OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
VƯỜN KIỂU MẪU - 9. CCRD đề xuất tiêu chí và giải pháp phát triển vườn mẫu VAC - Hội Làm vườn Việt Nam

VƯỜN KIỂU MẪU 9. CCRD đề xuất tiêu chí và giải pháp phát triển vườn mẫu VAC

BBT: Từ kết quả dự án "Xây dựng Mô hình Vườn mẫu phát triển kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng) theo hướng NNHC ở một số tỉnh TDMN phía Bắc" 2020-2021, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) đã đề xuất tiêu chí và giải pháp phát triển vườn mẫu VAC gửi Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia xây dựng NTM để xem xét, áp dụng. .

TRUNG TÂM NC&PT CÔNG ĐỘNG NÔNG THÔN(CCRD)

ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VƯỜN MẪU VAC 

TS. Phan Văn Ngọc, GĐTrung tâm Nghiên cứu và Phát triển

cộng đồng nông thôn (CCRD), Hội LVVN

Từ kết quả dự án "Xây dựng Mô hình Vườn mẫu phát triển kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng) theo hướng NNHC ở một số tỉnh TDMN phía Bắc" 2020-2021, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) đã đề xuất tiêu chí và giải pháp phát triển vườn mẫu VAC gửi Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia xây dựng NTM để xem xét, áp dụng. 

 1. Điều kiện kinh tế-xã hội liên quan đến phát triển vườn mẫu VAC

TD&MNPB là vùng có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, phù hợp phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao như: cam sành Hà Giang, Tuyên Quang; bưởi, vải, nhãn, chè, lạc, gà đồi Yên ThếBắc Giang; soài, na, mận, bơ, nuôi bò sữa, cá lồng, cá nước lạnh, rau đặc sản Sơn La, Hoà Bình, Thái Nguyên v.v. Mặt khác vùng này còn nhiều dư địa để mở rộng diện tích nông nghiệp, đặc biệt quỹ đất để phát triển vườn đồi trong khuôn viên của mỗi gia đình còn rất lớn, trung bình khoảng trên 2.000 m2/hộ. Trong những năm qua ngành nông nghiệp vùng TD&MNPB đã có những chuyển hướng từ sản xuất cây lương thực là chính sang trồng các cây ăn quả chủ lực và chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao, áp dụng các tiến bộ khoa và kỹ thuật mới vào sản xuất.

Phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Định hướng này có thể góp phần giúp cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất có truy suất nguồn gốc, nhằm cải thiện năng suất, chất lượng đảm bảo sản phẩm về sinh và an toàn cho người tiêu dùng, và cải thiện thu nhập cho nông dân.

2. Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển Mô hình vườn mẫu VAC

Mô hình Vườn, ao, chuồng (VAC) là hình thức canh tác nông nghiệp kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong một môi trường với sự tác động qua lại giữa các hình thức trên tạo nên một hệ thống khép kín. Các thành phần trong mô hình này hỗ trợ sự phát triển lẫn nhau, thành phần này sẽ cung cấp một phần đầu vào cho thành phần kia phát triển. Đây chính là một ứng dụng nguyên lý quan trọng trong canh tác nông nghiệp bền vững, canh tác tuần hoàn.

Thông thường, trong hệ thống VAC truyền thống thì phân (do gia súc, gia cầm thải ra) làm nguồn thức ăn cho các loài cá nuôi trong ao, ngoài ra phân còn được sử dụng để bón cho cây trồng trong vườn; ao cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, đất bùn (khi vét cải tạo ao) bổ sung đất tốt cho toàn bộ cây trong vườn; còn vườn cung cấp rau phục vụ con người và chăn nuôi. Với việc phát triển mạnh mẽ của sản xuất nông nghiệp, mô hình VAC kiểu cũ có nhược điểm lớn là gây ô nhiễm môi trường khi các chất thải trong mô hình không được sử lý nên Hội Làm vườn Việt Nam đã chỉ đạo các địa phương đưa yếu tố sinh học (làm hầm khí biogas, ủ phân hữu cơ vi sinh, làm đệm lót sinh học, sử dụng bẫy bả và thuốc thảo mộc phòng trừ sâu bệnh…) vào sản xuất gọi là mô hình VACB nhằm khắc phục nhược điểm mô hình VAC cũ. Mô hình Vườn mẫu của Hà Tĩnh chính là mô hình VACB được bổ sung thêm một số yếu tố để đảm bảo yêu cầu xanh, sạch đẹp như: có quy hoạch, làm hàng rào xanh, có hệ thống tưới phun hoăc tưới nhỏ giọt, mương thoát nước thải, sử dụng đệm lót sinh học và có nhà ủ phân trong khuôn viên vườn của hộ gia đình.

