VƯỜN KIỂU MẪU - 15. Thành công và kinh nghiệm từ Thanh Hóa ( phần 2) - Hội Làm vườn Việt Nam

VƯỜN KIỂU MẪU 15. Thành công và kinh nghiệm từ Thanh Hóa ( phần 2)

BBT: Trong những năm gần đây phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu của tỉnh Thanh Hóa luôn được quan tâm, đề cao và đã mang lại kết quả rất tích cực. Tiêu chí  “Vườn mẫu”, “ Vườn hộ” là tiêu chí bắt buộc trong xây dựng NTM kiểu mẫu cấp thôn, xã theo Bộ tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2017-2020, 2021-2025của tỉnh Thanh Hóa.

Phần 2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VƯỜN HỘ, VƯỜN MẪU

(VƯỜN TRONG KHUÔN VIÊN GIA ĐÌNH)

Ông Trần Đức Năng - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa

 

 1. Về chỉ tiêu vườn hộ, vườn mẫu theo Tiêu chí NTM, NTM kiểu mẫu của tỉnh Thanh Hóa:

Tiêu chí  “Vườn mẫu”, “ Vườn hộ” là tiêu chí bắt buộc trong xây dựng NTM kiểu mẫu cấp thôn, xã theo Bộ tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2017-2020, 2021-2025của tỉnh Thanh Hóa.

- Tiêu chí thôn, bản NTM: Tiêu chí số 4 “Nhà ở dân cư và vườn hộ” - Tiểu nội dung 4.4: Vườn hộ mỗi gia đình Được thiết kế gọn gàng, khoa học, bảo đảm vệ sinh môi trường.

- Tiêu chí thôn, bản NTM kiểu mẫu: Tiêu chí số 4 “Nhà ở dân cư và khuôn viên hộ gia đình” - Tiểu nội dung 4.3: Vườn hộ - vườn nằm trong khuôn viên hộ gia đình (DT từ 200m2 trở lên):

+ Có bản vẽ hoặc sơ đồ quy hoạch được UBND xã xác nhận;

+ Có cảnh quan xanh- sạch- đẹp, hài hòa; có sản phẩm đảm bảo ATVS thực phẩm;

+ Thu nhập từ vườn hàng năm: tối thiểu đạt 30 triệu đồng/500m2.

2. Về phương pháp tiến hành:

Để triển khai thực hiện, thực tiễn cho thấy vai trò ở cấp thôn, bản là rất quan trọng, cụ thể ở đây là vai trò của người đứng đầu và cán bộ chuyên môn là: Bí thư, Trưởng thôn (bản), cán bộ Ban phát triển thôn (bản), tổ chức liên quan, đơn vị tư vấn (nếu có).

Về định hướng, phương pháp tư duy và trình tự cách tiếp cận cần được lập trình một cách đồng bộ, có tính tới lâu dài. Tùy theo từng điều kiện cụ thể để tiến hành:  Thực hiện tuần tự theo tiến độ từng giai đoạn: Cải tạo vườn tạp - xây dựng vườn hộ theo tiêu chí NTM - xây dựng vườn hộ theo tiêu chí NTM kiểu mẫu, hoặc tiến hành liên hoàn các bước trong cùng một giai đoạn. Song song đó có tiếp cận khác, là tính toán để thâm canh (chuyên canh) chuyên môn hóa một loại cây trồng theo quy hoạch, hoặc thâm canh (đa canh) đa dạng hóa một số loại cây trồng theo quy hoạch. Đích đến của tất cả cách tiếp cận trên là tạo ra không gian kinh tế có hiệu quả kết hợp với không gian sinh thái, không gian văn hóa thiết thực của mỗi hộ gia đình.

Các bước tiến hành:

1. Họp thôn (bản):

 - Thảo luận, thống nhất chương trình cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu.

 - Quyền lợi, trách nhiệm của hộ tham gia, vai trò của chủ hộ là quyết định, hỗ trợ của Nhà nước là quan trọng.

2. Điều kiện tham gia của hộ gia đình:

   - Tự nguyện, trách nhiệm, có vốn đối ứng, diện tích vườn = và > 200 m2.

   - Hộ ghi các thông tin vào phiếu đăng ký và nộp lại cho Trưởng thôn.

3. Điều tra, khảo sát hộ đăng ký tham gia:

  Nội dung điều tra, khảo sát:

 - Tổng số nhân khẩu.

 - Tổng số lao động (trong đó: nam, nữ).

 - Diện tích đất vườn.

 - Diện tích trồng trọt ( từng loại cây ăn quả, rau, hoa)

 - Diện tích chuồng trại chăn nuôi (m2).

 - Số gia súc, gia cầm nuôi (nếu có).

 - Diện tích ao (nếu có), loại thủy sản nuôi.

 - Hệ thống tưới, tiêu nước (có, không).

