Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
Ý kiến chuyên gia: Dùng tỏi, chanh, gừng, xả phòng ngừa được COVID 19 là không có cơ sở khoa học - Hội Làm vườn Việt Nam

Ý kiến chuyên gia: Dùng tỏi, chanh, gừng, xả phòng ngừa được COVID 19 là không có cơ sở khoa học

BBT: Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ dùng tỏi và các chế phẩm từ tỏi như tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi hoặc dùng hỗn hợp gừng, sả, chanh pha nước ấm để uống có thể phòng ngừa được Covid-19. Lương y  Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ khẳng định điều đó là không có cơ sở khoa học. Các thực phẩm trên vẫn có thể dùng để cải thiện sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng, song tuyệt đối không được là bài thuốc phòng ngừa Covid-19. Chúng ta phải tuân thủ nghiêm hướng dẫn của Bộ Y tế.    

Ý kiến chuyên gia: Dùng tỏi, chanh, gừng, xả phòng ngừa được COVID 19

là không có cơ sở khoa học

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ dùng tỏi và các chế phẩm từ tỏi như tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi và dùng gừng, sả, chanh pha nước ấm để uống có thể phòng ngừa được Covid-19. Lương y  Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ khẳng định điều đó là không có cơ sở khoa học.

  1. Tỏi không có tác dụng diệt virus, bất kể loại virus gì, đặc biệt là nCoV

Tỏi là thực phẩm gia vị bổ dưỡng, có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch. Lực sĩ thời thượng cổ trong kỳ thi đấu Olympic đều ăn tỏi. Thợ xây kim tự tháp Ai Cập ăn tỏi hàng ngày để tăng sức khỏe.

Trong tỏi có glucosid lưu huỳnh, một chất dầu bay hơi hỗn hợp của sunlfua và oxyt allyl gần như nguyên chất, lưu huỳnh, hai hoạt chất kháng khuẩn là alixin và garlixin. Alixin tác dụng ức chế các vi khuẩn gram (+) và gram (-) (vi khuẩn đường ruột) và chống nấm gây bệnh. Các chế phẩm từ tỏi gồm tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông... có thể sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tuy nhiên, chưa nghiên cứu khoa học nào cho thấy tỏi có tác dụng diệt virus, bất kể loại virus gì, đặc biệt là nCoV. Các thông tin lan truyền trên mạng về việc sử dụng tỏi khi có các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, đều là kinh nghiệm dân gian. Nhiều người chia sẻ cách giã tỏi pha với nước sôi để nguội ở nồng độ vừa phải để nhỏ mũi, chữa trị triệu chứng cúm. Tuy nhiên đây cũng là cách "không có cơ sở khoa học".

Nguy hiểm hơn, khi các bài thuốc dân gian trên lưu truyền rộng, chúng có thể khiến mọi người nhầm lẫn có công hiệu phòng ngừa Covid-19, nên không áp dụng hoặc lơ là các biện pháp phòng ngừa 5K như mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế đám đông; khi tiếp xúc với người bị sốt, ho phải có sự phòng vệ.

  1. Dùng gừng, sả, chanh pha nước ấm để phòng ngừa nCoV là không có cơ sở khoa học

Các thông tin lan truyền trên mạng về việc sử dụng các thực phẩm như gừng, sả, chanh pha nước ấm để phòng ngừa nCoV là không có cơ sở khoa học. Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy các loại thực phẩm hay hỗn hợp này có khả năng ức chế virus, bất kể loại virus gì, nhất là nCoV.

Nguy hiểm hơn, khi các bài thuốc dân gian trên lưu truyền rộng, chúng có thể khiến mọi người nhầm lẫn có công hiệu phòng ngừa Covid-19, nên không áp dụng hoặc lơ là các biện pháp phòng ngừa 5K như mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế đám đông; khi tiếp xúc với người bị sốt, ho phải có sự phòng vệ.

Trong Đông y, không thể phủ nhận các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, chanh... chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng. Quả chanh vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Cả vỏ và hạt chanh đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Vỏ quả vị đắng, the, mùi thơm, tính lạnh, tác dụng thông khí, tiêu đờm, trị ho có đờm.

Theo truyền thống, người Việt dùng gừng ăn với thịt chim, cá, ba ba cho đỡ lạnh, dễ tiêu; làm gia vị ăn hàng ngày để phòng bệnh. Trong gừng chứa tinh dầu 2-3%, nhựa dầu 5%, dầu mỡ 3,7%, tinh bột, chất cay (Zingeron, Zingerol, Sogal). Những chất này đều hiệu quả trong các bài thuốc chữa bệnh từ gừng, góp phần tăng sức đề kháng.

Sả còn gọi là cỏ sả, sả chanh, lá sả, hương mao, có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, ấm bụng, giúp tiêu hóa, khỏi nôn, thông khí, sát trùng, khử uế, tiêu đờm. Sả thường được sử dụng để điều trị cảm lạnh, đau bụng, nhức đầu...

Mật ong vừa là món ăn vừa là vị thuốc, được ứng dụng nhiều trong đời sống và y dược. Mật ong vị ngọt, tính bình, không độc, có công năng giải độc, nhuận phế, điều hòa các dược liệu khác. Theo các tài liệu y học, mật ong được biết đến với công dụng bổ dưỡng tỳ vị, trị các chứng ho mạn tính, ho ra máu, thanh nhiệt độc, giải độc... Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, có khả năng phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, trị ho, rát họng.

Các thực phẩm trên vẫn có thể dùng để cải thiện sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng, song chỉ dùng theo chỉ định. Tuyệt đối không tự ý kết hợp, nhất là để làm bài thuốc phòng ngừa Covid-19. Việc sử dụng bài thuốc dân gian trên một cách vô tội vạ, uống thay nước lọc cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người dân nên thực hiện nghiêm hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch, không nên áp dụng những thông tin lan truyền trên mạng xã hội.

VACVINA tổng hợp 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 8
  • Lượt xem theo ngày: 216
  • Tổng truy cập: 3844722