Tuy nhiên việc mở rộng mô hình vườn mẫu ở các địa phương trong thời gian qua cũng có những thuận lợi, khó khăn sau:

Thuận lợi cơ bản là xây dựng vườn mẫu có tính khả thi cao do mức đầu tư không lớn, các giải pháp khoa học kỹ thuật phần lớn là giải pháp thông thường đã được áp dụng ở nông thôn: ví dụ đầu tư làm hàng rào cây xanh quanh khuôn viên, sắp xếp lại các công trình phụ trong khuôn viên gi đình như: giếng nước, nhà vệ sinh, nhà ủ phân, hệ thống tưới thoát nước thích hợp, áp dụng kỹ thuật chăn nuôi dùng đệm lót sinh học giảm mùi hôi thối, dùng thuốc trừ sâu sinh học, bả sinh học để phòng trừ sâu bênh...Tuy nhiên, do đặc thù của vùng TD&MNPB, có tới hơn 50% mô hình chỉ áp dụng kinh tế vườn (trồng cây ăn quả) và chuồng (nuôi gà, gia súc). Hợp phần nuôi trồng thuỷ sản chưa được phát triển tương xứng.

Những tiến bộ khoa học và kỹ thuật, quy trình và nội hàm về phát triển cây ăn quả chủ lực theo hướng hữu cơ, chăn nuôi gà thả đồi an toàn sinh học mà Dự án giới thiệu (trình bày ở phần trên) đều đã được các các hộ xây dựng vườn mẫu thực hiện hiệu quả với sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia Dự án và đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở cơ sở. Với kết quả đã đạt được, những nội dung về phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ và chăn nuôi gà thả đồi an toàn sinh học sau đây là hoàn toàn có thể áp dụng và nhân ra diện rộng ở các tỉnh thực hiện dự án và vùng TD&MNPB nói chung trong những năm tới.

Tuy nhiên, việc triển khai mô hình vườn mẫu phát triển kinh tế VAC theo hướng nông nghiệp hữu cơ cũng gặp một số khó khăn, bao gồm:

