OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
VƯỜN KIỂU MẪU - 14. Thành công và kinh nghiệm từ Thanh Hóa ( phần 1) - Hội Làm vườn Việt Nam

VƯỜN KIỂU MẪU 14. Thành công và kinh nghiệm từ Thanh Hóa ( phần 1)

 BBT: Theo Bộ tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của UBND tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020, 2021-2025 thì tiêu chí  “Vườn mẫu”, “ Vườn hộ” là tiêu chí bắt buộc trong xây dựng NTM kiểu mẫu. Chính vì vậy, trong những năm gần đây phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu luôn được cả hệ thống chính trị quan tâm, thực hiện và đã mang lại kết quả rất tích cực, trong đó có sự tham gia tích cực của Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh hóa 

VƯỜN KIỂU MẪU - Thực trạng và kinh nghiệm từ Thanh Hóa 

Phần 1. THỰC TRẠNG VƯỜN, TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY  

Ông Trần Đức Năng - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa

I. Một số khái niệm 

1. Đất vườn:

Luật Đất đai hiện nay không giải thích thế nào là đất vườn, mà thay vào đó,  phân loại đất đai thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Mặc dù không giải thích thế nào là đất vườn, nhưng luật có quy định cách xác định phần diện tích đất vườn, ao trong cùng thửa đất ở (thửa đất có nhiều mục đích sử dụng, gồm có đất ở, đất vườn, ao).

Ngoài ra, tại văn bản dưới luật có quy định loại đất làm vườn thuộc nhóm đất nông nghiệp, ký hiệu là “Vườn”.

Như vậy, dưới góc độ pháp lý, đất vườn là đất trồng cây hàng năm hoặc lâu năm trong một thửa đất riêng (tạo thành một thửa riêng là đất nông nghiệp) hoặc nằm trong cùng thửa đất với đất ở.

Từ những phân tích theo căn cứ thực tiễn sử dụng đất và quy định của pháp luật đất đai có thể hiểu đất vườn như sau:

Đất vườn là loại đất được sử dụng trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng xen kẽ cây hàng năm với cây lâu năm trong cùng thửa đất hoặc xen kẽ với phần diện tích đất ở trong cùng thửa đất ở.

2. Vườn hộ:

Vườn hộ là một bộ phận cấu thành không gian kiến trúc và sinh sống của hộ gia đình, vừa mang yếu tố văn hóa, cảnh quan, môi trường, sinh thái, lại vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. 

Theo đó, vườn hộ là vườn trong khuôn viên hộ; “Vườn, ao, chuồng” cũng  đều thuộc nội hàm của khái niệm này.

3. Vườn tạp:

Vườn tạp là vườn quãng canh, trồng nhiều loại cây ăn quả theo kiểu “mùa nào thức nấy”, đầu tư ít, hiệu quả kinh tế thấp. Vườn tạp có thể trồng một loại cây nhưng nhiều giống, tuổi cây khác nhau, quả không đồng đều, giá trị kém.

Tuy Luật Đất đai hiện hành, không quy định hay giải thích thế nào là đất vườn tạp, nhưng trước đây có một số văn bản có đề cập loại đất này, cụ thể:Đất vườn tạp, là diện tích đất vườn gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong các khu dân cư trồng xen kẽ giữa các loại cây hàng năm với cây lâu năm, hoặc giữa các cây lâu năm mà không thể tách riêng để tính diện tích cho từng loại.”.

Đặc điểm các loại hình vườn tạp:

- Vườn trồng lẫn lộn nhiều loại cây ăn quả (> 3 giống loại), trồng tùy tiện, sử dụng không gian bất hợp lý, có sự cạnh tranh gay gắt về ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng.

- Vườn chỉ có 1-2 chủng loại cây ăn quả, nhưng chất lượng giống cây không tốt.

