VƯỜN KIỂU MẪU - 3. Hội Làm vườn tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị đi đầu - Hội Làm vườn Việt Nam

VƯỜN KIỂU MẪU 3. Hội Làm vườn tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị đi đầu

BBT: Từ năm 2010-2011, Hội Làm vườn tỉnh Hà Tĩnh đã được UBND tỉnh giao phối hợp với Văn phòng xây dựng NTM xây dựng, ban hành "Bộ tiêu chí vườn mẫu", đào tạo, tập huấn và hướng dẫn triển khai thí điểm xây dựng vườn mẫu tại gần 240 vườn hộ trên địa bàn tỉnh.

 VƯỜN KIỂU MẪU TRONG XÂY DỰNG NTM -3. Hội Làm vườn Hà Tĩnh là đơn vị đi đầu

TS. Nguyễn Xuân Tình

       (Trích báo cáo tham luận của TS. Nguyễn Văn Tình - Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh) 

          

           Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Hà Tĩnh được thành lập năm 2013, là tiền thân từ Hội những người làm vườn tỉnh Hà Tĩnh được thành lập năm 1992 sau khi tái lập tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2002, UBND tỉnh có quyết định chuyển đổi Hội sang chế độ tự trang trải. Từ năm 2011 lại nay Hội không được xếp là hội đặc thù. Vì vậy hoạt động của Hội gặp nhiều khó khăn từ công tác tổ chức (nhất là ở cấp huyện, cấp xã) và điều kiện kinh phí cho các hoạt động của  hội.

           Để khắc phục những khó khăn, hạn chế, 15 năm sau ngày thành lập. Năm 2007 Hội đã tham mưu để BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số: 15-CT/TU ngày 06/4/2007 Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Hội Làm vườn các cấp trong thời gian tới. Sau khi Chỉ thị được ban hành, UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU. Năm 2017, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục ban hành các văn bản tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU. Trong đó các nhiệm vụ trọng tâm được giao cho Hội là kiện toàn củng cố tổ chức Hội, đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng mô hình vườn mẫu trong XDNTM, sản xuất sản phẩm từ vườn ATVSTP (tiêu chuẩn ViệtGap, tiêu chuẩn hữu cơ, tiêu chuẩn OCOP). Từ đó các hoạt động của Hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần tạo thuận lợi cho Hội hoạt động.

           Đối với việc xây dựng mô hình vườn mẫu trong xây dựng NTM ở Hà Tĩnh, được UBND tỉnh giao cho Hội, phối hợp Văn phòng điều phối NTM tỉnh, xây dựng “Bộ tiêu chí vườn mẫu”, tổ chức làm thí điểm ở một số xã XDNTM, tổ chức hội thảo khoa học, tổ chức nhân rộng đến tất cả các xã xây dựng NTM trong toàn tỉnh. Thời gian thực hiện từ năm 2010 - 2020. Từ năm 2021 - 2025 , Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 phê duyệt Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”. Xây dựng mô hình  vườn mẫu trong xây dựng NTM ở Hà Tĩnh đã và đang tiếp tục thực hiện liên tục, không có điểm dừng ở 182 xã trong toàn tỉnh. Sau đây là các nội dung chính của Báo cáo tham luận  trình bày trước hội thảo.

I. PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI XÂY DỰNG MÔ HÌNH VƯỜN MẪU

1. Xây dựng “Bộ tiêu chí vườn mẫu”

           Việc xây dựng “Bộ tiêu chí vườn mẫu” do Hội Làm vườn soạn thảo tổ chức hội thảo lấy ý kiến (mục 2 ở phần sau) triển khai thí điểm ở một số xã sau đó Hội ban hành “Bộ tiêu chí vườn mẫu”.

BỘ TIÊU CHÍ VƯỜN MẪU 

( Triển khai thí điểm 240 vườn giai đoạn 2011-2015)

Tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

 

Quy hoạch

Vườn được quy hoạch bố trí, sắp xếp khu vực sản xuất hợp lý, hài hòa giữa cây trồng, vật nuôi, không gian nhà ở và công trình phụ trợ, có bản vẽ quy hoạch được sự thống nhất của Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh.

