt xem theo ngày: 4227
  • Tổng truy cập: 3829128