- Vườn trồng 1-2 chủng loại giống cây ăn quả, giống tốt, song đầu tư chăm sóc không đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Vườn trồng cây ăn quả xen với nhiều cây khác, như: tre, mây…

4. Vườn mẫu:

Là vườn có những đặc trưng tốt đẹp nhất có thể làm mẫu cho các chủ hộ, chủ vườn khác làm theo, là nơi góp phần tạo nên không gian đáng sống. Về định lượng, vườn mẫu phải đáp ứng yêu cầu đạt các tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Theo đó, vườn mẫu được hiểu là vườn có ứng dụng TBKT vào sản xuất, là vườn sinh học, sinh thái mang lại hiệu quả kinh tế cao, và vừa mang yếu tố văn hóa làm cho không gian sống của hộ gia đình “nhà sạch, vườn đẹp”, góp phần làm cho quê hương làng bản thêm tươi đẹp, là nơi đáng sống của mỗi gia đình.

5. “Vườn hữu cơ”, “Vườn sinh thái”, “Vườn đô thị”:

Đây là những khái niệm mới, và qua cách gọi tên vườn cũng đã nói lên đặc điểm, tính chất, vai trò của từng loại vườn này (không bón phân, thuốc vô cơ; không gian sinh vật cảnh thoáng mát, trong lành, bắt mắt). Như vậy, tiêu chí đánh giá về vườn giờ đây không chỉ là đánh giá về giá trị kinh tế mà còn cả giá trị về môi trường sống, sinh thái và yếu tố văn hóa của vườn.

6. Vườn rừng, vườn đồi:

Vườn được sử dụng trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng xen kẽ cây hàng năm với cây lâu năm trong cùng thửa đất (không trong cùng thửa với đất ở).

7. Trang trại:

Trang trại hay nông trại, nông trang là một khu vực đất đai có diện tích tương đối rộng lớn (có thể bao gồm cả hồ, sông, đầm, đìa, rạch...), nằm ở vùng đồng quê, thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của cá nhân, tổ chức dùng để sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, làm lâm nghiệp.

Trang trại là cơ sở sản xuất cơ bản trong chu trình sản xuất lương thực, thực phẩm. Ở nước ta, kinh tế trang trại tương đối phát triển. Trang trại có thể được sở hữu và điều hành bởi một cá nhân, cộng đồng, gia đình, Tổng công ty hoặc một công ty. Một trang trại có thể là một khu vực có kích thước tùy nghi từ một diện tích nhỏ cho đến đến vài chục nghìn ha. Một trang trại thường có đồng cỏ, cây xanh, ruộng, vườn, trồng trọt, chăn nuôi, hồ nước, nuôi trồng thủy sản và có hàng rào bao quanh, trong trang trại có thể có nhà để ở dành cho những người chủ trang trại hoặc người quản lý, lao động tại trang trại.

Trên thực tế, trang trại thường được xem là mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, mang tính chuyên môn hóa. Theo đó, phân loại trang trại dựa trên tiêu chí lĩnh vực sản xuất, cụ thể:

- Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản), là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm.

- Trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp.

- Ngoài khái niệm, tên gọi theo các loại hình nông trại, trang trại nêu trên, thì trên thực tế và xu thế hiện nay đã xuất hiện các loại hình trang trại mang ý nghĩa, lợi ích bao trùm đa giá trị, như: Nông trại thông minh, Nông trại sinh thái-Farmstay, Homestay…

II. THỰC TRẠNG VƯỜN, TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY

1. Những mặt được

Thực tế hiện nay ở tỉnh Thanh Hóa, các loại hình sản xuất từ Vườn hộ, Trang trại ngày càng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ nhiều hơn, từ đó đã giảm được đáng kể rủi ro đầu tư; Các phế phẩm trong trồng trọt chăn nuôi quay trở lại sử dụng trong nông nghiệp ngày càng nhiều. Đây là những viên gạch đầu tiên để tạo nền móng cho một nền kinh tế tuần hoàn. Người dân đã chú trọng trong tích tụ, tập trung đất đai và biết tiết kiệm các chí phí đầu vào để tạo ra giá trị sinh lời cao hơn. Cùng với đó, là đã quan tâm nhiều hơn trong liên kết sản xuất tạo ra chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ.  

Sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các mô hình phát triển sản xuất từ vườn hộ, trang trại đã đem lại hiệu quả rõ rệt, nguồn thu trên một đơn vị diện tích tăng cao, tạo thêm được đáng kể việc làm và từng bước giải quyết được tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp.

- Về Vườn hộ:

Với việc xác định vai trò quan trọng của vườn hộ, những năm vừa qua một số huyện, như: Như Xuân đã ban hành Đề án “Cải tạo vườn tạp gắn với trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Như Xuân, giai đoạn 2015-2020”; Đông Sơn đã ban hành và đẩy mạnh thực hiện Đề án “Cải tạo vườn hộ trên địa bàn huyện Đông Sơn, giai đoạn 2021-2025”; Hoằng Hóa đã ban hành Đề án số1089/QĐ-UBND về “Cải tạo vườn hộ, xây dựng vườn mẫu trên địa bàn huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2021-2025”; nhiều huyện khác tuy chưa có một đề án riêng về nội dung này, song cũng đã dành sự quan tâm chỉ đạo và có nhiều biện pháp tổ chức triển khai thực hiện. Đây chính là những điểm sáng đáng chú ý trong việc phát huy khai thác, thúc đẩy quá trình xây dựng vườn trại phát triển…

Mặt khác, theo Bộ tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2017-2020, 2021-2025 thì tiêu chí  “Vườn mẫu”, “ Vườn hộ” là tiêu chí bắt buộc trong xây dựng NTM kiểu mẫu. Do đó, đã đặt ra yêu cầu, và trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện của các địa phương. Chính vì vậy, trong những năm gần đây phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu luôn được quan tâm, đề cao và đã mang lại kết quả rất tích cực.

 Thông qua kết quả thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh, đến nay (tháng 01/2023), với 700 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM, 302 thôn bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 349/469 xã đạt chuẩn NTM, 67 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 12 đơn vị cấp huyện đã được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, đây là minh chứng cho mục tiêu, nguyên nhân, kết quả xây dựng vườn hộ, vườn mẫu trên địa bàn tỉnh đạt với số lượng, chất lượng tương ứng trở lên.

- Về Trang trại

  Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 738 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT- BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, có 83 trang trại trồng trọt, 491 trang trại chăn nuôi, 26 trang trại lâm nghiệp, 79 trang trại nuôi trồng thủy sản, 59 trang trại tổng hợp. Giá trị mang lại từ cây ăn quả, mật ong, trang trại của năm 2021 đạt hơn 3.100 tỷ đồng.

  Tổng hợp riêng về cây ăn quả, đến năm 2020 cả tỉnh có tổng diện tích 21.686 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 17.935 ha, sản lượng đạt 304.900 tấn, giá trị sản xuất đạt 2.152 tỷ đồng.

Trên cơ sở các nghị quyết, quyết định của các cấp ủy Đảng, Chính quyền , đặc biệt là các văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT, cũng như kết quả thực tế, cho thấy phát triển kinh tế trang trại hiện nay đang là xu thế tất yếu…rất được ưa chuộng trong đầu tư, kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là trong cộng đồng khởi nghiệp.

2. Vai trò tổ chức triển khai của cấp ủy đảng, chính quyền, các Sở ban ngành và sự tham gia thực hiện của hệ thống tổ chức Hội Làm vườn và Trang trại trên địa bàn tỉnh:

+ Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị trong tỉnh, trong đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân đóng vai trò rất quan trọng, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân nói chung và kinh tế vườn, trại nói riêng. Song song đó, chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển nông nghiệp cũng góp phần tạo hiệu quả tuyên truyền và hiện thực hóa của các chính sách về trang trại đến với người dân. Nhờ đó đã tạo được bước đột phá đáng kể của bức tranh kinh tế vườn trại, kể cả theo hướng tập trung và hướng phân tán ở các nông hộ.