  • Tại địa bàn thực hiện Dự án, khuôn viên hộ gia đình đã hình thành từ lâu, cơ sở hạ tầng đã kiên cố hóa, cổng kín tường cao. Việc thực hiện quy hoạch mới là không dễ dàng vì tốn kém do phải đầu tư sắp xếp lại các công trình phụ đã được xây dựng từ trước nếu không phù hợp với quy hoạch. Hơn nữa, việc phá vỡ vườn tạp để trồng theo quy hoạch cũng không dễ. Lâu nay, người dân ở vùng TD&MNPB, nhất là người dân vùng sâu vùng xa, cứ có đất là trồng bất cứ loại cây gì họ đã quen canh tác. Đó là chưa kể, để có được vườn mẫu thì người dân phải đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật, tạo giá trị thu nhập, tạo cảnh quan môi trường của khu khuôn viên gia đình;
  • Số lượng, chủng loại hàng hóa sản xuất ở vườn mẫu thường ít lại đa dạng do nhiều gia đình làm, tổ chức thu gom và tiêu thụ là việc khó khăn. Hiện nay các sản phẩm làm ra chưa được bảo quản, chế biến và chủ yếu do các tư thương tiêu thụ tươi trực tiếp tại vườn nên thiếu ổn định và hiệu quả kinh tế chưa
  • Theo đánh giá chung, tất cả các hộ trong vùng Dự án chỉ đạt từ 1 – 2 tiêu chí trong tổng số 5 tiêu chí vườn mẫu làm kinh tế VAC: đó là tiêu chí (i) thu nhập; và (ii) cảnh quan: làm hàng rào xanh, dàn cây leo, và ủ phân vi sinh, và làm đệm lót sinh học. Các tiêu chí khó đạt bao gồm (i) quy hoạch và thực hiện quy hoạch; và (ii) sản xuất theo hướng hữu cơ và bảo vệ môi trường nói chung.
  • Về quy hoạch, vấn đề nổi cộm là phải thay đổi, cải tạo lại vườn và khuôn viên nơi gia đình làm vườn đang sống, chứ không phải là chi phí cho vẽ quy hoạch Vì vậy cần có thời gian, tối thiểu là 5 năm để người sản xuất chỉnh trang và thay đổi khuôn viên sống.
  • Sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ và bảo vệ môi trường là thách thức lớn, vì: (i) kiến thức của người dân còn hạn chế về lĩnh vực nông nghiệp theo hướng hữu cơ và (ii) người sản xuất phải chịu chi phí lớn hơn; và (iii) chưa hình thành được kênh tiêu thụ sản phẩm sản xuất an toàn theo hướng nông nghiệp hữu cơ.
  • Về diện tích tối thiểu cho vườn mẫu, nhiều hộ tham gia xây dựng vườn mẫu đều có khả năng phát triển diện tích trên 2.000 m2. Nhưng để các hộ khác có thể đầu tư với nguồn vốn, lao động và khả năng quản lý của gia đình, nhiều ý kiến cho rằng nên bắt đầu từ khoảng 500 m2, sau đó sẽ mở rộng khi có kinh nghiệm áp dụng kỹ thuật và chủ động được thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  • Mô hình kinh tễ VAC đã và đang áp dụng rất tốt một số nguyên tắc cơ bản của nền kinh tê tuần hoàn. Vì vậy, việc đưa vào tiêu chí vườn mẫu cho vùng TD&MNPB là khả thi như (i) Thu hồi và sử dụng các năng lượng sinh khối nói chung và biogas nói riêng; (ii) tăng cường phân bón hữu cơ; (iii) sử dụng các phương pháp tưới tiết kiệm nước; và (iv) xử lý chất thải và tiến tời sản xuất không chất thải.

Trong bối cảnh cò nhiều hộ sản xuất vườn chưa đủ thông tin, nhưng để thay đổi dần tư duy sản xuất của người dân, đồng thời duy trì các yêu cầu mang tính chiến lược như phát triển bền vững của môi trường, sản xuất sản phẩm an toàn, áp dụng và tiến tời phát triển theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn sẽ là bộ tiêu chí hướng tới nền nông nghiệp của tương lai, nhưng được áp dụng linh hoạt, bắt đầu từ mức khởi điểm phù hợp với trình độ canh tác của người dân vùng TD&MNPB, sau đó nâng dần tiêu chuẩn là hoàn toàn có thể khả thi.

Để thay đổi tư duy sản xuất cho các hộ nông dân vùng sâu, vùng xa chưa tiếp cận nhiều với thông tin kỹ thuật và công nghệ, các địa phương cần có cách tiếp cận tai nghe mắt thấy, thông qua mô hình tại chỗ và những cơ hội chia sẻ kinh nghiệm thực tế. Những khó khăn về áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, về khó khăn trong quy hoạch, về chuyển hướng sản xuất từ tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hoá, nông nghiệp tuần hoàn được cho là những rào cản sẽ được tháo gỡ thông qua các vườn mẫu do chính người sản xuất ở các xã dự án thực hiện. Ngay cả vấn đề tiêu thụ sản phẩm, Dự án cũng đã có những hỗ trợ “chuẩn bị kế hoạch thay đổi phương thức bán hàng do dân làng thực hiện” từ trao tay sang liên kết với doanh nghiệp trước hết người dân phải hợp tác thành nhóm để có sản nguồn phẩm đủ lớn, vì chỉ khi đó họ mới có nhu cầu thật sự về thành lập liên kết doanh nghiệp – nhóm hộ gia đình và cần đào tạo về cơ chế thị trường. Đây chính là một trong những kiến nghị chính sách cho phát triển mô hình vườn mẫu tại vùng TD&MNPB.

