Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
SỬ DỤNG PHÂN BÓN HIỆU QUẢ - 3. Một số biện pháp quản lý dinh dưỡng hiệu quả trên vườn cây thanh long - Hội Làm vườn Việt Nam

SỬ DỤNG PHÂN BÓN HIỆU QUẢ 3. Một số biện pháp quản lý dinh dưỡng hiệu quả trên vườn cây thanh long

BBT: Theo Cục trồng trọt, đến 12/2021, cả nước có hơn 64 nghìn ha trồng cây thanh long tại hầu hết các tỉnh thành; trong đó, ba địa phương có diện tích sản xuất thanh long chính gồm: Bình Thuận (33 nghìn ha), Long An (gần 12 nghìn ha), Tiền Giang (9,6 nghìn ha). Để quản lý dinh dưỡng đất vườn thanh long chuyên canh trồng tập trung hiệu quả, cần có những đánh giá sát thực về tập quán canh tác, tìm ra nguyên nhân gây ra mất cân bằng dinh dưỡng và có nguy cơ dẫn đến suy thoái đất từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng phân bón hiệu quả và bền vững

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DINH DƯỠNG

TRÊN VƯỜN CÂY THANH LONG CHUYÊN CANH TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Phạm Anh Cường- Trưởng Phòng Nghiên cứu & Phát triển –

 Công ty Cp phân bón Bình Điền

 

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây thanh long được trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh là Bình Thuận, Long An và Tiền Giang.

Theo Báo nông nghiệp.vn (ngày 21/5/2021), Bình Thuận là “thủ phủ” thanh long của cả nước với diện tích lên đến 33.750ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 30.886ha, sản lượng đạt 698.029 tấn, tập trung chủ yếu tại các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình. Ngoài ra, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, hiện nay toàn tỉnh này có hơn 12.167 ha thanh long. Diện tích cho trái khoảng 11.142 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành, Tân Trụ, Bến Lức và TP. Tân An. Tiếp đến là Tiền Giang phấn đấu đến năm 2025,  diện tích cho thu hoạch là 7.900 ha, có khoảng 3.600 ha cây thanh long đạt chuẩn GAP, năng suất trung bình trên 30 tấn/ha; sản lượng thanh long đạt trên 235.000 tấn/năm (VOV-ĐBSCL).

Do tính chất đặc trưng của từng vùng đất khác nhau (đất trồng thanh long vùng Bình Thuận chủ yếu là đất cát, cát pha, thịt pha cát; vùng Tiền Giang và Long An chủ yếu là đất phù sa, đất xám, đất thấp nhiễm phèn lên liếp), cùng với tập quán canh tác thanh long chuyên canh trong thời gian dài (thường ít thay đổi loại phân bón, ít sử dụng phân hữu cơ, ít quan tâm đến phân bón vi lượng) đã làm cho tính chất vật lý và hóa học đất thay đổi theo hướng suy thoái vật lý đất và mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. Để quản lý dinh dưỡng đất vườn thanh long chuyên canh trồng tập trung hiệu quả, cần có những đánh giá sát thực về tập quán canh tác, tìm ra nguyên nhân gây ra mất cân bằng dinh dưỡng và có nguy cơ dẫn đến suy thoái đất từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng phân bón hiệu quả và bền vững

2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂN ĐẤT VƯỜN TRỒNG THANH LONG CHUYÊN CANH

Cây thanh long là cây ăn trái dài ngày, chu kỳ khai thác kinh tế có thể từ 12-15 năm sau khi trồng. Thanh long là cây chịu hạn giỏi nhưng rất cần nước để sinh trưởng phát triển, đặc biệt là không chịu được mặn và ngập úng.

Từ đặc điểm sinh học của cây thanh long, việc làm đất và thiết kế vườn trồng thanh long cũng là một khâu kỹ thuật quan trọng cần chú ý và phải làm đúng ngay từ đầu mới có hiệu quả cao.

Đối với đất cát, cát pha và một số loại đất khác có khả năng thoát nước tốt thường phân bố nhiều ở tỉnh Bình Thuận, trên đất này không cần phải lên liếp như những vùng đất thấp trũng như Long An, Tiền Giang. Tuy nhiên khi thiết kế vườn trồng vẫn cần phải có đường thoát nước khi có mưa lớn, tránh bị ngập úng cục bộ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây thanh long. Đối với đất trồng thanh long trên vườn bằng hay dốc nhẹ, thông thường nông dân lên mô thấp để trồng, có nhiều vườn tạo rãnh nông giữa các hàng cây để làm đường thoát nước và lối đi chăm sóc. Một số chân đất không trũng nhiều hay vàn thấp, nông dân lên mô trồng cây và có các mương nhỏ thoát nước khi cần thiết. Đối với chân đất trũng, có thể nhiễm phèn cần thiết phải lên liếp để tránh ngập úng cho vườn cây và tăng độ dày an toàn cho lớp đất mặt liếp, giảm thiểu ảnh hưởng của phèn, mặn lên bộ rễ cây trồng.

