Nói đi liền với làm tác phong của một người lãnh đạo để lại nhiều dấu ấn của ngành nông nghiệp

Nói đi liền với làm- tác phong của một người lãnh đạo để lại nhiều dấu ấn của ngành nông nghiệp
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã từng là Giám đốc của nông trường khu kinh tế thanh niên được điều về Bộ Nông nghiệp vào năm 1978. Vào năm 1987 ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm và làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 1995. ông là một trong những Bộ trưởng lâu nhất của ngành nông nghiệp và để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp cho cán bộ và nông dân. Có nhiều bài viết về ông khi ông từ biệt thế giới này, xin giới thiệu một cách nhìn, một nhận xét theo chiều cạnh khác về ông-một người có tác phong nói đi liền với làm.

Anh Tạn hơn tôi gần một giáp, biết anh nhiều qua các trang báo nhưng mãi đến năm 1978 anh về công tác ở Tổng cục Cây trồng tôi mới được gập anh. Lúc ấy anh mới chân ướt, chân ráo từ nông trường Thanh niên thuộc tỉnh Phú Thọ về Hà Nội nhận công tác. Anh mặc áo đại cán bạc màu với đôi dầy  da cũ còn vương bụi đường,  trông anh như người lính từ mặt trận về. Mặc dù ở chung khu tập thể ở Thọ Lão (Nguyễn Công Trứ) của Bộ Nông nghiệp lúc đó, nhưng chúng tôi ít giao tiếp với anh vì anh thuốc lớp lang khác – lớp người từng trải và đã có nhiều chiến tích mà chúng tôi chỉ dám nhìn từ xa theo cách “kinh nhi, viễn chi”.

 


Ông Nguyễn Công Tạn đang chăm sóc cây thạch hộc tai trang trại Hoài Đức - Hà Nội.



Nhưng tôi được gần anh nhiều vào những năm cuối của thập niên 1990 thế kỷ 20 khi anh làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Lúc đó Trung ương Đảng mới có Nghị quyết 22 (1989) về chủ trương chính sách lớn phát triển miền núi, anh nói với chúng tôi đại thể là miền núi có vai trò chiến lược rất quan trọng, còn là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc-những người đóng góp nhiều cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhưng chưa được hưởng lợi về thành quả cách mạng, nhất là thành quả đổi mới nên phải quan tâm đến khu vực này. Đây là nghĩa vụ cũng là trách nhiệm mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành nông nghiệp trong việc giúp đồng bào phát triển kinh tế và cải thiện đời sống. Việc đầu tiên triển khai Nghị quyết 22 của Đảng là anh tổ chức một đoàn cán bộ đi công tác một số tỉnh miền núi do anh trực tiếp đứng đầu để chuẩn bị cho Hội nghị với các tỉnh miền núi phía Bắc về phát triển nông nghiệp. Vốn là giáo viên trường Đại học nông nghiệp I, bằng con mắt của một nhà canh tác học, trên đường đi anh phát hiện rất nhanh về khả năng thích ứng của các loại cây trồng và vật nuôi cho từng vùng và xây dựng nhứng ý tưởng về phát triển nông nghiệp cho các tỉnh miền núi phía Bắc với các cây trồng, vật nuôi trọng điểm là chè, cà phê chè, dâu tằm và bò sữa… Những ý tưởng này ngay sau chuyến công tác anh chỉ đạo xây dựng thành các chương trình phát triển cho các tỉnh miền núi phía Bắc với tư tưởng chủ đạo là phát triển kinh tế hàng hóa. Tuy vậy sau nhiều năm thực hiện chương trình, anh cũng chân thành viết: " Sản xuất cái gì, tiêu thụ như thế nào để có lãi là bài toán chưa tìm ra lời giải cho miền núi" ( Bài viết " Vì sự phát triển miền núi" đăng trong tạp chí Dân tộc & Thời đại).

 

Vào nhứng năm đầu thập niên 90 của Thế kỷ trước phần lớn các tỉnh miền núi phía Bắc chỉ tự túc được 50% lương thực so với nhu cầu. Đất đai nhiều vùng ở miền núi bị các nông , lâm trường bao chiếm và sử dụng không hiệu quả. Sau những chuyến đi khảo sát tình hình hoạt động của các nông trường tại các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên, nhận thấy còn nhiều đất sản xuất ở nhiều nông, lâm trường chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, trong khi dân thiếu đất sản xuất. Khảo sát tại Cao nguyên Mộc Châu là vùng trọng điểm phát triển các cây công nghiệp và chăn nuôi bò sữa, chính nơi đây có nhiều nông trường đang quản lý hàng nghìn ha đất nông nghiệp nhưng sản xuất thua lỗ. Nhiều cán bộ, công nhân của nông trường đói, lương không có. Khi kiểm tra tình hình sử dụng đất ở một nông trường anh gập nhiều người dân sở tại và cán bộ công nhân viên yêu cầu nhà nước thu hồi đất của nông trường chia cho hộ gia đình sản xuất. Anh yêu cầu giám đốc nông trường này sau 10-15 ngày phải rà soát xong tình trạng sử dụng đất đai và có văn bản trình Bộ trưởng xin giao lại một phần đất sản xuất cho người dân. Liên quan đến tổ chức lại nông trường, một lần tôi đi công tác với anh vào Nghĩa Đàn (Nghệ An), các nông trường tổ chức cuộc nói chuyện của anh với một số cán bộ nông trường mà phần lớn họ là các sĩ quan quân đội đã chuyển ngành về chủ trương đổi mới lại nông trường quốc doanh. Việc anh đề nghị giao một phần đất của nông trường cho người dân và giao nông trường về địa phương quản lý là “cú sốc” đối với họ nên nhiều người có ý kiến phản đối. Nhưng anh kiên quyết thực hiện việc tổ chức lại nông trường và giao cho địa phương quản lý. Tư tưởng nổi bật của anh về chính sách đất đai là càng giao nhiều quyền cho người dân về đất càng sử dụng đất có hiệu quả. Tất cả các quyết định của anh xuất phát từ dân và từ quyền lợi của dân. Khi nói chuyện, anh thường nói ông anh, hay chú em tao ở quê nói thế này nói thế kia và anh coi những ý kiến của người dân quê nhận xét về nông nghiệp và các chính sách nông nghiệp là kênh thông tin đáng tin cậy nhất.

 

Anh Tạn là người sống giản dị nhưng lại  rất yêu hoa, đặc biệt là hoa phong lan vì hoa phong lan được người xưa ví như tính cách người quân tử- "Nhược chi, lan khí vị. Như hồ, hải khâm hoài" treo mình giữa trời đất, chịu nắng mưa, chỉ hút gió, ngậm sương. Khi ra hoa, dâng hiến hương sắc  khiến mỹ lệ cho một vùng chung quanh nó.

                                                                                               Đỗ Văn Hòa – HLV VN.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập