Thăm miệt vườn Đồng bằng Sông Cửu Long - Hội Làm vườn Việt Nam

Thăm miệt vườn Đồng bằng Sông Cửu Long

Miệt vườn - theo nhà văn Sơn Nam, là cách gọi tổng quát những vùng cao ráo, có vườn ở ven sông Tiền, sông Hậu. Miệt vườn tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần ở Đồng bằng sông Cửu Long.  

1. Miệt vườn Cao Lãnh (Đồng Tháp) nơi được mệnh danh là Vương quốc của Xoài

Miệt vườn - theo nhà văn Sơn Nam, là cách gọi tổng quát những vùng cao ráo, có vườn ở ven sông Tiền, sông Hậu. Miệt vườn tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cho nên đã phát sinh câu ca dao:
Mẹ mong gả thiếp về vườn,
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh.

H2: Vườn Xoài Cao Lãnh



H3: GS Ngô Thế Dân và phóng viên VTV2 trao đổi với nông dân Cao Lãnh -Đồng Tháp
về kinh nghiệm tổ chức sản xuất Xoài của HTX Mỹ Xương.



Câu ca dao trên đã gợi lên hình ảnh sinh hoạt và tâm tình người Nam bộ xưa ở vùng miệt vườn sông nước Cửu Long từ lâu nổi tiếng là xứ sở xanh tươi, trù phú. Khác với Đồng bằng Sông Hồng, vườn tược ở miền Sông Cửu Long được tập trung thành không gian rộng lớn với những vườn cây trái xanh tươi quanh năm trĩu quả với các loại quả đặc trưng như: sầu riêng, nhãn lồng, vú sữa, măng cụt, xoài, chôm chôm... Bên cạnh đó, thiên nhiên nhiệt đới ưu đãi đã tạo nên những đặc điểm văn hóa miệt vườn hấp dẫn...Hai con sông Tiền và sông Hậu với dòng nước ngọt đã bồi đắp phù sa cho đây đất đai màu mỡ, xóm làng trù phú, vườn cây trái xanh tươi.



H4: Sông Hàm Luông bồi đắp miệt vườn Bến Tre


H5: Vân chuyển xoài bằng thuyền len lỏi trong các kênh rạch trong vườn



Vào cuối tháng 11 năm 2013 chúng tôi đến thăm miệt vườn ở Cao Lãnh là nơi được mệnh danh là “vương quốc của xoài” vì theo anh Tâm-Chủ tịch HLV Đồng Tháp nói Đồng Tháp có 9500 ha xoài, riêng huyện Cao lãnh có 3200 ha. Xoài ở Cao Lãnh trồng nhiều nhất là xoài cát Hoà Lộc và xoài cát Chu. Xoài ở Cao Lãnh thơm ngon và ngọt lịm không nơi nào sánh bằng. Chính vì vậy mà dân gian có câu ca: “ Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh-Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ”. Ngày nay, cây xoài là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Theo ông Bái (Mỹ Xương- Cao Lãnh) Xoài cát Hoà Lộc tuy xuất sứ ở Tiền Giang, nhưng Cao Lãnh lại trồng nhiều hơn. Những người nông dân trồng xoài ở đây đã xây dựng HTX Xoài Mỹ Xương làm dịch vụ chăm sóc phun thuốc trừ sâu bệnh, thu mua, tiêu thụ xoài theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.




H6: Cán bộ HLV VN trao đổi với nôgn dân trồng Xoài ở Cao Lãnh


H6b: Đóng gói trái xoài đẻ bán cho các thương lái



Thăm vườn Xoài của ông Võ Hữu Hiền ở ấp Mỹ Hưng Hoà chúng tôi gặp các thương lái từ Thành phố đến thu mua quả tại nhà. Những quả xoài thu từ vườn quả nào cũng màu vàng đẹp mà trên vỏ quả không có vêt sâu bệnh. Ông Hiền cho biết là xoài của ông được bao trái khi quả còn nhỏ bằng ngón tay cái. Nhờ bao trái mà lượng thuốc phun trừ sâu bệnh cho xoài giảm 8 lần. Xoài sau khi hái xuống bảo quản được lâu hơn nhiều so với xoài không bao trái. Ông cho biết, gia đình ông trồng 1,5 ha xoài, mỗi năm thu được 30-35 tấn quả, giá bán tại gốc khoảng 30.000-35.000 đông/kg đói với xoài Hoà Lộc, 12.000-15.000 đồng/kg đối với xoài Cát Chu. Uớc tính mỗi năm ông thu được 700-800 triệu đồng trên diện tích 1,5 ha. Xoài của ông khi bán có tem nhãn xoài cát của Cao Lãnh. Người dân ở nơi đây đã ý thức rất rõ việc đảm bảo thương hiệu sản xuất của mình trong cơ chế thị trường.