  Tổng hợp trên địa bàn tỉnh hiện nay có: 1.350 ha cam, trong đó diện tích đã cho thu hoạch 835 ha, sản lượng ước đạt 13.212 tấn; 1.331 ha bưởi diễn, trong đó diện tích đã cho thu hoạch 1.030 ha, sản lượng ước đạt 38.770 tấn; 730 ha bưởi da xanh, trong đó diện tích đã cho thu hoạch 532 ha, sản lượng ước đạt 8.667 tấn; 1.070 ha ổi, trong đó diện tích đã cho thu hoạch 725ha, sản lượng ước đạt 13.402 tấn; 346ha Thanh Long ruột đỏ, trong đó diện tích đã cho thu hoạch 243 ha, sản lượng ước đạt 745 tấn. So với cách đây 5 năm  (2017), diện tích cây Thanh Long ruột đỏ tăng 126 ha (tăng 57%), bưởi diễn tăng 889 ha (tăng 3 lần), bưởi da xanh tăng 617 ha (tăng gấp 6,46 lần). Có 7.808 cây nhãn được ghép cải tạo bằng giống nhãn Miền Thiết  (Hưng Yên) thu hoạch được 723 tấn quả, chất lượng quả tốt, tăng niềm tin cho phát triển cây nhãn trên đất Thanh Hóa. Trồng được 591ha cây dược liệu, tăng 189 ha (tăng 73%) so với cách đây 5 năm (2017), trong đó diện tích đã cho thu hoạch 529 ha, sản lượng ước đạt 3.737 tấn. Tổng số đàn ong mật có 101.418 đàn, tăng 30.937 đàn (tăng 45%) so với cách đây 5 năm (2017), sản lượng mật ong đạt 1.111 tấn.

+ Đối với hệ thống tổ chức Hôi Làm vườn và Trang trại: Được xác định là tổ chức Hội có tính chất đặc thù, hoạt động trong phạm vi địa bàn toàn tỉnh. Trong những năm qua, các cấp Hội trong tỉnh đã bám sát chức năng, nhiệm vụ và căn cứ điều kiện cụ thể cùng với cách tiếp cận phù hợp, đổi mới, sáng tạo đã tạo ra nhiều điều kiện mới rất cơ bản trong cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, phát triển kinh tế VAC- Trang trại ở cả 3 vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh.

Hội đã làm tốt vai trò định hướng, dẫn dắt, cầu nối chuyển mạnh sang sản xuất Nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn không chất thải, thuận thiên cho hội viên, nông dân. Diện tích cây ăn quả, sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, có tưới nước tiết kiệm, chăn nuôi trên đệm lót sinh học hoặc có bể biogas, sử dụng chế phẩm sinh học được phát triển.

Nhờ đó phong trào làm vườn phát triển mạnh mẽ, tạo được niềm tin, uy tín với hội viên, nông dân, khi nói đến kinh tế VAC thì hình ảnh tổ chức Hội Làm vườn và Trang trại các cấp đã trở thành Trung tâm tư vấn tổng hợp về KHKT và KHCN trong lĩnh vực này; xử lý rất cơ bản những nội dung khi hội viên gọi đến, hướng dẫn đưa sản phẩm đến tận nơi; nếu chưa hiểu chưa rõ kỹ thuật thì cầm tay chỉ việc. Xuyên suốt, bao trùm các tổ chức Hội đã phát huy tốt vai trò hạt nhân trong tư vấn ứng dụng  KTCN mới, kết nối, hướng dẫn, hỗ trợ các Hội cơ sở, hội viên mở rộng quy mô diện tích, thâm canh chiều sâu, hiệu quả, phát triển kinh tế vườn, trại bền vững.