 

 

Đạt

 

Diện tích đất không trực tiếp sản xuất để tạo ra sản phẩm/tổng diện tích đất vườn

≤ 30%

Diện tích cây xanh trong vườn/tổng diện tích đất vườn

≥ 60%

Diện tích cây trồng cho sản phẩm chủ lực/tổng diện tích cây trồng trong vườn

≥ 50%

Sản phẩm từ vườn

Sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Đạt

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Vườn có ứng dụng các tiến bộ khoa học kux thuật vào sản xuất; có hệ thống tưới tiêu khoa học, tiết kiệm

 

Đạt

 

Cảnh quan môi trường

Tỷ lệ hàng rào xanh

≥ 70%

Có chuồng trại chăn nuôi đúng quy cách kỹ thuật, có sử dụng bể Biogas hoặc chế phẩm sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đạt

Có hệ thống mương thoát nước thải đảm bảo vệ sinh, không ô nhiễm môi trường; chất thải rắn hộ gia đình trước khi tập kết tại điểm thu gom phải được phân loại và đối với rác thải hữu cơ đã phân loại phải qua sơ xử lý nhằm giảm thiểu rác thải và tận thu sản phẩm say xử lý.

Đạt

Có cảnh quan đẹp

Đạt

Thu nhập

Thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đối vưới cây trồng rong vườn so với thu nhập từ trồng lúa trong xã

≥ 5 lần

Tổng thu nhập từ kinh tế vườn trong một năm đối với vườn có diện tích 1000m2 (bao gồm tất cả các sản phẩm từ: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ...) - Đối với vườn có diện tích lớn hơn hoặc nhỏ hơn chỉ tiêu tổng thu nhập tăng lên hoặc giảm xuống tương ứng

≥ 60 triệu

IMG_6392

Một mô hình vườn mẫu của Hà Tĩnh

2. Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến

           Sau khi “Bộ tiêu chí vườn mẫu” được soạn thảo, Hội Làm vườn phối hợp với Văn phòng điều phố NTM tỉnh tổ chức cuộc Hội thảo “Bộ tiêu chí vườn mẫu trong XDNTM tại tỉnh Hà Tĩnh”. Địa điểm tại hội trường UBND xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên (là xã có phong trào sản xuất nông nghiệp tiêu biểu). Thành phần ở tỉnh có Hội Làm vườn và Văn phòng NTM tỉnh (2 đơn vị đồng chủ trì), đại diện Sở NN&PTNN, Hội Nông dân tỉnh, ở huyện đại diện lãnh đạo UBND huyện, Văn phòng NTM huyện, Phòng nông nghiệp huyện, Hội Làm vườn, Hội Nông dân huyện. Đại biểu các xã gồm: Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Yên, Cẩm Nam, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn. Với sự tham dự của đại diện lãnh đạo UBND xã, cán bộ nông nghiệp, Hội Làm vườn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, 10 chủ hộ nhà vườn, cùng với Báo Hà Tĩnh, Truyền thanh huyện Cẩm Xuyên. Thời gian tổ chức trong một buổi chiều tại hội thảo các đại biểu đã  được nghe và tham gia ý kiến về Dự thảo “Bộ tiêu chí vườn mẫu” trong xây dựng Nông thôn mới. Thống nhất triển khai thí điểm mỗi xã 10 mô hình trong thời gian 1 năm. Với sự chỉ đạo của lãnh đạo xã phụ trách NTM, Hội Làm vườn, Hội Nông dân xã, cùng với sự tham gia của lãnh đạo thôn có hộ dân xây dựng vườn mẫu.

           Đối với Hội Làm vườn tỉnh, ngoài việc đôn đốc, chỉ đạo xây dựng mô hình vườn mẫu tại các xã , huyện Cẩm Xuyên, còn trực tiếp chỉ đạo xây dựng 20 vườn tại xã Gia Phố huyện Hương Khê (xã Gia Phố là 1/11 xã Trung ương chỉ đạo thí điểm xây dựng NTM toàn quốc năm 2009). Trong các năm 2010, 2011 Hội Làm vườn tỉnh đã trực tiếp cùng xã Gia Phố khảo sát, xây dựng vườn mẫu. Ngày 20/01/2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 277/QĐ-UBND về việc giao các đơn vị đỡ đầu các xã xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, UBND tỉnh giao Hội giúp đỡ xã Gia Phố. Từ đó Hội đã trực tiếp với xã Gia Phố triển khai thí điểm xây dựng mô hình vườn mẫu, hướng tới hoàn thiện “Bộ tiêu chí vườn mẫu” như đã nêu ở mục 1 ở trên.

3. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn “Xây dựng phương án và dự toán xây dựng vườn mẫu”

      Nội dung bài giảng gồm có 4 phần

  1. Điều tra, khảo sát, đánh gia thực trạng
  2. Phương án xây dựng vườn mẫu
  3. Dự toán xây dựng vườn mẫu
  4. Tổ chức thực hiện
  5. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “5 tiêu chí vườn mẫu”.

Sau thời gian 4 năm thực hiện “Bộ tiêu chí vườn mẫu” do Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh ban hành thực hiện tại 92 xã với số vườn mẫu được xây dựng 920 vườn. Để có hiệu lực thực hiện cao hơn, hiệu quả hơn, Hội Làm vườn và Văn phòng NTM tỉnh đã bổ sung hoàn chỉnh, tham mưu UBND tỉnh ban hành “5 tiêu chí vườn mẫu” (Ban hành kèm theo Quyết định ố 59/2015/QĐ-UBND ngày 24/11/2015) của UBND tỉnh Hà Tĩnh  chi tiết như sau (có phụ lục kèm theo):

           5 TIÊU CHÍ VƯỜN MẪU

 (Ban hành kèm theo Quyết định ố 59/2015/QĐ-UBND ngày 24/11/2015)

Tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

1. Quy hoạchvà thực hiện quy hoạch

Có bản vẽ hoặc sơ đồ quy hoạch - thiết kế vườn hộ được UBND xã xác định

Đạt

Thực hiện đúng quy hoạch - thiết kế được UBND xã xác định

Đạt

2. Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật

Có hệ thống tưới, tiêu khoa học và ít nhất có áp dụng một trong các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến khác và sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến

Đạt

3. Sản phẩm từ vườn

Sản phẩm hàng hóa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

 

Giá trị sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lục của tỉnh chiếm tỷ lệ tối thiểu 75% tổng giá trị sản phẩm từ vườn

Đạt

4. Môi trường cảnh quan

Tỷ lệ hàng rào xanh

≥ 80%

Tỷ lệ cây xanh trong diện tích đât ở của hộ gia đình

≥ 20%

Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo đúng quy cách kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường (có sử dụng bể Biogas hoặc chế phẩm sinh học; đảm bảo vệ sinh môi trường...)

Đạt

Có hệ thống mương thoát nước thải đảm bảo vệ sinh, không ô nhiễm môi trường; chất thải rắn hộ gia đình trước khi tập kết tại điểm thu gom phải được phân loại

Đạt

5. Thu nhập

Thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đối với cây trồng trong vườn so với thu nhập từ trồng lúa trong xã

≥ 5 lần

Tổng thu nhập tối thiểu từ kinh tế vườn trong một năm (bao gồm tất cả các sản phẩm từ: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...)

- Đối với vườn  có diện tích ≤ 1000m2

- Đối với vườn có diện tích 1000m2 - 2000m2

- Đối với vườn có diện tích 2000m2 - 3000m2

- Đối với vườn có diện tích ≥  3000m2

 

 

 

≥ 60 triệu

 ≥  80 triệu

  ≥ 120 triệu

  ≥ 150 triệu

 

 5. Hình thành mới Tiêu chí thứ 20 “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và Vườn mẫu”

           Sau 7 năm xây dựng NTM “Khu dân cư nông thôn mới và Vườn mẫu” được nghiên cứu, triển khai ở các xã NTM. Ngày 31/7/2014 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 33/QĐ-UBND tỉnh Hà Tĩnh “10 tiêu chí xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu”, ngày 24/11/2015 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 59/QĐ-UBND “5 tiêu chí vườn mẫu”. Do tính chất quan trọng của “Khu dân cư kiểu mẫu và Vườn mẫu” trong XD NTM, nên ngày 07/2/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 05/QĐ - UBND “Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM 2017 - 2020” gồm 20 tiêu chí, trong đó bổ sung Tiêu chí thứ 20 là “Khu dân cư NTM kiểu  mẫu và Vườn mẫu” (có phụ lục kèm theo).

II. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH “VƯỜN MẪU” TẠI HÀ TĨNH THỜI GIAN QUA VÀ NHỮNG MÔ HÌNH TIÊU BIỂU

1.Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG XDNTM giai đoạn 2010 - 2020 của tỉnh Hà Tĩnh, đến thời điểm tháng 9/2019 về tiêu chí “Khu sân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu” tính đến 31/12/2019 toàn tỉnh có 330 khu dân cư đạt chuẩn, 4000 vườn mẫu đạt chuẩn. Từ kết quả thực tiễn, xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu được khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, thiết thực, hiệu quả. Đến thời điểm 30/9/2022 số vườn mẫu đạt chuẩn khoảng 9000 vườn. Phân loại: Xuất sắc 40%, khá 40%, trung bình 20%.

2. Chuẩn bị hướng tới “Hội nghị toàn quốc Khu dân cư nông thôn mới kiểu mãu và Vườn mẫu” tổ chức vào ngày 14-15/4/2018 được tổ chức tại tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2017 UBND tỉnh Hà Tĩnh phát động “Cuộc thi khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu”. Ngày 13/4/2018 UBND tỉnh ban hành Quyết định số: 1095/QĐ-UBND Về việc tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 34 khu dân cư NTM kiểu mẫu gồm: 1 giải đặc biệt, 08 giải A, 10 giải B, 10 giải C, 05 khuyến khích và 181 vườn mẫu gồm: 01 giải đặc biệt, 30 giải A, 50 giải B, 70 giải C và 30 giải khuyến khích tại cuộc thi “Khu dân cư NTM kiểu mẫu, Vườn mẫu Hà Tĩnh lần thứ nhất, năm 2017”. Số tiền thưởng cho khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu đạt giải là 7,2 tỷ đồng.

3. Những mô hình vườn mẫu tiêu biểu trong cuộc thi được đánh giá phân loại: Giải đặc biệt, giải A, B, C khuyến khích như đã nêu tại mục 2 ở trên gồm có 181 vườn. Hiện nay số vườn mẫu đạt chuẩn ở 182 xã NTM ở Hà Tĩnh có tới 9000 vườn. Trong số đó mô hình tiêu biểu nhất có tới trên 40%. Nhưng chúng tôi chỉ giới thiệu mô hình vườn mẫu tiêu biểu của xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà đã về đích xã NTM nâng cao, về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021. Cụ thể xã Tượng Sơn tổng kết có số dân 5.200 người 1.257 hộ dân, 7 thôn. Báo cáo Đại hội Hội Làm vườn và Trang trại xã Tượng Sơn nhiệm kỳ 2017 - 2022, Phương phướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022 - 2027 (Đại hội vào ngày 25/7/2022) cho biết, có 7/7 chi hội thôn là khu dân cư kiểu mẫu, 915 hội viên, vườn được cải tạo, trong đó 44 vườn mẫu được công nhận và được hỗ trợ chính sách, số vườn còn lại là do tính tự giác của nhân dân học hỏi cùng nhau xây dựng thành công, đây cũng là sự ảnh hưởng, lan tỏa của phong trào xây dựng vườn mẫu trên địa bàn toàn xã. Thu nhập bình quân 60-70 triệu đồng/vườn/năm, cá biệt có những vườn hộ cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng như vườn ông Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Hoa, Trần Văn Báu .v.v.. Đến nay Tượng Sơn chưa thảo mãn với những thành tích đạt được mà phong trào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu thực sự đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân trong xã, kinh tế vườn hộ đã được cấp ủy đảng, chính quyền khẳng định đây là điểm sáng  trong đột phá, là mũi nhọn phát triển kinh tế của xã nhà, từng bước áp dụng sản xuất kinh tế vườn hộ theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cư, xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa từ kinh tế vườn hộ (trích trong  báo cáo số 06/HLV xã Tượng Sơn, ngày 21/7/2022. Đại hội ngày 25/7/2022).