Lớp đất mặt trong vườn thanh long là lớp đất có độ dày cần thiết, có nhiều rễ cây có khả năng hút nước và dinh dưỡng hiệu quả để nuôi cây (30-50 cm trên đất ruộng và đất mặt liếp, trên diện tích toàn bộ mô trồng cây). Dù trồng thanh long trên ruộng bằng, trên mô hay trên liếp về nguyên tắc phải tạo cho lớp đất mặt vùng rễ cây an toàn, ít bị phèn, mặn tác động cho bộ rễ cây phát triển.

3. XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT THEO THỜI GIAN CANH TÁC

Theo thời gian, nhiều hoạt động chăm sóc cây thanh long như bón phân, tưới nước, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng diễn ra thườn xuyên và liên tục. Khi thanh long bán được giá cao, nhà vườn có thể tăng vụ, tăng đầu tư về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất đã làm cho đất không có thời gian nghỉ và phục hồi sức khỏe. Sự đầu tư tăng lên quá mức nhưng mất cân đối, chủ yếu là các loại phân tăng trưởng như ure, kali và các chất kích thích sinh trưởng đã làm cho đất canh tác bị ô nhiễm và mất cân bằng dinh dưỡng vốn có của nó. Các quá trình sau đây đang diễn ra liên tục ngày đêm nhưng nhà vườn ít quan tâm để có biện pháp khắc phục, cụ thể:

- Quá trình rửa trôi:

Lớp đất mặt là lớp đất tốt chứa nhiều chất hữu cơ và dưỡng chất, nên khi mưa lớn hoặc tưới nhiều, nước chảy tràn làm trôi lớp đất mặt liếp, khỏi mô trồng cây, khỏi mặt vườn ra sông suối lâu dần làm vườn cây thanh long càng ngày càng nghèo kiệt dinh dưỡng (Nguyễn Bảo Vệ và Phan văn Tâm, 2018). Quá trình rửa trôi chủ yếu diễn ra ở lớp đất mặt, kéo theo dinh dưỡng đi ra khỏi đất làm cho đất càng ngày càng nghèo dinh dưỡng nếu không được bón bổ sung cho đất. Quá trình rửa trôi diễn ra cả trên đất bằng, đất liếp và trên mô, chỉ cần khi có dòng chảy của nước mưa, nước tưới. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh trên đất dốc, trên mô cao, trên đất liếp sau cùng là đất ruộng bằng. Tuy nhiên, quá trình này còn phụ thuộc vào kết cấu của đất, trình độ canh tác của người nông dân.

- Quá trình bay hơi đạm:

Quá trình bay hơi đạm phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường như nhiệt độ cao làm đạm phân hủy nhanh, quá trình bốc hơi nước diễn ra mạnh, quá trình mất đạm do bay hơi diễn ra manh hơn. Tuy nhiên quá trình này còn phụ thuộc khá nhiều vào kỹ thuật canh tác, cách sử dụng phân bón có chứa đạm của nông dân đúng kỹ thuật cũng góp phân hạn chế quá trình mất đạm.

-Quá trình trực di dinh dưỡng:

Là quá trình dinh dưỡng mất đi khỏi tầng canh tác theo chiều sâu của phẫu diện đất. Quá trình này diễn ra liên tục trên tất cả các loại đất, tất nhiên mức độ sẽ rất khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào tính chất vật lý đất và kỹ thuật canh tác. Đất có kết cấu tốt có khả năng giữ nước và phân bón tốt hơn đất mất kết cấu. Kỹ thuật bón phân, tưới nước hợp lý cũng làm giảm quá trình trực di dinh dưỡng trong đất.