Riêng trong năm 2021 các tổ chức Hội Làm vườn và Trang trại trong toàn tỉnh đã xây dựng được 334 vườn mẫu, 8 trang trại, 291 mô hình sản xuất; diện tích rau hoa quả canh tác trong nhà lưới nhà màng tăng thêm 244.000 m2. Giới thiệu, chuyển giao 08 máy tinh lọc mật ong, góp phần tạo nên sản phẩm OCOP mật ong: Pù Luông (Bá Thước), Bình Sơn (Triệu Sơn), Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy), Yên Nhân (Thường Xuân), Am Các (Hội Nghi Sơn), Ngàn Nưa (Tỉnh hội). Chính vì thế đã đáp ứng được cơ bản cơ bản nhu cầu cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu nói riêng và góp phần tích cực vào kết quả thực hiện Chương trình Phát triển Nông nghiệp và xây dựng NTM nói chung.  

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số17796/UBND-NN ngày 10/11/2021 về tổ chức cuộc thi “Vườn đẹp Trang trại kiểu mẫu” hàng năm. Năm 2022, HVT-TH đã tổ chức cuộc thi nêu trên thành công tốt đẹp. Cuộc thi triển khai đã thu hút được sự quan tâm tích cực, sôi nổi không những của các tổ chức, cán bộ, hội viên trong hệ thống Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, mà còn tạo được sự quan tâm phối hợp, đồng hành của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Theo đó, đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, xây dựng, tôn vinh, lan tỏa các điển hình nông dân/chủ trang trại sản xuất kinh doanh giỏi, phát triển kinh tế vườn, trại hiệu quả đem lại thu nhập ngày càng cao. Và thông qua đây, giúp các tổ chức Hội và hội viên, nông dân tích cực tham gia thực hiện nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Đồng thời, tạo ra nội hàm và điều kiện mới để Hội LV&TT đổi mới, sinh động hình thức hoạt động và nâng cao thêm năng lực công tác hội cho cán bộ, hội viên, góp phần xây dựng tổ chức Hội luôn có bước phát triển dấu ấn và ngày càng vững mạnh. Ở một góc nhìn khác, khá sinh động là, cuộc thi đã mang lại nhiều cảm xúc, hấp dẫn, cho chúng ta thấy kết quả phát triển vườn trại ngày càng hội tụ được cả 3 yếu tố: Kinh tế, môi trường sinh thái và văn hóa. Đáng trân trọng là đã phát hiện, giới thiệu cho chúng ta những nông dân tinh hoa, tiêu biểu; giúp chúng ta thêm góc nhìn thấu đáo hơn về mức độ hoạt động mạnh, yếu của từng tổ chức hội và nhìn rộng hơn là bức tranh kinh tế, mặt bằng phát triển vườn, trang trại của mỗi địa phương. Bên cạnh đó, cuộc thi được xem như một việc làm giúp cho hội viên, nông dân có thêm năng lực tư duy sản xuất, thông qua thực hiện một chu trình phát triển vườn, trang trại đồng bộ, toàn diện. Có nghĩa là làm được, cập nhật, ghi chép tổng hợp được, viết báo cáo được và thuyết minh, thuyết trình được. Không những thế mà còn nhắc chúng ta phải biết vượt khó và  thực hiện một nguyên lý “làm như tôi làm”, đó là: để hội viên làm tốt, có vườn, trại đẹp thì trước hết mỗi không gian sống, ngôi vườn, hoặc trang trại của cán bộ hội phải đẹp trước, làm mẫu trước.

Tổng cộng kết quả, có 63 giải thưởng các loại, trong đó 27 giải Vườn đẹp, 21 giải Trang trại kiểu mẫu, 16 giải cho tập thể Hội huyện tiêu biểu.  

 Bước sang năm 2023, HVT-TH đang tích cực chuẩn bị triển khai các bước công việc nền tảng, tiền đề để sẵn sàng cho cuộc thi lần thứ 2.