4. Đại bộ phận vườn mẫu ở Hà Tĩnh được tập huấn quy trình sản xuất tiêu chuẩn ViệtGáp, tiêu chuẩn hữu cơ. Chăn nuôi gà, lợn trên đệm lót sinh học. Trồng các loại rau, củ, quả ... theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia, cộng đồng dân cư giám sát truy xuất nguồn gốc sản phẩm, áp dụng tem truy xuất nguồn gốc QR-Code, chỉ dẫn địa lý, đang triển khai mô hình công nghệ số, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Xây dựng mô hình vườn mẫu ứng phó biến đổi khí hậu.

           Năm 2020 Hội Làm vườn và Trang trại đã tổ chức tập huấn xây dựng mô hình vườn mẫu ứng phó biến đổi khí hậu cho  320 vườn mẫu tại 16 xã.

5. Đối với công tác nghiên cứu ứng dụng, sau khi chỉ thị 15-CT/TU được ban hành năm 2007 lại nay. Hội đã tiến hành một số đề tài, dự án, chuyên đề KHCN cấp tỉnh.

           - Đề tài đánh giá thực trạng kinh tế - kỷ thuật VAC tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất giải pháp, phát triển (năm 2007 - 2008).

           - Dự án ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình phát triển kinh tế khu tái định cư xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2012 - 2013.

           - Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng nông nghiệp hữu cơ tại xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh năm 2015.

           - Dự án Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh năm 2017.

           - Chuyên đề KHCN Xây dựng mô hình cộng đồng dân cư nông thôn giám sát truy xuất nguồn gốc rau, củ, quả E-GAP (ViệtGap - hữu cơ) tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà năm 2021.

           - Dự án Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo ViệtGáp tại xã Hộ Độ, xã Thạch Khê, xã Xuân Hội (mỗi xã 1 vụ nuôi 1,5Ha) năm 2017 - 2019 (do Trung tâm HLV Việt Nam chủ trì phối hợp thực hiện).

           - Xây dựng mô hình ứng dụng phân lân nung chảy Văn Điển cho bưởi Phúc Trạch tại xã Hương Trạch - Hương Khê, cam chanh xã Hương Trà, Hương Khê, Cam bù xã Sơn Mai - Hương Sơn năm 2017; Cho rau, củ, quả tiêu chuẩn ViệtGap, tiêu chuẩn hữu cơ tại xã Tượng Sơn - Thạch Hà năm 2021 - 2022.

           Sau khi các đề tài, dự án, chuyên đề KHCN hoàn thành, kết thúc, Hội Làm vườn đã tổ chức nhân rộng tới mô hình vườn mẫu ở các địa phương trong tỉnh. Đóng góp tích cực thực hiện “5 tiêu chí vườn mẫu” tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa ATVSTP, nâng cao đóng góp của vườn mẫu vào thu nhập của chủ hộ nhà vườn, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

           Trong đó, tại báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, dã nêu bật tiêu chí thứu 20 “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và Vườn mẫu” lan tỏa nhanh cả chiều rộng và chiều sâu, khẳng định ý nghĩa thiết thực trong việc nâng chất lượng, xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới bền vững. Đến nay có 298 khu dân cư, hơn 3000 vườn mẫu đạt chuẩn, nhiều khu dân cư đã trở thành vùng quê “Trù phú - An lành”, là “nơi thực sự đáng sống hơn”. Phát huy những thành quả đạt được, tiếp tục phát động mạnh mẽ phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu trên toàn tỉnh, phấn đấu 100% số thôn xóm, cộng đồng tham gia thực hiện. Xây dựng mô hình và phát triển “khu dân cư nông thôn mới thông minh”, kết nối, phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch làng xã nông thôn mới (trích trong báo cáo tổng kết).

III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH VƯỜN MẪU TRONG XDNTM Ở HÀ TĨNH

1. Phải khẳng định vai trò vị thế hết sức quan trọng của vườn hộ về nhiều mặt đối với gia đình và cộng đồng nông thôn. Tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh cho gia đình, hàng hóa cho người tiêu dùng, cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp, môi trường sống trong lành cho gia đình và cho cộng đồng nông thôn, hướng tới đô thị hóa.

