OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
Quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh - Hội Làm vườn Việt Nam

Quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh

BBT: phân hữu cơ vi sinh là những sản phẩm phân bón hữu cơ có chứa từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ bằng cách lên men với các loại vi sinh vật đó, với mục đích tiêu diệt các mầm bệnh có trong nguyên liệu và nâng cao hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong phân bón đê cung cấp cho cây trồng. Phân hữu cơ vi sinh là phân bón được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo nông sản có chất lương và an toàn mà con bảo vệ được sức khỏe của hệ sinh thái, Sau đây BBT Xin giới thiệu với bạn đọc quy trình sản xuát phân hữu cơ vi sinh.  

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ

          Nguyên liệu cho 10 tấn phân hữu cơ vi sinh: 5 tấn phân chuồng + 0,5 tấn phân gia cầm (gà, vịt) + 4,5 tấn phế phụ phẩm nông nghiệp: rơm, rạ, gốc, lá rau già, phân xanh (băm nhỏ, kích cỡ 10 – 15cm); 10 kg supe lân + 1 kg urê + 1 kg kali clorua; 100 lít chế phẩm EMBALASA (Được chế biến từ chế phẩm BALASA N01 gốc). Thúng, sọt, xô, xẻng, cào, vải bạt...

Bước 2: Phối trộn, sản xuất phân hữu cơ vi sinh

 

Phân thải chăn nuôi (gia súc, gia cầm) phỗi trộn với các phế thải nông nghiệp (tùy điều kiện từng địa phương)

Bổ sung chế phẩm

BALASA

Ủ đống hoặc hố ủ

       

 

Phân bón hữu cơ  vi sinh

 

 

 

 

 

Kiểm tra chất lượng

                                   

 

 

 

Kỹ thuật ủ phân:

+ Trải đều trên mặt đất hoặc hố ủ 1 lớp phân chuồng (phân trâu, bò, lợn, gà) lên bề mặt dày khoảng 10 cm, tưới đều lên bề mặt EMBALASA thứ cấp; Sau đó rải đều lớp phế phụ phẩm nông nghiệp: rơm, rạ, gốc, lá rau già, phân xanh được băm nhỏ, kích cỡ 10 – 15cm, dày khoảng 10 cm, tiếp tục tục tưới chế phẩm. Sau đó, rắc phân đạm và phân lân lên trên. Tiếp tục trải lớp phân chuồng (phân trâu, bò, lợn, gà) dày khoảng 10 cm, tưới chế phẩm, rồi lại lớp phế phụ phẩm lên trên dày khoảng 10 cm, tưới chế phẩm xong, rắc phân đạm và phân lân lên trên....cứ như vậy cho đến khi đạt độ cao 1,2m thì dừng lại. (Đống ủ khi hoàn thành phải có chiều cao tối thiểu là 1,2 m, chiều rộng từ 2,0 - 2,5 mét để bảo đảm đống ủ có thể giữ nhiệt cho quá trình phân giải các chất xenluloza).

+ Tiếp đó dùng rơm rạ phủ lên bề mặt đống ủ một lớp mỏng từ 10 - 20 cm, tiếp theo tưới nhẹ dung địch chế phẩm EMBalasa lên toàn bộ đống ủ.

+ Dùng bao, bạt cũ, tấm nilon che phủ kín toàn bộ đống ủ để giữ ẩm và nhiệt độ cho đống ủ.

* Chú ý: Tấm bạt, nilon phải đè chèn bằng vật nặng để khỏi bị gió cuốn đi.

Bước 3: Kiểm tra theo dõi quá trình ủ:

- Kiểm tra sau khi ủ:

Khoảng 2 tuần sau khi ủ, thì tiến hành kiểm tra đống ủ. Dùng cuốc moi một hố sâu vào tâm đống ủ và nhận thấy có rất nhiều nấm men vi sinh trắng bám trên bề mặt nguyên liệu và nhiệt độ của đống ủ có thể lên đến 80oC có tác dụng phân huỷ nguyên liệu và tiêu diệt mầm bệnh. Đồng thời, nếu kiểm tra thấy đống ủ bị thiếu ẩm (bị khô), thì cần phải tưới thêm nước dung dịch Balasa sao cho nước có thể làm ướt đều đống ủ. Sau đó, gom, chất đống và che đậy lại.

- Kiểm tra lần cuối

Khi tổng số ngày ủ được 30 đến 40 ngày, kiểm tra đống ủ thấy nguyên liệu đã mềm và nát thì có thể sử dụng để bón cho cây ăn quả được.

Bước 4: Đánh giá chất lượng phân và mức độ ô nhiếm môi trường:

- Theo dõi quá trình ủ:

- Mùi: sau 21 ngày.