 


H7: Cán bộ HLV VN thăm miệt vườn Nam Bộ



2. Bưởi Da xanh, Chôm chôm cây đặc sản ở miệt vườn Bến Tre

                                Thấy dừa thì nhớ Bến Tre 
                    Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười

Đến Bến tre chúng tôi đến thăm miệt vườn Châu Thành nằm cửa ngõ, đầu cù lao Bảo và cù lao An Hóa; được thiên nhiên ưu đãi vùng đất Châu Thành có nhiều cảnh quan thiên nhiên, đa dạng với những hàng dừa, vườn cây trái xanh thắm quanh năm.



H8: Thu mua bưởi da xanh ở Công ty Hương Miền Tây -Bến tre



 Huyện Châu Thành có trên 50% xã nằm cặp dài ven sông Tiền, sông Hàm Luông và Ba Lai, nên phong cảnh ở đây rất nên thơ và hữu tình, là tiềm năng và lợi thế để phát triển cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái.


H9: Trái bưởi Da xanh ở nhà vườn Bến Tre



Phong trào trồng cây ăn trái ở Châu Thành hiện nay đang có hướng đi mới là sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là xu hướng sản xuất trái cây ngày càng được nhà vườn ưa chuộng. Ông Nguyễn Văn So ở xã Quối Sơn- Châu Thành nói: gia đình ồng hiện có 520 cây bưởi da xanh trong đó có 120 cây đã ra trái. Mỗi năm thu hoạch được 250 triệu đồng. Ông cho biết vườn bưởi của gia đình đã thực hiện trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP nên giảm được nguy cơ ô nhiễm môi trường và không có dư lượng hóa chất độc hại trên trái bưởi; do tuân thủ cách thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch nên đủ tiêu chuẩn cung cấp cho nơi sơ chế đóng gói để xuất khẩu.


H10: GS Dân (HLV VN) và ông Hưng ( người đứng bên phải) Giám đốc
Công ty Hương miền Tây



Thăm nhà vườn trồng bưởi Da xanh không thể không đến thăm cơ sở thu mua và sơ chế, đóng gói trái bưởi Da xanh ở Bến Tre. Đoàn chúng tôi đến thăm Đại lý Hương Miền Tây nơi thu mua và đóng gói bưởi da xanh ở xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Gặp ông Đàm Văn Hưng, chủ đại lý cho biết: đến thời điểm này cơ sở đã đưa trái bưởi da xanh Bến Tre đến 10 nước trên thế giới. Đức và Canada là thị trường truyền thống của trái bưởi da xanh. Sắp tới cơ sở sẽ mở rộng sang Ukraina và Trung Đông, bởi đây là thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn. Ông cho biết quy chuẩn cơ sở thu mua là trái bưởi da xanh phải SX theo tiêu chuẩn GAP. Đây là quy chuẩn được cơ sơ đặt lên hàng đầu trong việc góp phần nâng cao giá trị của trái bưởi da xanh.

 


H11: Các nhà khoa học HLV VN và Viên CAQ MN trao đổi về sản xuất bưởi
theo tiêu chuân Global GAP




.H12: Cán bộ HLV VN và Viện CAQ MN  làm việc với Công ty Hương Miền Tây


Từ thắng lợi của VietGAP cho bưởi Da xanh đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam đã hướng dẫn cho các hộ gia đình trồng chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo ông Thắm ấp Tiên Phú, người có diện tích chôm chôm nhiều nhất là 25 công cho biết “Đến nay, Tổ Hợp tác sản xuất trái cây Tiên Phú đã có 24 hộ tham gia sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP riêng gia đình ông mỗi năm thu hoạch khoảng 75 tấn chôm chôm, giá bán từ 20.000 đồng - 28.000 đồng/kg thu 1tỷ 500 triệu đến 2 tỉ đồng”.