2. Phải xây dựng được “Tiêu chí vườn mẫu” để làm căn cứ đánh giá phân loại, suy tôn danh hiệu vườn mẫu.

3. Phải đưa “Vườn mẫu” là thành tố trong khu dân cư NTM kiểu mẫu, là một tiêu chí trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới để hàng năm được kiểm tra, đánh giá phân loại xã tiêu chuẩn nông thôn mới. Để hàng năm được kiểm tra, đánh giá phân loại xã đạt chuẩn nông thôn mới.

4. Phải có chính sách tài chính hỗ trợ cho việc xây dựng mô hình “Khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu”. Trong đó vườn mẫu đạt chuẩn ở Hà Tĩnh giai đoạn 2014 - 2016 được hỗ trợ 20 triệu đồng/vườn. Từ năm 2017 trở đi được thưởng đầu ra (khi đạt tiêu chí) 5 triệu đồng/vườn, ngoài ra ngân sách huyện,  ngân sách xã tùy điều kiện cụ thể hỗ trợ thêm (2 triệu hoặc 3 triệu).

5. Vườn mẫu phải được ứng dụng các tiến bộ KHCN, áp dụng tiêu chuẩn ViệtGap, tiêu chuẩn hữu cơ, OCOP... truy xuất nguồn gốc, tem QR-Code, tự công bố chất lượng theo quy định của Nhà nước.

6. Tạo điều kiện cho việc xây dựng vườn mẫu cần phải tổ chức tập huấn việc thực hiện các tiêu chí vườn mẫu, hàng năm có kiểm tra đánh giá phân loại. Theo từng chu kỳ cần tổ chức cuộc thi để suy tôn danh hiệu vườn mẫu, động viên các chủ hộ, gia đình vườn mẫu.

7. Vườn mẫu cần đặt dưới dự phối hợp giám sát của Văn phòng NTM, HLV cấp tỉnh, huyện, xã, đặc biệt là sự giám sát của khu dân cư, tổ liên gia, giúp đánh giá phân loại hàng năm.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VƯỜN MẪU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

           Ngày 16/12/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2114/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới”, giai đoạn 2021 - 2025”.

           Mục tiêu tổng quát, phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Hà Tĩnh được công nhận là “tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới”; Làm cơ sở thực tiễn nghiên cứu, xây dựng, ban hành các tiêu chí quốc gia về tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới để triển khai trên toàn quốc.

           Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: 13/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, trong đó ít nhất 3 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; Huyện Nghi Xuân đạt nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch; 100% số xã đạt chuẩn NTM, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao và ít nhất 10% số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025; Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tối thiểu 60 triệu đồng/người. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bền vững tốc độ bình quân 3%/năm. Có tối thiểu 300 sản phẩm OCOP, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều thấp hơn bình quân chung của vùng Bắc Trung Bộ .... Trong đề án “Thí điểm xây dựng  tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025” chỉ ra Tổng dân số Hà Tĩnh 1.288 triệu người, trong đó khu vực nông thôn chiếm 80%, lực lượng lao động dồi dào khoảng 63,04% dân số trong độ tuổi từ 15 đến 65. Công tác giảm nghèo từ 23,91% năm 2011 (83.180 hộ) xuống còn 4,53% năm 2019 (19.374 hộ); dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đạt dưới 3% (trích đề án), trong đó HLV tham gia xúc tiến các giải pháp phát triển kinh tế vườn (trong đó có vườn mẫu) nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo bằng việc tiếp tục thực hiện “5 phong trào của Hội”.

           * Phong trào nâng cấp vườn mẫu đạt chuẩn bền vững;

           * Phong trào giúp nhau nhân rộng mô hình vườn mẫu;

           * Phong trào phát huy sáng kiến tạo sản phẩm ATTP;

           * Phong trào liên kết sản xuất truy xuất nguồn gốc sản phẩm;

           * Phong trào  thi đua phát triển kinh tế vườn trang trại.