Những thực tế trình bày trên đây cho thấy vùng TD&MNPB vẫn còn nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng chưa được khai thác và phát triển xứng tầm. Chính sách đầu tư, cách tiếp cận của các hệ thống hỗ trợ cần thay đổi theo hướng dịch vụ đến sản phẩm cuối cùng, ở các xã miền núi cần áp dụng ‘cầm tay chỉ việc’ thì hoàn toàn có thể thay đổi được phương thức sản xuất đã không còn phù hợp với bối cảnh phát triển hội nhập, sản xuất hàng hoá. Người sản xuất có thể vẫn còn thiếu thông tin, nhưng họ có thể học được qua việc làm thực tế của các mô hình đã giới thiệu.

3. Đề xuất tiêu chí khung vườn mẫu VAC

Hiện nay, việc xây dựng vườn mẫu được các địa phương đựa vào Tiêu chí xây dựng NTM kiểu mẫu. Tuy mỗi địa phương có thể có hoàn cảnh khác nhau, trên cơ sở những kết quả đạt được từ việc thực hiện Dự án vườn mẫu, Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) kiến nghị Ban Chỉ đạo Chương trinh Mục tiêu quốc gia nên ban hành tiêu chí khung giúp các địa phương xây dựng tiêu chí phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội và tập quán của địa phương mình. Với vùng TD&MNPB, nội dung dự thảo tiêu chí khung cụ thể như sau:

Về quy hoạch: Vườn mẫu cần có tối thiểu 2 hợp phần là ‘Vườn’ và ‘Chuồng’, và phấn đấu đạt đủ 3 hợp phần ‘Vườn, Ao, Chuồng’; có bản vẽ hoặc sơ đồ quy hoạch - thiết kế tổng mặt bằng và thực hiện đúng theo quy hoạch - thiết kế được UBND xã xác nhận.

Về áp dụng Tiến bộ KH&KT và sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ: sản xuất trong Vườn mẫu cần áp dụng được một trong số những quy trình sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi gia cầm, gia súc an toàn sinh học theo các nguyên tắc trong bộ TCVN 11041-2:2017;

Về an toàn vệ sinh thực phẩm: Sản phẩm từ vườn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm có tem nhãn và có thể truy xuất nguồn gốc; có liên doanh bao tiêu 60 – 70% sản phẩm.

Về môi trường cảnh quan: có ít nhất 70% hàng rào làm bằng cây xanh hoặc hàng rào được phủ cây xanh; sử dụng hầm Biogas hoặc đệm lót sinh học, phun chất khử mùi ở các chuồng trại chăn nuôi. Có hệ thống thoát nước thải và sử lý nước thải, chất thải rắn được thu gom và phân loại.

Về thu nhập: Thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong vườn so với thu nhập từ trồng lúa trên địa bàn huyện, xã ít nhất gấp 5 lần; đa dạng nguồn thu phi nông nghiệp như du lịch sinh thái.

Căn cứ vào tình hình thực tế của các tỉnh vùng Trung du và miến núi phía Bắc và các kiến nghị trên đây, dự thảo Bộ tiêu chí khung sẽ bao gồm:

DỰ THẢO BỘ TIÊU CHÍ KHUNG VƯỜN MẪU

 

TT

 

Tiêu chí

 

Nội dung tiêu chí, chỉ tiêu

Chỉ tiêu đánh

giá

 

 

 

1

 

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

1.1. Diện tích tối thiểu đạt 500 m2/vườn mẫu; có bản vẽ quy hoạch - thiết kế vườn được UBND xã xác nhận; quy hoạch mỗi vườn tối thiểu 2 hợp phần ‘V’ và ‘C’, tiến tới đạt cả 3 hợp phần V.A.C.

 

Đạt

1.2. Thực hiện đúng bản vẽ hoặc sơ đồ quy hoạch - thiết

kế được UBND xã xác nhận.