3. Một số khó khăn, hạn chế và những vấn đề đặt ra

Việc cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, phát triển kinh tế trang trại so với tiềm năng lợi thế và yêu cầu phát triển trên địa bàn tỉnh chưa tương xứng và chưa được đáp ứng (so sánh với tỉnh Sơn La, Bắc Giang, Hưng Yên và một số tỉnh chúng ta còn hạn chế). Bên cạnh đó, nhận thức, hiểu biết về tính bao trùm, đa giá trị của vườn, trang trại để từ đó tạo ra không gian sinh thái, không gian sống (tiểu sinh thái) và thay đổi tư duy cùng động lực phát triển theo ý nghĩa này trong nhiều bộ phận cán bộ, dân cư, còn ở mức độ bước đầu.

Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các địa phương gặp những khó khăn nhất định, đáng chú ý là tình hình diễn biến dịch bệnh covid-19 kéo dài, phức tạp, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản của nông dân, giá cả nông sản, vật tư các loại bấp bênh (tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn diễn ra); thời tiết diễn biến bất thường, sinh vật gây hại phát sinh, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đặc biệt một số bệnh hại như: Bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, lùn sọc đen, bệnh khô vằn,…

- Nguyên nhân của hạn chế trên chủ yếu là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở nhiều địa phương trong việc phát triển kinh tế trang trại, cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu chủ yếu vẫn đang ở chủ trương chung mà chưa thực sự quyết tâm, quyết liệt gắn với bước đi cụ thể; chưa thấy hết được vai trò lợi ích và giá trị kinh tế, môi trường của hoạt đông này để ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo; công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc có lúc có việc còn chậm. Công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu trong thời gian qua mặc dù đã được quan tâm hơn, song hiệu quả chưa cao, trên thực tế ở nhiều nơi vẫn tồn tại nhiều vườn tạp (còn 54%, số vườn đã được cải tạo 22%, vườn tạp đang cải tạo 24% -Báo cáo của Hội Thiệu hóa điều tra thống kê năm 2018). Nổi lên ở đây vừa là nguyên nhân vừa là vấn đề đặt ra, đó là:

+ Do thiếu quy hoạch, chủ vườn ai thích cây gì thì trồng cây đó.

+ Do chưa có đủ cơ sở sản xuất cây giống chất lượng.

+ Do chủ vườn chưa được hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cặn kẻ.

+ Do chủ vườn trồng theo cảm tính, phong trào.

- Tình trạng sức ỳ trong sản xuất, manh mún trong quy mô, thiếu mối liên kết, đầu ra ổn định trong tiêu thụ sản phẩm từ vườn; giá cả vật tư, phân bón tăng cao và tiếp cận hiệu quả các cơ chế chính sách đang là những khó khăn. Thậm chí như việc tạo cảnh quan không gian sống, cải thiện vệ sinh hộ gia đình (Chỉnh trang khuôn viên, cải tạo vườn tạp…), những việc tưởng như là tối thiểu nhưng lại là rất quan trọng, cơ bản, song nhìn chung mức độ quan tâm một cách đồng bộ, hiệu quả chưa được tốt. Vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững vườn trại, mà khía cạnh chủ quan đó là vai trò bà đỡ, cầu nối, tư vấn, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chuyên môn và các tổ chức Hội Làm vườn và Trang trại các cấp rất cần được đề cao, phát huy.

Từ năm 2000, trang trại đã được công nhận là một mô hình kinh tế trong Nghị quyết 03/2000/NQ-CP và Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT-BNN-TCTK. Với ưu thế tận dụng nguồn lực sẵn có, phù hợp với cơ cấu kinh tế cùng với nhiều chính sách ưu đãi, trang trại được kỳ vọng sẽ mang lại thay đổi to lớn cho nền nông nghiệp nước nhà. Song, mô hình này không được nhân rộng trên thực tế nhiều năm, phát triển khá lay lắt và cầm chừng. Những văn bản này gần như chìm vào quên lãng. Không nhiều người biết đến mô hình này, ngoài đôi dòng đề cập đến trang trại VAC trong sách giáo khoa môn Công nghệ.