-Quá trình làm nghèo chất hữu cơ trong đất:

Theo quy luật, đất cao (đất vườn, đất liếp, đất trên mô) sẽ bị rửa trôi các chất hữu cơ và có xu hướng nghèo kiệt nếu không được bổ sung hàng năm cho đất, ngược lại các chân đất trũng thấp thường được bồi lắng các chất dinh dưỡng từ nơi đất cao đến trong đó có chất hữu cơ, có thể được giàu lên theo thời gian. Tuy nhiên trên các vùng trồng thanh long, chủ yếu là các chân đất cao, thoát nước, quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra nhanh cũng là nguyên nhân làm cho chất hữu cơ trong đất nghèo đi. Mặt khác việc sử dụng phân bón hữu cơ cho thanh long vẫn còn nhiều hạn chế như lượng bón hàng năm còn ít, chủ yếu là phân hữu cơ khoáng có hàm lượng hữu cơ thấp, kỹ thuật sử dụng chủ yếu vẫn còn bón rải trên mặt đất dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón hữu cơ chưa cao.

- Quá trình đất bị nén dẽ.

Trong quá trình từ cày đất, thiết kế vườn cây đến quá trình chăm sóc diễn ra liên tục trên vườn thanh long đã chịu nhiều tác động của máy móc cơ giới và con người làm cho đất bị nén chặt. Bên cạnh đó lượng mưa nhiều hàng năm kết hợp với lượng nước tưới trong mùa nắng đã làm cho đất mặt mau bị nén dẽ, độ thấm rút nước kém nên cản trở nước tưới thấm vào đất, đồng thời không khí thâm nhập vào đất bị hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ cây (Nguyễn Bảo Vệ và Phan văn Tâm, 2018)

- Quá trình thâm canh quá mức:

Sản xuất thanh long hiện nay ở hầu hết các nhà vườn là sản xuất hàng hóa, có năng suất và chất lượng cao nên lượng dinh dưỡng vốn có của đất không đủ đáp ứng cho yêu cầu thâm canh. Do đó, việc bón phân cho vườn cây thanh long phải bù đắp tối thiểu được nhu cầu của cây, chưa kể đến phần dinh dưỡng do mất đi bằng nhiều con đường khác nhau như trình bày ở trên mới có thể đáp ứng cho yêu cầu sản xuất thanh long hàng hóa có năng suất và chất lượng cao.

- Quá trình cố định dinh dưỡng trong đất

Là quá trình dinh dưỡng ở trạng thái hữu hiệu cây có khả năng hút để nuôi cây bị chuyển về trạng thái kém hoặc không hữu dụng, cây không thể hút được. Quá trình này nếu diễn ra liên tục sẽ gây ra quá trình phú dưỡng một dưỡng chất nào đó, nhất là các chất dễ bị chuyển sang dạng khó tiêu nhưng ít bị rửa trôi và bay hơi như lân, một số kim loại như Zn, Mn, Al và Fe. Quá trình này còn gây ra hậu quả là làm cho sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong đất bị dịch chuyển theo hướng bất lợi cho cây.

4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

- Biện pháp bón vôi và chất cải tạo đất:

Bón vôi có nhiều tác dụng cùng một lúc cho vườn cây thanh long, bón vôi vừa cung cấp canxi là một yếu tố trung lượng quan trọng cho cây đồng thời có vai trò quan trọng trong cải thiện độ pH, tính chất vật lý đất (kết cấu đất) và cân bằng dinh dưỡng đất.Tuy nhiên, áp dụng biện pháp bón vôi hiện nay trong sản suất thanh long còn gặp nhiều khó khăn như nguồn cung thiếu và không ổn định, lượng bón sử dụng còn cao, khó khăn trong sử dụng.

Một giải pháp có nhiều tiện ích đó là sử dụng phân bón Đầu Trâu cân bằng đất trên vườn thanh long. Loại phân bón này có thành phần chủ yếu là Ca, Mg, Si và các yếu tố vi lượng thiết yếu. Phân bón Đầu Trâu cân bằng đất vừa cải thiện độ no base của đất, nâng cao pH, cung cấp vi lượng thiết yếu và quan trọng là “format” môi trường đất, cân bằng dinh dưỡng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng phân khoáng từ đó thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây. Lượng sử dụng từ 300-500 kg/ha, có hiệu quả cao khi bón lót và bón hàng năm trước mùa mưa. 