Đạt

 

2

Ứng dụng tiến bộ KH&KT

Áp dụng được từ 30% các quy trình sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học dựa trên nguyên tắc trong bộ TCVN 11041-2:2017.

 

Đạt

 

3

Sản phẩm từ vườn

Sản phẩm từ vườn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm có tem nhãn và có thể truy xuất nguồn gốc; có liên doanh bao tiêu 60 – 70% sản phẩm.

 

Đạt

 

 

4

 

Môi trường - Cảnh quan

Có ít nhất 70% hàng rào làm bằng cây xanh hoặc hàng rào được phủ cây xanh; sử dụng hầm Biogas hoặc đệm lót sinh học, phun chất khử mùi ở các chuồng trại chăn nuôi. Có hệ thống thoát nước thải và sử lý nước thải, chất thải rắn được thu gom và phân loại.

 

 

Đạt

 

 

5

 

 

Thu nhập

Thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong vườn so với thu nhập từ trồng lúa trên địa bàn huyện, xã ít nhất gấp 5 lần; đa dạng nguồn thu phi nông nghiệp như du lịch sinh thái.

 

 

≥ 5 lần

4. Kiến nghị chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển Vườn mẫu VAC khu vực TD&VNPB

4.1. Các chính sách

a) Hỗ trợ ứng dung tiến bộ KHCN: Tiếp tục có chính sách hỗ trợ về vật tư và tập huấn cho người dân áp dụng các TBKT mới: làm đệm lót sinh học, phun khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi, xây hầm Biogas, lắp đặt hệ thống tưới phun tiết kiệm nước đảm bảo sản xuất hiệu quả thông qua hoạt động đào tạo tập huấn cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân chủ chốt làm nòng cốt để tập huấn nhân rộng cho nông dân tại các thôn, xã trong huyện

b) Xây dựng liên kết doanh nghiệp với các hộ sản xuất nông nghiệp: liên kết chủ yếu để đảm bảo khâu tiêu thu sản phẩm dưới hình thức tập trung các hộ để sản xuất theo các ngành hàng để khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các hộ sản xuất, tổ hợp tác tổ chức sản phẩm theo chuỗi.

c) Về thông tin tuyên truyềnĐẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, tiếp thị và xây dựng thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm từ Vườn mẫu. Tại các vùng sản xuất hàng hoá tập trung cần hình thành các kênh tiêu thụ chủ lực với sự tham gia của các doanh nghiệp nòng cốt với hệ thống chợ đầu mối nông sản, hệ thống thu mua, phân phối hàng hóa nông sản ở địa phương.

d) Về lồng ghép phát huy các nguồn lựcTrung du và miền núi hiện là địa bàn trọng tâm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình xây dựng NTM, Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình Phát triển KT- XH vùng đồng bào các dân tộc có nhiều nội dung đầu tư trùng lập, nên việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ các chương trình trên có ý nghĩa rất quan trọng để sử dụng hợp lý các nguồn lực trong hoàn cảnh là vùng nghèo và khó khăn của cả nước.

4.2. Các biện pháp:

Ở cấp Trung ương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra Văn bản hướng dẫn các địa phương xây dựng tiêu chí vườn mẫu theo “Bộ tiêu chí khung vườn mẫu” theo hướng NNHC với các nội dung chủ yếu cho từng vùng sinh thái, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường, năng lực quản lý và nguồn lực: bao gồm tài chính, vật tư, công nghệ, thông tin, thị trường.

Bộ NN&PTNT xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các HTX, tổ hợp tác để tổ chức sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi, đầu tư vào sản xuất, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp thông qua chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách thuế và tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Ở cấp tỉnh

Các tỉnh xây dựng Bộ tiêu chí Vườn mẫu dựa trên “Bộ tiêu chí khung vườn mẫu” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm căn cứ để phát triển kinh tế VAC theo hướng NNHC, nông nghiệp tuần hoàn với những nguyên tắc đơn giản và phù hợp với trình độ nhận thức của người sản xuất; có hướng dẫn cụ thể để người sản xuất ở cấp cơ sở thực hiện.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh:

- Quy định chính sách hỗ trợ ban đầu cho các hộ sản xuất vườn mẫu làm mô hình điểm ở các xã một phần kinh phí xây dựng quy hoạch 3D, và chỉnh trang khuôn viên gia đình để các gia đình có cơ hội tham quan, học hỏi và làm theo.