H13: Giáo sư Dân (HLV VN) và PGS Châu (Viện CAQ MN) ở vườn bưởi Châu Thành.


Làm VietGAP cũng không đơn giản. Theo Phó Giáo sư Nguyễn Minh Châu Viện trưởng Viên Cây ăn quả Miền Nam cho biết mỗi hộ muốn tham gia đăng ký thực hiện theo tiêu chuấn VietGAP phải đủ hồ sơ: sơ đồ vườn trồng, sử dụng phân bón, dự trữ hóa chất–thuốc bảo vệ thực vật, kế hoạch phun thuốc, phân tích độ ẩm của đất, kiểm tra nội bộ vườn, kế hoạch khắc phục…”.


H14: Vườn Chôm chôm được che phủ ni nông để cho ra hoa trái vụ



Nhờ áp dụng Global GAP, chôm chôm Tiên Phú đã đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên việc xuất khẩu sang Mỹ có hiệu quả lại phải nhờ đến sự sáng tạo của người dân Nam bộ cần cù và luôn tìm tòi, sáng tạo. Ông Châu cho biết do chôm chôm xuất sang Mỹ bằng máy bay với cước phí trên 3,7 USD/kg, nên giá thành khá cao, khoảng 6,5 USD/kg. Trong khi các nước Mexico và Guatemala xuất bán chôm chôm vào Mỹ rất gần nơi tiêu thụ, có thể vận chuyển bằng đường bộ, chi phí thấp nên chôm chôm Việt Nam càng khó cạnh tranh. Nên phải xuất khẩu chôm chôm vào những tháng các nước khác không có. Vì vậy, chôm chôm nghịch vụ một lần nữa trở thành giải pháp cho xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam. Nhìn thấy những dàn che phủ bằng những tấm ni nông để tạo khô hạn cho những luống chôm buộc nó ra hoa trái vụ mới thấy khâm phục sự sáng tạo của người nông dân Nam Bộ.


H15: GS Dân và Ban GĐ cơ sơt thu mua chôm chôm Chánh Thu ở Chợ lách (Bến Tre)

Bà Chánh Thu là chủ cơ sở thu mua Chôm chôm ở Chợ Lách giới thiệu cho chúng tôi cơ sở đóng gói xuất khẩu chôm chôm của Công ty mang tên bà. Bà nói muốm chôm chôm được xuất khẩu phải có chứng nhận Global GAP. Vì vậy, bà đã liên kết với nhiều hộ nông dân trong vùng sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP. Mối liên kết giữa người sản xuất và người thu mua đã được hình thành tự nhiên nên nó rất bền vững. Công ty của bà thường xuyên cử người đến vùng nguyên liệu tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người dân thực hiện sản xuất theo quy trình Global GAP. GS Ngô Thế Dân nguyên là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tâm sự: " Thời mình làm Thứ trưởng, tuy nhìn thấy tiềm năng to lớn về cây ăn trái của vùng Tây Nam Bộ, nhưng rất khó vận động các doanh nhân bỏ vốn thành lập các cơ sở thu mua, chế biến, đóng gói xuất khẩu cây ăn trái. Nay thấy ở tỉnh nào cũng có cơ sở chế biến ngày càng khang trang nên rất mừng".


H16: Chôm chôm ở Tiên Phú Bến tre  

Hình ảnh vùng "miệt vườn" với những ngôi nhà khang trang đẹp đẽ xen với vườn cây ăn trái đã thay đổi hình ảnh nhà lá dừa lợp tạm của Đồng bằng Sông Cửu Long xưa. Tư duy và văn hóa của người "miệt vườn" cũng thay đổi, họ đang hướng tới cuộc sống văn minh nhưng vẫn giữ lại tâm hồn cởi mở và phong khoáng của những người vùng sông nước Nam Bộ xưa kia.

 

                                            Đỗ Văn Hòa -HLV VN

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 46
  • Lượt xem theo ngày: 8714
  • Tổng truy cập: 3823589