-Biện pháp tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ: phân hữu cơ bón vào đất có nhiều tác dụng trước mắt cũng như lâu dài. Việc bón hữu cơ cho cây trồng cạn nói chung đã cải thiện được độ phì vật lý đất: giúp giảm dung trọng và tăng tính bền của đất. Từ đó làm cho đất tơi xốp, giảm sự nén dẽ; ngoài ra bón phân hữu cơ còn giúp cho đất duy trì được cấu trúc tốt, đất có cấu trúc tốt sẽ tránh được hiện tượng đóng váng kết cứng bề mặt, nâng cao khả năng giữ nước, giữ các chất dinh dưỡng trong đất, tăng độ thoáng khí thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. (Trần Bá Linh và Võ Thị Gương, 2013). Đồng thời bón phân hữu cơ góp phần làm gia tăng hoạt động của tập đòan vi sinh vật hảo khí có lợi trong vườn cây, cải thiện độ phì sinh học trong đất.

Tuy nhiên, phân bón hữu cơ như phân trâu bò, heo, gà ủ theo kiểu truyền thống đã bộc lộ nhiều bất tiện như phải sử dụng khối lượng lớn thường từ 10-20 tấn/ha, nguồn cung hiện nay cũng khan hiếm và không tập trung, khó khăn trong vận chuyển và sử dụng. Hiện nay nguồn phân hữu cơ chế biến đang là một lợi thế, một giải pháp hữu hiệu trong việc cung cấp hữu cơ cho đất. Phân bón hữu cơ chế biến hiện nay trên thị trường khá phong phú từ phân hữu cơ ngoại nhập đến phân hữu cơ sản suất trong nước. Các loại phân bón hữu cơ này được sản suất từ các nguồn nguyên liệu khá phong phú và có khối lượng hàng năm khá lớn như bùn bã mía, tro trấu, tro bay, rác rau, các phụ phẩm của ngành chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm…

Để đóng góp giải pháp hạn chế suy thoái đất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón khoáng cho vườn thanh long, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đang khuyến cáo cho nhà vườn sử dụng phân bón hữu cơ đa dụng Đầu Trâu. Loại phân bón này có hàm lượng hữu cơ cao 48,6%, có N, P, K cân đối cùng với các vi lượng thiết yếu, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, với lượng bón thấp chỉ từ 500-1000 kg/ha (khoảng 0,5 đến 1kg/trụ).

-Biện pháp trồng cây che phủ đất

Trong vườn thanh long, nhất là vườn thâm canh cao, nông dân sử dụng phân bón và nước tưới nhiều, nếu kỹ thuật sử dụng phân bón không hợp lý, đúng kỹ thuật cùng với không có thảm thực vật phủ đất thì quá trình rửa trôi bề mặt diễn ra rất mạnh gây thất thoát dinh dưỡng và ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, cây phủ đất trong vườn cây ăn trái nói chung và vườn thanh long nói riêng cũng được nông dân quan tâm và áp dụng khá tốt. Cây phủ đất cùng một lúc đem lại nhiều lơi ích cho người làm vườn như cân bằng sinh thái trong vườn cây, hạn chế cỏ dại (Trần Vũ Phến và Lê Văn Xiêm, 2007), ổn định nhiệt trong vườn cây, giảm rửa trôi xói mòn đất và phân bón, giữ ẩm cho vườn cây, tăng thu nhập thêm (nếu có) cho nông dân. Đây cũng là biện pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao cho người nông dân.

Cây phủ đất có triển vọng ứng dụng cao trong vườn thanh long là các cây họ đậu (đậu phộng, đậu xanh, đậu dại, đậu kudzu …) nhóm cây rau (rau dền, rau sam…), nhóm cây rau gia vị (rau má, húng nhủi…), nhóm cây dược liệu (sâm đất, một số cây có tinh dầu còn có tác dụng xua đuổi côn trùng), một số loại cỏ như cỏ ruzi, cúc thái. Các loại cây này có giá trị kinh tế cao, không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng nhiều với cây thanh long.

-Biện pháp bón phân và tưới nước

Ngoài các biện pháp nêu trên như bón vôi cải tạo đất, tăng cường chất hữu cơ trong đất, cải thiện tính chất lý hóa và sinh học đất, kỹ thuật bón phân cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phân bón và giữ ổn định môi trường đất canh tác theo hướng bền vững, cụ thể:

+Bón phân theo kết quả phân tích đất: đây là biện pháp cần thiết để bón đúng, bón đủ các chất dinh dưỡng đang thiếu hụt trong đất theo một loại cây trồng nhất định (ở đây là cây thanh long). Thông qua kết quả phân tích đất, nhà vườn sẽ biết vườn cây của mình đang thiếu và thừa chất gì, có yếu tố độc hại ảnh hưởng đến cây trồng hay không. Từ đó hạn chế bón thừa gây lãng phí, gây mất cân đối dinh dưỡng và có thể gây độc cho cây; bón thiếu sẽ không có hiệu quả. Biện pháp này thực hiện đơn giản, chỉ lấy mẫu đất gửi về Viện khoa học miển Nma, trung tâm nghiên cứu đất phân bón và môi trường phía Nam sau đó nhà vườn sẽ nhận được tư vấn bón phân có hiệu quả.