- Cảm quan màu sắc: Đáng giá sau  sau 30 ngày.

Trong thí nghiệm này theo dõi chất lượng phân HCVS thông qua việc theo dõi mức độ phát triển của nấm trắng trên mặt đống phân HCVS.

  • Đánh giá chất lượng:

+ Nhiệt độ : Theo dõi nhiệt độ đống phân ủ sau 7 ngày, sau 14 ngày, sau 21 ngày, sau 30 ngày.

+ Kiểm tra nồng độ khí độc: Kiểm tra sau 30 ngày, đo nồng độ H2S và NH3 tại đống phân.           

+ Kiểm tra đánh giá chất lượng phân HCVS: Độ ẩm, Hàm lượng mùn tổng số, hàm lượng N, P, K tổng số, dễ tiêu, độ pH...

 

12.1.2 Quy trình sản xuất, sử dụng chế phẩm vi sinh để khử mùi hôi chuồng trại gia súc, gia cầm tại nông hộ:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ

-. Dung dịch EMBALASA

          Là chế phẩm được chế tạo bằng quá trình lên men kị khí từ BALASA N01 gốc. EMBALASA có độ pH < 4,0 sau khi lên men kị khí từ 5 - 7  ngày (ở điều kiện mùa Hè có nhiệt độ cao thời gian thường từ 4 – 5 ngày). Dung dịch chế phẩm có màu vàng cánh gián, mùi thơm, vị chua.          

* Chú ý:

         - Trong suốt quá trình pha chế và bảo quản chế phẩm EMBALASA, tránh tuyệt đối sự xâm nhập của ruồi, nhặng...để tránh thối hỏng chế phẩm.

         - Chế phẩm thứ cấp có thể sử dụng trong thời gian 3 tháng kể từ ngày chế tạo.

EMBALASA dạng bột (Balasa I)

       Là chế phẩm EMBALASA dạng bột được chế tạo từ BALASA N01 gốc với cám gạo và nước trộn đều cho đến khi có độ ẩm 30 - 40%,  lên men kị khí (để ở nhiệt độ phòng, vào mùa Đông nên để vào buồng ấm). Nhiệt độ môi trường thích hợp cho quá trình ủ từ 30 - 350C với thời gian ủ từ 7 - 10 ngày, khi hỗn hợp lên men có mùi thơm, vị ngọt lúc đó quá trình ủ EMBALASA dạng bột (Balasa I) đã hoàn tất và có thể đem sử dụng được. Để kéo dài thời gian sử dụng, bột EMBALASA nên phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 35 - 400C cho đến khi khô (độ ẩm 12 - 13%). Sau đó bột được cho vào bao kín,  quản ở nơi thoáng mát.

Bước 2: Sử dụng chế phẩm vi sinh để khử mùi hôi trong và ngoài chuồng nuôi.

  1. Sử dụng dung dịch EMBALASA:

- Dùng dung dịch EMBALASA pha theo tỷ lệ 1/50 (1 kg BALASA N01 hòa với 50 lít nước sạch).

 - Phun chuồng trại vật nuôi bằng bình bơm hoặc ô doa, phun lên sàn, tường, trần và rãnh thoát nước (hoặc sử dụng như nước rửa chuồng trại).

 - Cứ 2 - 4 ngày phun một lần với lượng 1 lít/10m2. Khi mùi hôi thối giảm hẳn thì có thể giảm số lần phun (1 tuần/lần phun).

  1. Sử dụng EMBALASA dạng bột (Balasa I):

- Rắc đều  EMBALASA bột lên nền chuồng, đặc biệt khu vực cho lợn nái vệ sinh và khu vực cho lợn con nằm với lượng: 200 - 250 gram/m2 nền chuồng.

 - Khi nền chuồng quá ẩm, có thể tăng lượng EMBALASA bột lên.

Bước 3: Đánh giá hiệu quả

- Đánh giá cảm quan: Đánh giá bằng cách cho điểm:

Điểm 1: tốt, ít mùi hôi;

Điểm 2: trung bình, mùi hôi còn nhưng có thể chấp nhận được;

Điểm 3: còn rất hôi, không chấp nhận được.

- Đo mức độ ô nhiễm môi trường trong chuồng lợn, gà trước và sau khi xử lý bằng chế phẩm EMBALASA (dạng dung dịch và dạng bột). Chỉ tiêu: nồng độ khí độc: H2S, HN3, CO2.

- Thời gian đánh giá: 7 ngày sau khi phun. Thời điểm: buổi sáng, trước khi vệ sinh chuồng trại.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 19
  • Lượt xem theo ngày: 4236
  • Tổng truy cập: 3687750