Dự án có mục tiêu: Cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và áp dụng công nghệ vỗ béo bò nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt, tăng thu nhập và hiệu quả chăn nuôi đồng thời góp phần thay đổi nhận thức, tập quán chăn nuôi bò thịt nông hộ.
Trong 3 năm từ 2014 đến 2016, Dự án đã triển khai tại 15 xã thuộc 3 tỉnh (06 xã mô hình cải tạo đàn bò và 09 xã mô hình vỗ béo bò thịt). Với “Mô hình cải tạo đàn bò”, đã chọn được 240 con bò cái làm nền để phối giống bằng TTNT, là bò Vàng Việt Nam, khối lượng ≥ 170 kg/con hoặc bò cái lai Zebu (F1), khối lượng ≥ 200 kg, đủ tiêu chuẩn làm giống. Với “Mô hình vỗ béo bò thịt”: đã chọn 297 con bò cái, đực không còn sử dụng vào mục đích sinh sản, cày kéo, vắt sữa; bò, bê nuôi hướng thịt.
Tuổi của bò đưa vào các mô hình được xác định bằng cách xem răng. Khối lượng cơ thể xác định bằng cách đo vòng ngực (VN) và dài thân chéo (DTC), tính bằng m và tính khối lượng theo công thức: Khối lượng (kg) = 88,4 x VN2 x DTC
Bảng 1 trình bày kết quả chọn bò đưa vào mô hình cải tạo và mô hình vỗ béo. Tính chung, bò cái trong mô hình cải tạo có độ tuổi trung bình 4,65 năm (tương ứng ở ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình lần lượt là 4,05 năm; 5,55 năm và 4,35 năm tuổi). Khối lượng trung bình là 206,25 kg (Nghệ An = 224,05 kg, Hà Tĩnh = 204,90 kg và Quảng Bình = 189,80 kg). Với mô hình vỗ béo bò thịt, bò có tuổi trung bình 4,0 năm (ở Nghệ An = 3,5 năm tuổi, ở Hà Tĩnh = 5,9 năm tuổi và Quảng Bình = 2,3 năm tuổi); khối lượng cơ thể trung bình ban đầu là 206,5 kg (ở Nghệ An = 235,0 kg, ở Hà Tĩnh = 183,4 kg và ở Quảng Bình = 201,3 kg).
Bảng 1: Tuổi và khối lượng cơ thể bò đưa vào các mô hình
TT |
Tỉnh |
Số con |
Tuổi (năm) |
Khối lượng (kg) |
Ghi chú |
Mô hình cải tạo |
|||||
1 |
Nghệ An |
80 |
4,05 |
224,05 |
Bò cái Vàng và bò cái lai F1 đủ tiêu chuẩn làm giống |
2 |
Hà Tĩnh |
80 |
5,55 |
204,90 |
|
3 |
Quảng Bình |
80 |
4,35 |
189,80 |
|
|
Tổng/TB |
240 |
4,65 |
206,25 |
|
Mô hình vỗ béo |
|||||
1 |
Nghệ An |
99 |
3,5 |
235,0 |
Bò cái, đực loại thải và bê nuôi hướng thịt |
2 |
Hà Tĩnh |
99 |
5,9 |
183,4 |
|
3 |
Quảng Bình |
99 |
2,3 |
201,3 |
|
|
Tổng/TB |
297 |
4,0 |
206,6 |
|
- Mô hình cải tạo đàn bò:
Áp dụng quy trình phối tinh nhân tạo bò, sử dụng tinh cọng rạ các giống Brahman đỏ và Droughtmaster. Chất lượng tinh phải đảm bảo hoạt lực (A) của tinh trùng sau khi giải đông đạt từ 40% trở lên và số lượng tinh trùng sống tối thiểu là 10 triệu/cọng rạ.
Sau khi phối 18 ngày tiến hành theo dõi, nếu thấy bò động dục lại sẽ phối lần 2. Tiếp tục theo dõi một số chỉ tiêu cho đến khi bò đẻ và nuôi con đến 6 tháng tuổi: khối lượng bê sơ sinh, tính biệt bê, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng bê lúc 6 tháng tuổi.
- Mô hình vỗ béo bò thịt:
Áp dụng quy trình vỗ béo bò thịt, ban hành theo Quyết định Số: 79/QĐ-CN, ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Trước khi đưa vào vỗ béo tiến hành tẩy giun sán và ngoại ký sinh, sử dụng:
Ivermectin, liều 0,2 mg/kg khối lượng cơ thể (tiêm bắp hoặc dưới da); Levamisol 7,5% liều 01ml cho 20 kg khối lượng cơ thể (tiêm bắp hoăc tiêm dưới da) và Fasinex: 01 viên cho 75 kg khối lượng cơ thể (thuốc uống). Sau đó cung cấp thức ăn hỗn hợp với định mức 03kg/con/ngày trong 03 tháng. Thức ăn có tỷ lệ đam 14%, không mốc và vún cục. Cứ sau một tháng lại tiến hành đo vòng ngực (VN) và dài thân chéo (DTC) để tính khối lượng cơ thể sau 01 tháng, 02 tháng và 03 tháng nuôi vỗ béo.