- Tăng cường hệ thống khuyến nông, lâm và khuyến ngư theo hướng dịch vụ đến sản phẩm cuối cùng; áp dụng cách tiếp cận “vừa học vừa làm” với các cộng đồng vùng sâu, phụ nữ các dân tộc thiểu số nơi người sản xuất chưa có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin kỹ thuật và thị trường.

- Trung tâm khuyến nông tỉnh rà xoát, hướng dẫn, và hỗ trợ các hộ sản xuất và các hộ xây dựng vườn mẫu tiếp cận với các chính sách, quy định đã có của tỉnh về phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế vườn đồi, bao gồm hỗ trợ giống, phân bón theo cơ chế khuyến nông hiện hành;

- Tăng cường các tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có hoặc xây dựng những tổ hợp tác mới (nếu chưa có) theo các hình thức như Phương thức liên kết theo quy trình; liên kết theo đầu vào; liên kết tiêu thụ sản phẩm v, khuyến khích các HTX, tổ sản xuất tham gia vào các chuỗi giá trị nâng cao khả năng cạnh tranh trước xu thế hội nhập ngày một sâu hơn của nền kinh tế.

- Miễn/giảm thuế cho các doanh nghiệp trong chuỗi tiêu thu sản phẩm theo hướng hữu cơ/an toàn sinh học;
- Xây dựng và đào tạo đội ngũ tư vấn quy hoạch/thiết kế vườn cho các địa phương;

- Tổ chức đào, huấn luyện nông dân về các tiêu chuẩn phát triển nông nghiệp theo hướng NNHC, tiêu chuẩn VietGap, các nguyên tắc cơ bản trong nông nghiệp tuần hoàn, tập trung vào các lĩnh vực sử dụng hiệu quả và bễn vững nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, và áp dụng các tiến bộ KH&KT mới, bảo vệ thực vật bằng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và đấu tranh sinh học; cần tham khảo ý kiến người sản xuất về nội dung và cách tổ chức tập huấn.

- Hỗ trợ vốn vay ưu đãi, vay vốn sản xuất của ngân hàng dưới hình thức tín chấp để khuyến khích hộ sản xuất nhỏ, hợp tác xã, tổ sản xuất chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng NNHC, đáp ứng nhu cầu sàn phẩm vệ sinh an toàn ngày càng tăng của thị trường.

Ở cấp huyện, xã

- Đảm bảo việc duyệt quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch theo đúng thiết kế. Có tổng kết, tuyên dương điển hình tốt bằng cá hình thức như tiếp cận hỗ trợ các chính sách vay vốn, tham quan, học hỏi.

- Thực hiện hiệu quả và đổi mới phương thức tiếp cận trong dịch vụ khuyến nông, lâm, ngư theo cách ‘cầm tay chỉ việc’ hoặc ‘vừa làm vừa học’ với người sản xuất, phụ nữ các cộng đồng dân tộc thuộc vùng xa, vùng sâu; chuyển dần hệ thống khuyến nông sang dịch vụ tới sản phẩm cuối cùng.

- Định kỳ hỗ trợ các buổi trao đổi về tiến bộ áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; chia sẻ các thông tin khoa học và kỹ thuật, nguồn cây, con để cho sản xuất hàng hóa trang trại và vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế vườn.

- Đổi mới công tác tuyên truyền theo phương thức ‘hướng tới cơ sở’ bằng các hình ảnh dưới dạng các tờ quảng cáo với hình ảnh trực quan (poster).

- Tổ chức bình xét đánh giá, sơ tổng kết rút kinh nghiệm, tuyên truyền các mô hình tốt, cách làm hay, tổ chức các phong trào thi đua làm vườn mẫu có hiệu quả kinh tế, xã hội và đẹp.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 12
  • Lượt xem theo ngày: 5072
  • Tổng truy cập: 3688586