 - Hàng rào khuôn viên (xây, cây xanh, …).

 - Số tiền thu nhập hàng năm từ vườn (triệu đồng).

4. Tham gia tập huấn, tham quan, tuyên truyền vận động.

5. Họp Ban điều hành:

 - Đánh giá kết quả điều tra khảo sát.

 - Xác định hộ đủ điều kiện tham gia.

6. Lập sơ đồ quy hoạch, thiết kế mô hình vườn mẫu cho từng hộ tham gia:

 Ban điều hành, tư vấn, hộ thảo luận thống nhất:

 - Ranh giới khuôn viên, vị trí: đất trồng trọt, chuồng trại, ao nuôi cá, hệ thống tưới tiêu, đường đi, nơi ủ phân, tường rào…

  - Ứng dụng TBKT vào làm vườn: Làm vườn hữu cơ, sử dụng phân bón hửu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chế phẩm sinh học, giống tốt, chiết ghép, bao quả, canh tác trong nhà màng…

 Lựa chọn cây trồng, con nuôi, tiến bộ kỹ thuật phù hợp để ứng dụng.

Tổ chức tập huấn kỹ thuật, kết nối cung cầu. Làm hàng rào đảm bảo mỹ quan.

7. Lập dự toán xây dựng vườn mẫu:

Căn cứ lập dự toán:

 - Nghị định số 27/NĐ-CP, ngày 19/4/2022 về Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

 - Đề xuất của địa phương, cam kết của hộ.

  Mục và định mức hỗ trợ từ ngân sách:

 - Vẽ và in ấn sơ đồ quy hoạch, thiết kế:

 - Sử dụng công nghệ 3D: 1,2 triệu /vườn; vườn còn lại 0,2 triệu/vườn, hỗ trợ 100%.

   - Xây dựng hàng rào; cải tạo cây, trồng mới cây; chăn nuôi, nuôi cá; bảo vệ môi trường; tập huấn kỹ thuật…

8. Tổ chức thực hiện:

   - Hộ gia đình: chủ động thực hiện theo đúng phương án, bố trí đủ vốn đối ứng.

   - Thôn bản: Cử người chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện.

   - Xã: Phê duyệt quy hoạch thiết kế, mức hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện, tổ chức tổng kết.

   - Huyện: Xem xét mức hỗ trợ, phân công cán bộ tham gia, đánh giá kết quả thực hiện.

   - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối chương trình NTM chủ trì phối hợp tổ chức liên quan chỉ đạo hướng dẫn, đánh giá kết quả.

3. Kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu

- Thứ nhất, phải có bộ tiêu chí, kèm theo hướng dẫn chi tiết dễ hiểu, để làm cơ sở để thực hiện và đánh giá kết quả xây dựng vườn mẫu.

- Thứ hai, xây dựng mô hình vườn mẫu thuyết phục để các đơn vị, cá nhân trong địa phương đến trao đổi kinh nghiệm về phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện. Đây là hoạt động mang lại hiệu quả nhanh nhất.

- Thứ ba, cán bộ xã phải luôn đồng hành với thôn trong quá trình thực hiện; có phân công,  phân nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức theo từng nội dung tiêu chí; thường xuyên kiểm tra, giám sát để hỗ trợ người dân và cộng đồng và giải quyết kịp thời các vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện

- Thứ tư, cần có chính sách hỗ trợ, cơ chế khen thưởng theo kết quả thực hiện, tạo động lực cho các tổ chức thực hiện, khuyến khích các sáng tạo.

- Thứ năm, công tác tuyên truyền, tập huấn phải chuyên sâu, đa dạng để người dân hiểu rõ hơn lợi ích thiết thực của việc xậy dựng vườn mẫu, qua đó phát huy vai trò chủ thể, tự giác của mình trong thực hiện xây dựng vườn mẫu, tạo thành phong trào thi đua giữa các gia đình, các cộng đồng thôn xóm.

- Thứ sáu, các địa phương lựa chọn các nhân tố điển hình để nhân rộng và định kỳ tổ chức các cuộc thi vườn mẫu để tạo phong trào thi đua rộng khắp và ngày càng  đi vào chiều sâu.

*  Để cải vườn tạp thành công, người làm vườn cần có:

-  Hiểu biết chuyên môn làm vườn, đối tượng cây trồng, vật nuôi, kinh doanh nghề vườn, yêu nghề và khát vọng vươn lên.

-  Hiểu biết chủ trương chính sách phát triển vườn của Đảng, Nhà nước.

-  Có thông tin về thị trường và nắm bắt được xu thế phát triển.

-  Phải có nguồn lực tài chính nhất định cho đầu tư cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế hàng hóa.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 18
  • Lượt xem theo ngày: 5865
  • Tổng truy cập: 3830763