Ở cả ba tỉnh đã phối giống có chửa cho tổng số 240 con (trong đó có 56 con phải phối lại lần 2) (BẢNG 2). Như vậy, tỷ lệ phối giống có chửa lần 1 là 184 con, đạt tỷ lệ 76,7%. Toàn bộ số bò có chửa đã được theo dõi tiếp. Kết quả cho thấy, 239 con bò cái trong tổng số 240 con đã đẻ (01 con ở Hà Tĩnh bị xảy thai) trong đó 125 bê đực và 114 bê cái. Khối lượng sơ sinh trung bình của bê đạt 23,2kg/con. Nuôi sống đến 6 tháng tuổi 237 con (có 02 con bị chết do tai nạn), đạt tỷ lệ 99%, với khối lượng trung bình 149,8 kg/con.
Bảng 2: Kết quả sinh sản tại các điểm mô hình bò cải tạo
Tỉnh |
Số con |
Thụ thai (%) |
Phối chửa lần 1 |
Phối chửa lần 2 |
Tính biệt của bê |
KL bê SS (kg) |
KL lúc 6 tháng (kg) |
Tỷ lệ nuôi sống (%) |
Ghi chú |
|||
Số con |
% |
Số con |
% |
Đực |
Cái |
|||||||
Nghệ An |
80 |
100 |
54 |
67,5 |
26 |
32,5 |
40 |
40 |
21,4 |
128,0 |
100 |
|
Hà Tĩnh |
80 |
100 |
64 |
80,0 |
16 |
20,0 |
44 |
33 |
21,8 |
146,8 |
98 |
01 XT và 02 chết |
Quảng Bình |
80 |
100 |
66 |
82,5 |
14 |
17,5 |
40 |
40 |
26,3 |
174,7 |
100 |
|
Tổng số/TB |
240 |
100 |
184 |
76,7 |
56 |
23,3 |
125 |
114 |
23,2 |
149,8 |
99 |
|
Sau 3 tháng nuôi vỗ béo, khối lượng tăng thêm bình quân 69,4 kg/con (Nghệ An = 65,4 kg/con; Hà Tĩnh = 77,9 kg/con và Quảng Bình = 64,9 kg/con). Tính ra, tổng khối lượng tăng thêm là 20.612 kg.
Mức tăng trọng (g/con/ngày) có sự khác nhau ở các điểm trình diễn, cao nhất ở các điểm thuộc Hà Tĩnh (865 g/con/ngày) và mức tăng trọng thấp nhất là tại Quảng Bình (721 g/con/ngày). Mức tăng trọng trung bình 771 g/con/ngày (BẢNG 3)
Bảng 3: Tổng hợp kết quả tăng trọng tại các điểm mô hình vỗ béo bò thịt
Điểm mô hình/Chỉ tiêu |
Số con |
Tuổi (năm) |
Lúc ban đầu |
Sau 01 tháng |
Sau 02 tháng |
Sau 03 tháng |
|
Nghệ An |
99 |
3,5 |
|
||||
Khối lượng cả đàn (kg) |
24.322 |
26.420 |
28.658 |
30.828 |
|||
Khối lượng TB (kg/con) |
235 |
256 |
278,5 |
300,4 |
|||
Mức tăng trọng so với đầu kỳ (kg/con) |
21 |
43,5 |
65,4 |
||||
Mức tăng trọng so với tháng trước (kg/con) |
21 |
22,5 |
21,9 |
||||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) |
700 |
750 |
730 |
||||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) chung |
727 |
||||||
Hà Tĩnh |
99 |
5,9 |
|
||||
Khối lượng cả đàn (kg) |
17.906 |
20.293 |
22.840 |
25.602 |
|||
Khối lượng TB (kg/con) |
183,4 |
207,8 |
233,3 |
261,3 |
|||
Mức tăng trọng so với đầu kỳ (kg/con) |
24,4 |
49,9 |
77,9 |
||||
Mức tăng trọng so với tháng trước (kg/con) |
24,4 |
25,5 |
28 |
||||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) |
813 |
850 |
933 |
||||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) chung |
865 |
||||||
Quảng Bình |
99 |
2,3 |
|
||||
Khối lượng cả đàn (kg) |
20.270 |
21.582 |
23.978 |
26.696 |
|||
Khối lượng TB (kg/con) |
201,3 |
214,1 |
238,4 |
266,2 |
|||
Mức tăng trọng so với đầu kỳ (kg/con) |
12,8 |
37,1 |
64,9 |
||||
Mức tăng trọng so với tháng trước (kg/con) |
12,8 |
24,3 |
27,8 |
||||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) |
427 |
810 |
926 |
||||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) chung |
721 |
||||||
Tính chung |
297 |
3,9 |
|
||||
Khối lượng cả đàn (kg) |
62.498 |
68.295 |
75.476 |
83.126 |
|||
Khối lượng TB (kg/con) |
206,6 |
226 |
250 |
276 |
|||
Mức tăng trọng so với đầu kỳ (kg/con) |
19,4 |
43,4 |
69,4 |
||||
Mức tăng trọng so với tháng trước (kg/con) |
19,4 |
24 |
26 |
||||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) |
647 |
800 |
867 |
||||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) chung |
771 |
||||||
- Với mô hình cải tạo đàn bò:
Hiệu quả kinh tế thể hiện ở hai khía cạnh chủ yếu: Thứ nhất, tỷ lệ phối giống có chửa lần đầu cao, làm rút ngắn khoảng cách lứa đẻ. Khảo sát sơ bộ cho thấy khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn khoảng 01 tháng so với sản xuất đại trà. Rút ngắn khoảng cách lứa đẻ đồng nghĩa với việc giảm chí phí thức ăn, công chăm sóc …. và như vậy, làm tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sinh sản.