+Bón kết hợp hữu cơ và vô cơ: Đây là công thức phân hiện nay đang được các nhà khoa học khuyến cáo áp dụng, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng khoáng cho cây trồng sinh trưởng phát triển, đồng thời cung cấp chất hữu cơ để cải thiện và ổn định môi trường đất, nâng cao hiệu quả sử dụng phân khoáng. Kết qảu nghiên cứu của (Châu Thị Anh Thy và Võ Thị Gương, 2018) cũng kết luận bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh được ủ hoai, đúng phương pháp, kết hợp bón phân vô cơ cân đối giữa N, P và K là biện pháp rất hữu hiệu giúp cải thiện và ngăn chặn sự bạc màu đất.

+ Bón vùi phân, không bón rải phân trên mặt đất: tuy biện pháp này được khuyến cáo rất nhiều và liên tục trên truyền thông nhưng trong thực tế người nông dân vẫn có tập quán bón rải trên mặt đất và tưới nước hoặc chờ mưa. Cách bón phân này làm thất thoát đạm do bay hơi là chủ yếu và rửa trôi các chất còn lại theo dòng chảy tràn trên bề mặt là khá lớn, hiệu quả sử dụng phân bón không cao, gây ô nhiễm môi trường.  

+Bón phân qua hệ thống tưới: Đây là biện pháp mang tính khoa học cao, tùy theo loại cây, tuổi cây mà nhu cầu dinh dưỡng ở các giai đoạn là khác nhau. Thông qua hệ thống tưới, lượng dinh dưỡng từng loại được đưa vào đất vùng rễ cây một cách chủ động, đáp ứng tốt nhu cầu của cây. Áp dụng biện pháp này lượng nước tưới cũng được tính toán vừa đủ cho cây theo từng loại đất do vậy không gây lãng phí nước tưới đồng thời không tạo dòng chảy dư thừa gây xói mòn rửa trôi các chất dinh dưỡng ở tầng đất mặt.

Các loại phân bón có thể ứng dụng trong biện pháp này là các loại phân bón NPK hòa tan hoàn toàn trong nước, các dung thủy phân từ các vật liệu hữu cơ khác nhau vừa cung cấp các chất hữu cơ cho đất đồng thời cung cấp các chất khoáng, các vi lượng, amino acid hữu hiệu cho cây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Báo nongnghiep.vn, 2021. Phát triển thanh long bền vững theo chiều sâu. https://binhthuan.gov.vn/1324/32694/59636/597565/tin-nong-nghiep/phat-trien-thanh-long-ben-vung-theo-chieu-sau.aspx
  2. Châu Thị Anh Thy và Võ Thị Gương, 2020. Sự bạc màu đất đồng bằng sông Cửu Long - biện pháp quản lý. Tạp chí Khoa học đất- Trường Đại học Cần Thơ Tập 56 (2020): 201-208
  3. Nguyễn Bảo Vệ và Phan Văn Tâm, 2018. Một số biện pháp hạn chế sự suy thoái đất liếp vườn cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong Kỷ yếu hội nghị khoa học đất- sử dụng bền vững tài nguyên đất ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2018. Nxb Đại học Cần Thơ, 2018.
  4. Nhật Trường/VOV-ĐBSCL, 2022. Khuyến cáo nông dân Tiền Giang không phá bỏ vườn thanh long. https://vov.vn/kinh-te/khuyen-cao-nong-dan-tien-giang-khong-pha-bo-vuon-thanh-long-post937086.vov
  5. Trần Bá Linh, Nguyễn Minh Phượng và Võ Thị Gương, 2008. Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện dung trọng và độ bền đoàn lạp của đất ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học -Trường Đại học Cần Thơ ,2008:10 145-150
  6. Trần Vũ Phến và Lê Văn Xiêm, 2007. Hiệu quả của việc trồng cây phủ đất trong việc kiểm soát cỏ dại và cung cấp thức ăn cho chăn nuôi trong vườn cây ăn trái. Tạp chí Khoa học- Trường Đại học Cần Thơ 2007:8 115 – 124.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 44
  • Lượt xem theo ngày: 2471
  • Tổng truy cập: 3850515