           Về xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu: Phát huy những thành quả đã đạt được, tiếp tục phát động mạnh mẽ phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu trên toàn tỉnh, phấn đất 100% số thôn, xóm, cộng đồng tham gia thực hiện. Xây dựng mô hình và phát triển “Khu dân cư nông thôn mới thông minh”, kết nối, phát triển các loại hình du lịch làng xã nông thôn mới. Trong đó xây dựng ít nhất 1.200 vườn mẫu đạt chuẩn được hưởng chính sách, tính ra mỗi xã xây dụng 66 vườn (trích trong báo cáo đề án). Căn cứ chỉ tiêu số vườn đạt chuẩn ở mỗi xã NTM (182 xã) Hội Làm vườn tiếp tục phát động “5 phong trào Hội” tập trung nhân rộng mô hình vườn mẫu để bình quân mỗi xã đạt khoảng 200 vườn mẫu đạt chuẩn, nâng tổng số vườn mẫu ở 182 xã NTM lên tới 36.400 vườn, để đóng góp tích cực cho tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM vào năm 2025. Trong đó tiêu chí thứ 20 - “Tiêu chí Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và Vườn mẫu” trở thành điểm nhấn quan trọng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

VI. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 

1. Khó khăn, vướng mắc

           - Về diện tích của mỗi vườn phần lớn là hẹp, đo đó sản phẩm hàng hóa không đủ lớn để làm các thủ tục sản xuất hàng hóa lớn.

           - Mặc dầu các vườn hộ đều được tập huấn quy trình, tiêu chuẩn sản xuất, chăn nuôi ViệtGáp, hữu cơ nhưng khó khăn chưa tạo ra được liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

           - Hiện nay công nghệ số, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm QR-Code, có Camera giám sát cũng mới làm thí điểm quy mô nhỏ (10 hộ) ở thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn, chưa có điều kiện để phổ biến nhân rộng, nên sản phẩm phần lớn chưa làm được truy xuất nguồn gốc.

           - Các đơn vị doanh nghiệp hay hợp tác xã trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vườn nói chung, vườn mẫu nói riêng chưa nhiều, chưa đủ điều kiện tổ chức liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

           - Ngoài ra ở Hà Tĩnh còn bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu nên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

           - Đối với Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh nhất là các huyện, thành, thị, xã không được hỗ trợ kinh phí nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng vườn mẫu.

2. Một số kiến nghị đề xuất để phát triển vườn mẫu theo hướng sản xuất hàng hóa liên kết theo chuỗi giá trị

           Để giải quyết khó khăn nêu trên, mỗi thôn (Khu dân cư NTM kiểu mẫu và Vườn mẫu) cũng như mỗi xã NTM cần thực hiện một số giải pháp chính sau đây:

           - Tạo liên kết các hộ vườn mẫu sản xuất các sản phẩm theo chuổi giá trị của từng sản phẩm cụ thể rau, củ, quả, gia cầm, thủy sản .v.v... từ các khâu sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia để làm thương hiệu, nhãn, mác, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm QR-Code.

           - Tạo cơ sở vật chất , cơ sở hoặc nhà sơ chế, bảo quản sản phẩm hàng hóa, bao bì đóng gói, nhãn mác sản phẩm, làm Maketing, hay giao nhận hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

           - Tổ chức việc liên doanh, liên kết từ sản xuất  đến sơ chế tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vườn mẫu giữa cơ sở sản xuất ở địa phương với doanh nghiệp, HTX, THT...

           - Để tạo điều kiện giúp các hộ vườn sản xuất hàng hóa, liên kết chuổi giá trị, ngoài sự tham gia của Hội Làm vườn, VP NTM các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Phụ nữ, các đoàn thể khác, đề nghị Trung ương Hội Làm vườn và Trung tâm khuyến nông Quốc gia, tổ chức khuyến nông ở tỉnh, huyện, xã, thôn (Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về khuyến nông) tham gia giúp đỡ, thực hiện nhiệm vụ xây dựng vườn mẫu.

           Trên đây là một số nội dung cơ bản của báo cáo tham luận hội thảo khuyến nông về xây dựng vườn mẫu nông thôn mới, rất mong sự chia sẽ của quý đại biểu dự hội thảo./.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 42
  • Lượt xem theo ngày: 3701
  • Tổng truy cập: 3818576