Ở khía cạnh thứ hai, kết quả cho thấy, các chỉ tiêu kỹ thuật của bê con sinh ra từ mô hình đều cao hơn sản xuất đại trà, khi không áp dụng phối giống nhân tạo. Bê sơ sinh có khối lượng trung bình là 23,2 kg/con và khi nuôi đến 6 tháng tuổi đạt 149,8 kg/con. Theo số liệu báo cáo của các đơn vị, khối lượng bê sơ sinh đàn bò địa phương khoảng 16-18kg/con và khi nuôi đến 6 tháng tuổi chỉ đạt 80-100kg/con. Như vậy, với việc áp dụng công nghệ TTNT và chọn lọc bò cái theo đúng chỉ tiêu kỹ thuật, khối lượng bê sơ sinh trung bình cao hơn sản xuất đại trà 5kg/con và khi đến 6 tháng tuổi cao hơn 50-55kg/con. Với thời giá tại các địa phương là 110.000 đồng/kg hơi thì bê trong mô hình bán được khoảng 16.500.000 đồng/con (110.000 đ. x 150 kg/con = 16.500.000 đồng/con). Trong khi đó bê ngoài mô hình chỉ bán được khoảng 11.000.000 đồng/con (110.000 đồng x 100 kg/con = 11.000.000 đồng/con). Như vậy, tính sơ bộ có thể thấy cao hơn khoảng 5.000.000 đồng/con.
- Với mô hình vỗ béo bò thịt:
Bò nuôi trong mô hình vỗ béo có mức tăng trọng khá, vượt mục tiêu đề ra (771 g/con/ngày so với 700 g/con/ngày). Hạch toán kinh tế sơ bộ sau 03 tháng nuôi vỗ béo, dựa trên số liệu theo dõi và báo cáo của các đơn vị, như sau (BẢNG 4):
Bảng 4: Hiệu quả kinh tế của bò vỗ béo so với bò ngoài mô hình
(tính cho 01 con)
TT |
Danh mục |
ĐVT |
Trong MH |
Ngoài MH |
Ghi chú |
I |
Kết quả chăn nuôi |
|
|
|
|
1 |
Khối lượng ban đầu |
Kg/con |
206,6 |
202,0 |
|
2 |
Khối lượng sau 3 tháng |
Kg/con |
276,0 |
229,0 |
|
3 |
Tăng trọng bình quân |
g/con/ngày |
771 |
300,2 |
|
4 |
Khối lượng tăng thêm sau 3 tháng |
Kg/con |
69,4 |
27,0 |
|
II |
Chi phí trung gian |
|
5.592.000 |
2.660.000 |
|
1 |
Thức ăn tinh (3kg/ngày x 90 ngày x 14.600đ/kg) |
Đ/con |
3.942.000 |
- |
Bò trong MH |
Thức ăn tinh (1,2kg/ngày x 90 ngày x 10.000đ/kg) |
Đ/con |
- |
1.080.000 |
Bò ngoài MH |
|
2 |
Cỏ (30kg/ngày x 90 ngày x 400đ/kg) |
Đ/con |
1.080.000 |
1.080.000 |
|
3 |
Thuốc thú y, tẩy giun sán |
Đ/con |
70.000 |
- |
|
4 |
Chi khác (vật rẻ tiền, …) |
Đ/con |
500.000 |
500.000 |
|
III |
Phần thu tăng thêm |
|
|||
1 |
Bán bò (69,4kg/con x 110.000đ/kg) |
Đ/con |
7.634.000 |
Trong MH |
|
2 |
Bán bò (27kg/con x 110.000 đ/kg |
Đ/con |
|
2.970.000 |
Ngoài MH |
IV |
Cân đối (phần lãi) |
|
2.042.000 |
310.000 |
Như vây, với bò nuôi trong mô hình, áp dụng quy trình công nghệ vỗ béo, sau khi trừ các chi phí, bình quân mỗi con bò lãi khoảng 2.042.000 đồng. Trong khi đó, nuôi bò không áp dụng quy trình vỗ béo, với giá bán cùng thời điểm, phần lãi chỉ khoảng 310.000đ/con. Tức là bò nuôi vỗ béo theo quy trình kỹ thuật hướng dẫn mang lại lợi nhuận cao hơn khoảng 1.700.000 đồng/con.
TS. Phùng Quốc Quảng
Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam |
Hoạt động có hiệu quả |
Hoạt động không hiệu quả |
Không có ý kiến |