-  Thông tư số 02/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành, cụ thể hóa mô hình pháp lý của trang trại. Với tiêu chí cụ thể, thể chế rõ ràng, trở thành trang trại không còn xa vời như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, ở mức độ nào đó lại chưa đi vào cuộc sống bởi trên thực tế đến nay lại chưa nơi nào ban hành quyết định công nhận trang trại đạt chuẩn, và còn những bất cập giữa thời hạn cho thuê đất với việc đầu tư xây dựng các công trình trên đất (thời hạn thuê đất lâu dài, công trình xây dựng lại chỉ được tạm thời).

- Thực tiễn đặt ra khi nhu cầu, yêu cầu, xu thế phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn không chất thải, thuận thiên, mà trong đó các mô hình cụ thể, như: Trang trại sinh thái, du lịch sinh thái - Farmstay, du lịch cộng đồng, du lich nông nghiệp, du lịch nông thôn, trải nghiệm gắn với phát triển sản phẩm OCOP…về mặt nhận thức hay cảm nhận còn hạn chế, về mặt hiện thực chưa được nhân rộng và chưa có chính sách hỗ trợ tương xứng, kịp thời.

-  Với vai trò là hội đặc thù, trong tuyên truyền vận đông và tư vấn, hướng dẫn cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, một số Hội Làm vườn và Trang trại huyện chưa linh hoạt, thậm chí còn thụ động, lúng túng trong việc phối hợp triển khai. Mặt khác, việc tiếp tục phát triển, thành lập mới tổ chức Hội cơ sở gắn với đơn vị hành chính cấp xã ở một số Hội huyện còn gặp khó khăn, hạn chế, chưa có kết quả như mong muốn, cũng đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện.

4. Kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu

- Thứ nhất, phải có bộ tiêu chí, kèm theo hướng dẫn chi tiết dễ hiểu, để làm cơ sở để thực hiện và đánh giá kết quả xây dựng vườn mẫu.

- Thứ hai, xây dựng mô hình vườn mẫu thuyết phục để các đơn vị, cá nhân trong địa phương đến trao đổi kinh nghiệm về phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện. Đây là hoạt động mang lại hiệu quả nhanh nhất.

- Thứ ba, cán bộ xã phải luôn đồng hành với thôn trong quá trình thực hiện; có phân công,  phân nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức theo từng nội dung tiêu chí; thường xuyên kiểm tra, giám sát để hỗ trợ người dân và cộng đồng và giải quyết kịp thời các vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện

- Thứ tư, cần có chính sách hỗ trợ, cơ chế khen thưởng theo kết quả thực hiện, tạo động lực cho các tổ chức thực hiện, khuyến khích các sáng tạo.

- Thứ năm, công tác tuyên truyền, tập huấn phải chuyên sâu, đa dạng để người dân hiểu rõ hơn lợi ích thiết thực của việc xậy dựng vườn mẫu, qua đó phát huy vai trò chủ thể, tự giác của mình trong thực hiện xây dựng vườn mẫu, tạo thành phong trào thi đua giữa các gia đình, các cộng đồng thôn xóm.

- Thứ sáu, các địa phương lựa chọn các nhân tố điển hình để nhân rộng và định kỳ tổ chức các cuộc thi vườn mẫu để tạo phong trào thi đua rộng khắp và ngày càng  đi vào chiều sâu.

*  Để cải vườn tạp thành công, người làm vườn cần có:

-  Hiểu biết chuyên môn làm vườn, đối tượng cây trồng, vật nuôi, kinh doanh nghề vườn, yêu nghề và khát vọng vươn lên.

-  Hiểu biết chủ trương chính sách phát triển vườn của Đảng, Nhà nước.

-  Có thông tin về thị trường và nắm bắt được xu thế phát triển.

-  Phải có nguồn lực tài chính nhất định cho đầu tư cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế hàng hóa.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 16
  • Lượt xem theo ngày: 4327
  • Tổng truy cập: 3683123