TỔ CHỨC TẬP HUẤN VÀ KIỂM TRA MÔ HÌNH DỰ ÁN TẠI NGHỆ ANBBT: Năm 2017, Hội Làm vườn Việt Nam ký hợp đồng với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, triển khai mô hình “Cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo tại tỉnh Nghệ An” thuộc Dự án khuyến nông TW “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật TTNT và vỗ béo bò thịt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tại các vùng chăn nuôi chính”. Thực hiện các nội dung theo Hợp đồng, vừa qua Hội Làm vườn Việt Nam đã tổ chức “Tập huấn ngoài mô hình” và kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án. Lớp tập huấn được đông đảo hội viên tham gia và được đánh giá là thiết thực và bổ ích.
Lớp tập huấn cho các hộ nông dân ngoài mô hình tại Thanh Chương - Nghệ An Thực hiện các nội dung theo Hợp đồng, vừa qua Hội Làm vườn Việt Nam đã tổ chức “Tập huấn ngoài mô hình” và kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án. Dự án có quy mô 145 con bò cái với 70 hộ nông dân tham gia, triển khai tại hai xã Thanh Lĩnh (70 con và 35 hộ tham gia) và Thanh Phong 75 con và 35 hộ tham gia) thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Các hộ tham gia mô hình là: (i)- Các hộ nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, có kinh nghiệm chăn nuôi bò; (ii)- Có bò cái nền đủ tiêu chuẩn để tham gia cải tạo; (iii)- Có khả năng đối ứng kinh phí, có đủ lao động để tham gia mô hình và nhiệt tình tiếp nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; (iv)- Chưa nhận được bất kỳ nguồn vốn hỗ trợ nào từ ngân sách Nhà nước cho các nội dung của mô hình; (v)- Cam kết không mua bán chuyển nhượng con giống khi mô hình chưa kết thúc, thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật của mô hình và (vi)- Tạo điều kiện cho các cơ quan kiểm tra, giám sát và tuyên truyền nhân rộng mô hình. Bò cái được chọn làm nền gồm bò Vàng Việt Nam (33 con) và bò Lai (112 con), khối lượng trung bình 246 kg/con. Hầu hết số bò này (94 con) đã đẻ 2-3 lứa, bình quân 2,7 lứa. Các bò cái được phối tinh bò đực Red Sindhi và Brahman nhập khẩu từ Mỹ. Đến thời điểm hiện tại đã phối giống được 145 con, đạt 100% kế hoạch. Đa số bò cái có chửa sau lần phối đầu. Sau khi đã xác định có chửa, bò cái được cấp thức ăn tinh hỗn hợp theo định mức 240kg/con để đáp ứng nhu cầu phát triển của bào thai vào các tháng chửa cuối cùng (cho ăn 2kg/con/ngày). Trong khuôn khổ Dự án, Hội Làm vườn Việt Nam cũng đã tổ chức 02 lớp “Tập huấn ngoài mô hình” cho các hộ nông dân tại địa phương để nhân rộng mô hình. Đây là các hộ không tham gia mô hình nhưng có nguyện vọng và nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi bò. Lớp 1 gồm nông dân thuộc hai xã Thanh Phong và Thanh Đồng; lớp 2 gồm các nông dân của hai xã Thanh Lĩnh và Thanh Thủy. Tổng số 54 học viên tham gia tập huấn, trong đó có 20 nam và 34 nữ. Nội dung tập huấn, sử dụng tài liệu do Chủ nhiệm Dự án quy định chung, được biên soạn lại cô đọng, tập trung vào các chuyên đề thiết thực. Phương pháp tập huấn lấy học viên làm trung tâm, học viên động não, trao đổi trong môi trường mở; giảng viên chỉ là người hướng dẫn, giải đáp. Kết hợp giảng lý thuyết và thực hành. Theo đánh giá, tất cả các học viên đều tích cực học tập, đóng góp ý kiến và trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi; có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm túc giờ lên lớp. Tỷ lệ học viên đạt loại khá giỏi trên 80%. Các học viên đánh giá cao các lớp tập huấn về công tác giảng dạy, công tác tổ chức. Học viên được các giảng viên giầu kinh nghiệm giảng lý thuyết và hướng dẫn thực hành nên về dài hạn, sau khoá học học viên có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để phát triển chăn nuôi bò tại gia đình đạt kết quả tốt, góp phần nhân rộng mô hình và phát triển chăn nuôi tại đại phương. TS. Phùng Quốc Quảng -HLV VN
Tin mới hơn
Tin cũ hơn
|
|
Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam |
Hoạt động có hiệu quả |
Hoạt động không hiệu quả |
Không có ý kiến |